nabela328

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
Tên Đề Tài
Lời Mở Đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về tài nguyên rừng
1.1 Khái Quát Chung
1.2 Khái niệm về rừng
1.3 Tài nguyên rừng
1.4 Vai trò của rừng
1.5 Tác động của rừng về kinh tế
Chương 2: Thực trạng và giải pháp của rừng Việt Nam
2.1 Thực trạng của rừng Việt Nam hiện nay
2.2 Nguyên nhân dẫn đến mất rừng
2.2.1 Nguyên nhân khách quan
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan
2.3 Giải pháp khắc phục
2.3.1 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng
2.3.2 Quy hoạch, xác định lâm phận các loại rừng ổn định
2.3.3 Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật
2.3.4 Nâng cao trách nhiệm của xã hội về bảo vệ rừng
2.3.5 Hỗ trợ nâng cao đời sống người dân
2.3.6 Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng
Tổng Kết




ĐỀ TÀI: TÀI NGUYÊN RỪNG
Chúng ta vẫn thường nghe câu nói Rừng vàng - Biển bạc.
Và ai trong số chúng ta cũng tò mò muốn tìm hiểu nguyên nhân từ đâu mà dân gian lại đúc rút ra điều đó ?
Việt Nam chúng ta có rất nhiều nguồn tài nguyên như: tài nguyên đất, tài nguyên biển, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản… Thế nhưng tài nguyên rừng lại là một đề tài hấp dẫn để nhóm chúng em khai thác và tìm hiểu. Bởi nó là một trong những lời giải thích xác thật nhất cho câu nói trên.
Và hơn nữa đó là cách để chúng em tìm hiểu thêm về tài nguyên của đất nước mình, nó đã mang lại những nguồn lợi gì cho nền kinh tế của quốc gia? Ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống xã hội? Và hơn cả là chúng ta làm cách nào để bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên đó?
Để trả lời cho những vấn đề đó, nhóm chúng em đã tìm hiểu và trình bày chi tiết ở 3 chương như sau.

LỜI MỞ ĐẦU
Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kì quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí. Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Một trong những đòi hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ này là phải có những cơ chế thích hợp thu hút sự tham gia tích cực của cộng động dân cư vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành và áp dụng nhiều chính sách có tác động mạnh đến đời sống của nhân dân như : giao đất lâm nghiệp khoán quản lý bảo vệ rừng quy chế quản lý rừng phòng hộ, quy chế hưởng lợi...Tuy nhiên, có một số nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng ngày càng thu hẹp đó là: áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh, cùng kiệt đói hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp, kiến thức bản địa chưa được phát huy, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển, chính sách Nhà nước về quản lý rừng cộng đồng còn nhiều bất cập, cơ cấu xã hội truyền thống có nhiều thay đổi. Hiện trạng này đang đặt ra một vấn đề là trong khi xây dựng các quy định về quản lý bảo vệ rừng trên phạm vi cả nước, phải nghiên cứu và tính toán nhu cầu thực tế chính đáng của người dân mới có thể đảm bảo tính khả thi của các quy định, đồng thời bảo đảm cho rừng không bị khai thác lợi dụng quá mức, ảnh hưởng xấu đến chức năng của rừng tự nhiên.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG
Việt Nam nằm ở 102º 08' - 109º 28' kinh tuyến đông và 8º 02' - 23º 23' vĩ tuyến bắc, trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương, có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Việt Nam có diện tích 331.688 km², bao gồm 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thuỷ, với hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định trên 1 triệu km².
Địa hình Việt Nam đa dạng với đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hóa mạnh mẽ. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn. Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ với diện tích 16.700 km², đồng bằng Nam Bộ với diện tích 40.000 km² và chuỗi cácđồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung với tổng diện tích 15.000 km².
Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Quốc nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây. Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21ºC đến 27ºC và tăng dần từ Bắc vào Nam. Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 - 3.000 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%.
Từ góc độ sinh thái lâm nghiệp, Việt Nam được chia thành 9 vùng, đó là: vùng Tây Bắc, vùng Trung tâm, vùng Đông Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ, vùng Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ, vùng Tây Nam bộ. Hệ sinh thái của Việt Nam giàu và có tính đa dạng cao vào bậc nhất thế giới với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rặng san hô giàu và đẹp, tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loại chim và thú trên toàn cầu. Nhiều loài động, thực vật độc đáo của Việt Nam không có nơi nào khác trên thế giới đã khiến cho Việt Nam trở thành nơi tốt nhất, trong một số trường hợp là nơi duy nhất để bảo tồn các loài đó.
Nước ta có tới 3/4 diện tích là đồi núi và rừng che phủ hơn 30% diện tích. Rừng Việt Nam là kho tài nguyên quí báu, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, rừng làm cho không khí trong lành, điều hòa khí hậu.
Do đất nước ta trải dài từ bắc xuống nam và điạ hình với nhiều cao độ khác nhau so với mực nước biển nên rừng phân bố trên khắp các dạng địa hình, với nét độc đáo của vùng nhiệt đới và rất đa dạng: có nhiều rừng xanh quanh năm, rừng già nguyên thủy, rừng cây lá rộng, rừng cây lá kim, rừng thứ cấp, truông cây bụi và đặc biệt là rừng ngập mặn…
Rừng Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng. Có thể nói nước ta là trung tâm thu nhập các luồng thực vật và động vật từ phía bắc xuống, phía tây qua, phía nam lên và từ đây phân bố đến các nơi khác trong vùng. Ðồng thời, nước ta có độ cao ngang từ mực nước biển đến trên 3.000 m nên có nhiều loại rừng với nhiều loại thực vật và động vật quý hiếm và độc đáo mà các nước ôn đới khó có thể tìm thấy được.

1.2 Khái niệm rừng
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 có đưa ra định nghĩa về rừng như sau:
“Rừng là một hệ sinh thái gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hay hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.”
Tuy nhiên, định nghĩa này khó sử dụng vì nó không đưa ra các tiêu chí rõ ràng về rừng, chiều cao của cây rừng ở mức tối thiểu là 2 – 5m. Hơn nữa, với việc xác


2.3.4 Nâng cao trách nhiệm của xã hội về bảo vệ rừng
- Chủ rừng phải chịu trách nhiệm bảo vệ rừng được Nhà nước giao, cho thuê theo quy định hiện hành của pháp luật. Những chủ rừng quản lý trên 500ha rừng phải có lực lượng bảo vệ rừng của mình.
- Xây dựng các chương trình, đề án bảo vệ rừng trên diện tích được giao, được thuê đảm bảo bố trí các nguồn lực không để rừng bị xâm hại trái pháp luật.
- Tổ chức khôi phục lại diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trái quy định của pháp luật trong thời gian qua.
- Tiến hành kiểm tra, cưỡng chế tất cả những người di dư tự do ra khỏi các vùng rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
Mở rộng diện tích rừng giao cho các đơn vị quân đội (nhất là các Đồn Biên phòng) tổ chức quản lý, bảo vệ; xây dựng các tuyến đường an ninh quốc phòng gắn với công tác bảo vệ rừng hai bên đường dọc tuyến biên giới, hải đảo và các khu vực rừng ở vùng sâu, vùng xa.
Phối hợp với chính quyền các cấp xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình tuyên truyền, vận động và giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng cho các thành viên; phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; tổ chức các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

2.3.5 Hỗ trợ nâng cao đời sống người dân
- Đẩy mạnh việc giao rừng và đất lâm nghiệp, khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư sống chủ yếu bằng nghề lâm nghiệp, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc; đồng thời hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng.
- Sớm hoàn thành chủ trương giải quyết đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình định canh định cư, quy hoạch và tổ chức thực hiện các dự án ổn định vùng kinh tế mới để người dân có thu nhập từ sản xuất, sớm ổn định cuộc sống, giảm bớt sự lệ thuộc vào thu nhập từ các hoạt động khai thác rừng trái pháp luật.
- Rà soát ổn định diện tích canh tác nương rẫy theo phong tục tập quán của đồng bào ở một số khu vực, từng bước chuyển sang cách canh tác thâm canh, cung cấp giống cây trồng phù hợp với lập địa, có hiệu quả kinh tế cao và hướng dẫn kỹ thuật cho đồng bào.

2.3.6 Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng
- Lắp đặt và khai thác có hiệu quả trạm thu ảnh viễn thám phục vụ cho công tác dự báo, thông báo cháy rừng và theo dõi diễn biến rừng.
- Xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng (đường băng, chòi canh, hồ chứa nước, trạm bảo vệ, đường tuần tra...) ở các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, các vùng trọng điểm đã được xác định về phá rừng và cháy rừng.
- Đầu tư xây dựng các trung tâm huấn luyện, đào tạo chuyên ngành cho lực lượng bảo vệ rừng.
- Trang bị phương tiện đáp ứng yêu cầu công tác hiện trường cho các Hạt Kiểm lâm trên toàn quốc, trước mắt tập trung đầu tư cho các Hạt Kiểm lâm ở những vùng trọng điểm.

TỔNG KẾT
Tài nguyên rừng Việt Nam đang gặp phải nhiều vấn đề như nạn phá rừng trái phép dưới nhiều hình thức và mục đích khác nhau đang diễn ra rất phức tạp, gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền cũng như cơ quan chức năng trong vấn đề quản lý. Đây là vấn đề mang tính xã hội cao, để giải quyết vấn nạn này không đơn thuần là giải pháp riêng biệt của một ngành, một lĩnh vực mà cần có những giải pháp tổng hợp với sự tham gia của nhiều ngành chức năng.
Những năm vừa qua, nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã được thực hiện như chương trình 132, 134, 135 đã có tác động tích cực, góp phần thay đổi bộ mặt của các vùng nông thôn, miền núi, song vẫn chưa giải quyết được triệt để nạn phá rừng. Với việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về quản lý bảo vệ rừng trong những năm gần đây, nhận thức của đa số người dân về hành vi này đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều người dân đã biết phá rừng trái phép là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ gây hại về môi trường. Tuy nhiên, do tác hại của phá rừng không diễn ra ngay nên người dân thường chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không quan tâm đến cái hại lâu dài. Hơn nữa, các hình thức xử phạt và chế tài của luật pháp vẫn chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, việc xử lý vi phạm gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp người vi phạm là người dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn, không có khả năng chấp hành các quyết định xử phạt, dẫn đến nhiều vụ việc không xử lý triệt để, do vậy tính giáo dục và răn đe chưa được đề cao.
Chính vì vậy, Nhà nước cần thắt chặt hơn nữa trong công tác bảo vệ và phát triển rừng đồng thời đưa ra các giải pháp trước mắt và lâu dài nguồn tài nguyên này.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top