Download miễn phí Luận văn Phương pháp kế toán nghiệp vụ xuất – nhập khẩu ủy thác tại Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 3
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT – NHẬP KHẨU 3
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT - NHẬP KHẨU 3
1.1.1. Khái niệm, điều kiện và vai trò của Kinh doanh xuất - nhập khẩu 3
1.1.1.1. Khái niệm: 3
1.1.1.2. Điều kiện kinh doanh xuất - nhập khẩu 3
1.1.1.3. Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu: 4
1.1.2. Các cách xuất - nhập khẩu: 6
1.1.2.1. Xuất nhập khẩu trực tiếp. 6
1.1.2.2. Xuất nhập khẩu ủy thác. 6
1.1.3. Các cách tính giá hàng xuất - nhập khẩu 7
1.2. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT - NHẬP KHẨU ỦY THÁC Ở VIỆT NAM 9
1.2.1. Kế toán xuất khẩu ủy thác 9
1.2.1.1. Các quy định chung về xuất khẩu ủy thác 9
1.2.1.2. Hạch toán tại đơn vị ủy thác xuất khẩu: 11
1.2.1.3. Hạch toán tại đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu: 13
1.2.2. Kế toán nhập khẩu ủy thác 15
1.2.2.1. Các quy định chung về nhập khẩu ủy thác: 15
1.2.2.2. Hạch toán tại đơn vị nhập khẩu ủy thác 16
1.2.2.3. Hạch toán tại đơn vị nhận nhập khẩu ủy thác 20
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT – NHẬP KHẨU ỦY THÁC VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 24
2.1. ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT - NHẬP KHẨU ỦY THÁC TẠI VIỆT NAM 24
2.1.1. Ưu điểm: 24
2.1.2. Tồn tại: 25
2.2. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VU XUẤT - NHẬP KHẨU ỦY THỎC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 26
KẾT LUẬN 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-30-luan_van_phuong_phap_ke_toan_nghiep_vu_xuat_nhap.mtsyt6kaKT.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-47865/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
thật sự am hiểu thị trường hay bạn hàng mới với những mặt hàng mới hay doanh nghiệp chưa đủ khả năng tổ chức đàm phán, kí kết hợp đồng Xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có thể tiến hành Xuất nhập khẩu hàng hoá theo cách uỷ thácNhư vậy, hoạt động Xuất nhập khẩu uỷ thác là cách kinh doanh mà trong đó đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị Xuất nhập khẩu có uy tín thực hiện hoạt động Xuất hay Nhập khẩu cho mình.
Từ đó ta thấy, trong hoạt động Xuất nhập khẩu uỷ thác có 2 bên tham gia đó là: Bên giao uỷ thác Xuất nhập khẩu (bên uỷ thác) và bên nhận uỷ thác Xuất nhập khẩu (bên nhận uỷ thác). Bên uỷ thác là bên chưa đủ điều kiện mua hay bán hàng Xuất nhập khẩu. Bên nhận uỷ thác là bên đứng ra thay mặt bên uỷ thác ký kết hợp đồng với bên nước ngoài và họ sẽ đóng vai trò là một bên của hợp đồng mua, bán ngoại thương và điều kiện này có nghĩa là bên giao uỷ thác giữ vài trò là người sử dụng dịch vụ, còn đơn vị nhận uỷ thác giữ vai trò là người cung cấp dịch vụ, hưởng hoa hồng theo sự thoả thuận giữa hai bên kí trong hợp đồng uỷ thác dựa trên giá trị lô hàng Nhập khẩu và mức độ uỷ thác.
1.1.3. Các cách tính giá hàng xuất - nhập khẩu
Hàng hoá trong kinh doanh Xuất nhập khẩu được tính theo giá thực tế tương tự như hàng hoá kinh doanh trong nước và được xác định theo các công thức sau:
+ Tính giá thực tế hàng hoá Xuất khẩu:
Giá thực tế hàng hóa thu mua trong nước
=
Giá mua ghi trên hóa đơn
+
Chi phí sơ chế, hoàn thiện
+
Chi phí thu mua hàng hóa
_
Giảm giá hàng mua được hưởng
+ Tính giá thực tế hàng hoá Nhập khẩu:
Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Giá thực tế hàng hóa nhập khẩu
=
Giá mua hàng hóa nhập khẩu
(CIF)
+
Thuế nhập khẩu
+
Chi phí thu mua hàng nhập khẩu
_
Giảm giá hàng mua được hưởng
Trong đó:
Thuế nhập khẩu
=
Số lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trên tờ hải quan
x
Giá tính thuế của từng mặt hàng
x
Thuế suất
Ở đây, thuế nhập khẩu được thực hiện theo luật thuế nhập khẩu và có biều thức thuế suất qui định cho từng mặt hàng hay từng ngành hàng; trị giá tính thuế được qui đổi ra Việt Nam đồng (VND) theo tỉ giá thực tế trên cơ sở giá CIF (giá giao nhận hàng tại biên giới nước mua – nước Nhập khẩu), nhưng trong từng khung thuế qui định. Nếu trị giá hàng hoá tính theo giá CIF nhỏ hơn trị giá trong biểu thuế thì giá tính thuế được xác định theo trị giá trong biểu thức, nếu trị giá hàng hoá theo giá CIF lớn hơn trị giá ghi trong biểu thức thì giá tính thuế là giá CIF.
Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng tính thuế GTGT hay hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, văn hoá, phúc lợi…được trang trải bằng kinh phí thì:
Giá thực tế hàng hóa nhập khẩu
=
Giá mua hàng hóa nhập khẩu(CIF)
+
Thuế nhập khẩu
+
Thuế GTGT của hàng nhập khẩu
_
Giảm giá hàng mua được hưởng
+
Chi phí thu mua hàng nhập khẩu
Trong đó:
Thuế GTGT
của hàng
NK
=
Trị giá
hàng hoá
NK (CIF)
+
Thuế nhập khẩu
x
Thuế suất thuế TTĐB
Và lưu ý rằng, trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng chịu thuế TTĐB thì trong giá thực tế hàng nhập khẩu còn bao gồm cả thuế TTĐB trong đó:
Thuế TTĐB
của hàng
NK
=
Trị giá
hàng hoá
NK (CIF)
+
Thuế nhập khẩu
x
Thuế suất thuế TTĐB
Từ công thức tính giá thực tế hàng hoá trên đây ta thấy: Giá thực tế hàng hoá bao gồm hai bộ phận là trị giá mua(bao gồm cả thuế phải nộp) và chi phí thu mua. Khi xuất kho, để tính giá thực tế của hàng hoá thì kế toán phải tách riêng hai bộ phận này. Đối với trị giá mua, kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá xuất kho giống như đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong nước. Đối với chi phí thu mua, nó được xác định dựa trên sự phân bổ chi phí thu mua cho hàng hoá tiêu thụ và hàng hoá còn tồn kho bởi vì chi phí thu mua liên quan đến cả lượng hàng hoá tiêu thụ trong kì và tồn kho cuối kì.
1.2. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT - NHẬP KHẨU ỦY THÁC Ở VIỆT NAM
1.2.1. Kế toán xuất khẩu ủy thác
1.2.1.1. Các quy định chung về xuất khẩu ủy thác
Theo chế độ hiện hành, bên ủy thác Xuất khẩu khi giao hàng cho bên nhận ủy thác phải lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ, khi hàng hóa đã thực Xuất khẩu có xác nhận của hải quan
(khi người xuất mất quyền sở hữu về hàng hoá và nắm quyền sở hữu về tiền tệ hay quyền đòi tiền hàng hoá Nhập khẩu), bên uỷ thác căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, trị giá hàng hoá thực tế Xuất khẩu của đơn vị nhận uỷ thác để lập hoá đơn GTGT với thuế suất 0 % giao cho bên nhận uỷ thác, Bên nhận uỷ thác phải lập hoá đơn GTGT đối với hoa hồng uỷ thác Xuất khẩu với thuế xuất 10%. Bên uỷ thác được ghi nhận số thuế tính trên hoa hồng uỷ thác vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, còn bên nhận uỷ thác sẽ ghi số thuế GTGT đầu ra phải nộp. Giá tính thuế GTGT của dịch vụ uỷ thác là toàn bộ tiền hoa hồng uỷ thác và khoản chi hộ (nếu có- trừ khoản nộp thuế hộ) chưa có thuế GTGT. Các chứng từ chi hộ nếu có thuế GTGT thì bên nhận uỷ thác được khấu trừ đầu vào. Trường hợp các chứng từ có ghi rõ họ tên, địa chỉ, mã số thuế của bên uỷ thác thì bên nhận uỷ thác không tính vào doanh thu của mình. Trong trường hợp hợp đồng qui định theo giá dịch vụ có thuế GTGT thì phải qui ngược lại để xác định giá chưa có thuế GTGT:
Giá chưa có thuế GTGT
=
Tổng số hoa hồng uỷ thác và các khoản chi hộ (nếu có)
1+10%
Khi thực hiện xong dịch vụ Xuất khẩu, bên nhận uỷ thác phải chuyển cho bên uỷ thác các chứng từ sau:
+ Bản thanh lý hợp đồng uỷ thác Xuất khẩu (1 bản chính)
+ Hoá đơn thương mại xuất cho nước ngoài (1 bản sao)
+Tờ khai hàng hoá Xuất khẩu có xác nhận thực xuất và đóng dấu của cơ quan Hải quan của khẩu (1 bản sao)
+Hoá đơn GTGT về hoa hồng uỷ thác
Các bản sao kể trên phải được bên nhận uỷ thác sao và đóng dấu.Trong trường hợp bên nhận uỷ thác cùng lúc Xuất khẩu hàng hoá uỷ thác cho nhiều đơn vị, không có hoá đơn xuất hàng và tờ khai hải quan riêng cho từng đơn vị thì vẫn gửi bản sao cho các đơn vị uỷ thác nhưng phải kèm theo bảng kê chi tiết tên hàng hoá, số lượng, đơn giá và doanh thu hàng đã xuất cho từng đơn vị.
Bên cạnh đó, theo qui định bên nhận uỷ thác phải chịu trách nhiệm thanh toán số thuế Xuất khẩu cho Ngân sách. Và lưu ý rằng, thời điểm tính thuế xuất khẩu là ngay mà bên nhận uỷ thác đã nộp tờ khai hàng hoá Xuất khẩu cho cơ quan Hải quan do đó: Tỷ giá thực tế được sử dụng để qui đổi trị giá tính thuế ra VND là tỷ giá tại ngày bên nhận uỷ thác nộp tờ khai hàng hoá Xuất khẩu cho cơ quan Hải quan. Trường hợp phải làm lại thủ tục kê khai và nộp tờ khai hàng Xuất khẩu cho cơ quan Hải quan thì thời điểm tính thuế là ngày nộp tờ khai lần sau
1.2.1.2. Hạch toán tại đơn vị ủy thác xuất kh...