batnapmoto_aloanhha95
New Member
Link tải miễn phí luận văn
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. SƠ LƯỢC VỀ TIỂU SỬ VÀ CON ĐƯỜNG SÁNG TÁC CỦA PUSKIN:
1.1.1. Thời Thơ Ấu
A.x.PUSKIN sinh ngày 6-6-1799 tại Moscow trong một gia đình dòng dõi quý tộc lâu đời và có truyền thống văn chương. Gia đình Puskin thuộc dòng dõi quý tộc đã sa sút. Cha ông là một người say mê văn học, thích sân kháu; ông đã từng làm thơ bẳng tiếng Pháp. Chú của Puskin cúng là một nhà thơ tên tuổi lúc bấy giờ. Các nhà thơ, nhà văn lớn lúc bấy giờ như Karamdin, Đơ-mi-tơ-ri-ép, Giu-cốp-xki thường đến thảo luận các vấn đề văn học tại nhà bố mẹ Puskin. Thi sĩ đã sớm được tiếp xúc với không khí văn học. Mới 10 tuổi đầu, Puskin đã đọc nhiều tác phẩm văn học Nga, văn học các nước Tây Âu, thuộc hàng loạt thơ Pháp và làm quen với văn học dân gian Nga phong phú qua A-ri-na Rô-đi-ô-nôp-na và người nô bộc Ni-ki-tin Cô-dơ-lôp.
1.1.2. Thời kì học ở trường Li-xê (1811- 1817)
Năm 1811, Puskin vào học ở trường Li-xê. Ở đây, thi sĩ được tiếp xúc với những thầy giáo,bạn bè có tư tưởng tự do. Do đó tư tưởng tự do đã bắt rễ ngay vào tâm hồn nhạy cảm của Puskin. Hơn thế nữa, năm 1812, cuộc chiến tranh chống đế quốc Na-pô-lê-ông thắng lợi đã làm cho Puskin thêm tự hào về sức mạnh của nhân dân Nga. Thế giới quan của Puskin hình thành gắn liền với tư tưởng tự do của thời đại,với tinh thần yêu nước và niềm tự hào của nhân dân Nga chiến thắng.
Thời kì này Puskin bắt đầu sáng tác liên tục. Bài thơ xưa nhất của Puskin còn lại đến nay là “ Gửi Nátasa” (1813).Năm 1814, tờ “ Người truyền tin Châu Âu ” đăng bài Gửi bạn thơ của Puskin. Đây là bài thơ của Puskin được đăng báo, thơ trữ tình của Puskin thời kì này thường ngợi ca ngợi tình bạn, tình yêu, nỗi hân hoan trong cuộc sống. Trong các bài thơ trữ tình, Puskin cũng đã thể hiện chủ đề văn hóa nghệ thuật Gửi Giu-cốp-xki, Thị trấn,…. Ngay trong thời kì này, Puskin đã có khuynh hướng vượt ra ngoài phạm vi nhà trường, đề cập đến những đề tài có ý nghĩa xã hội. Do đó trong hàng loạt bài thơ, chủ đề “ Tổ quốc ”, “ Tự do ” xuất hiện. Bài thơ Hồi ức hoàng thôn là một chứng cớ để chúng ta thấy rõ tinh thần yêu nước của Puskin. Nhiệt tình tự do, chống chế độ độc tài thể hiện nổi bật nhất trong bài Gửi Li-xi-nhi.
Ngoài thơ trữ tình, Puskin còn chú ý đến các thể loại khác như trường ca Tu sĩ (1813),Bôva (1814), kịch Bước vào xã hội thượng lưu như thế, Nhà hiền triết…
Nhìn chung, nội dung sáng tác của Puskin thời kì học Li-xê tương đối phong phú. Về mặt nghệ thuật thì trình độ còn non, chịu ảnh hưởng của các nhà thơ lớp đàn anh. Tuy nhiên có nhiều dấu hiệu chứng tỏ rằng Puskin sẽ còn vươn cao hơn, đi xa hơn các bậc nghệ sĩ tiền bối của mình.
1.1.3. Thời kì Pê-téc-bua (1817- 1820)
Năm 1817, Puskin tốt nghiệp trường Li-xê. Sau đó thi sĩ được bổ nhiệm vào cơ quan ngoại giao. Thi sĩ bắt đầu sống cuộc sống của một thanh niên quý tộc thực thụ; nhưng càng ngày thi sĩ càng chán xã hội thượng lưu, nơi mà theo thi sĩ thì “ khôn tức là im lặng một cách nô lệ ” [5; tr42], nơi có “ những con tim lạnh lùng ” và “ tất cả đều ngu ngốc một giuộc ” [5; tr42].
Thời kì này chính phủ Nga hoàng tỏ ra phản động hơn trước. Bên trong, nó đàn áp khốc liệt các cuộc khởi nghĩa nông dân, bên ngoài cấu kết với bọn phản động quốc tế dìm các cuộc cách mạng vào bể máu. Tuy nhiên phong trào cách mạng ở các nước phương Tây vẫn lên mạnh ( Tây Ban Nha ). Ở Nga các tổ chức như “ Liên minh cứu quốc ”(1816), “ Liên minh hạnh Phúc ”(1818) ra đời và phát triển. Giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng giải phóng ở Nga do những người quý tộc tiến bộ lãnh đạo thực sự bắt đầu.
Do liên hệ mật thiết với những nhà hoạt động cách mạng, làm bạn với những thanh niên có tư tưỏng tự do, lập trường chính trị và văn học của Puskin được xác định. Đó là lập trường của những chiến sĩ đấu tranh cho một nền văn học nghệ thuật Nga tiến bộ chống lại các nhà văn phản động, bảo thủ.
Giờ đây, sáng tác của Puskin đã đề cập đến những chủ đề xã hội lớn lao. Thi sĩ đã viết hàng loạt bài thơ nói lên tư tưởng, tình cảm của tầng lớp tiến bộ nhất của nước Nga lúc bấy giờ như Tự do(1817), Gửi Sa-đa-ép(1818), Nôen(1818), Làng quê (1819)…
Năm 1820, tác phẩm lớn đầu tiên của Puskin ra đời, đó là bản trường ca Ru-xlan và Li-út-mi-la. Trường ca bắt đầu viết từ 1817, lúc thi sĩ sắp ra trường. Bản trường ca nạy đã nâng địa vị Puskin lên ngang hàng với các nhà thơ có tên tuổi bấy giờ. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Giu-cốp-xki, nhà thơ bậc thầy thời đó, sau khi đọc bản trường ca, đã đề vào bức ảnh của mình gửi Puskin “ thầy chiến bại tặng trò chiến thắng ’’[5; tr.43].
1.1.4. Thời kì đi đày ở Phương Nam ( 1820- 1824 )
Năm 1820, Puskin bị Nga hoàng đày xuống phương Nam vì những bài thơ nói lên tinh thần tự do và chống đối chế độ nông nô. Ở miền Nam, khoảng 1820-1821, các tổ chức cách mạng hoạt động mạnh. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Hy Lạp ( gần miền Nam nước Nga ) đã ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng của Puskin. Tinh thần yêu tự do, yêu nước vốn có của thi sĩ lại được thể hiện trong hàng loạt bài thơ trữ tình: Gửi Ô-vít(1821), Người tù(1821), Con chim nhỏ(1818). Puskin ca ngợi những chiến sĩ đấu tranh cho tự do, những người khởi nghĩa Hy Lạp: Cô nàng Hy Lạp thủy chung(1821), ca ngợi chiến tranh giải phóng: Chiến tranh(1821), ca ngợi việc dùng bạo lực để đấu tranh chống bạo lực: Chiếc dao găm(1821).
Có thể nói rằng lúc này Puskin đã thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa cổ điển. Bài ca Vầng thái dương đã tắt(1820) được xem như bài thơ mở đầu thời kì lãng mạn của thi sĩ.
Song song với thơ trữ tình, từ 1820 trở đi Puskin viết hàng loạt trường ca: Người tù Cáp-ca(1820-1821), Đài phun nước Bác-khơ-si-xa-rai(1820-1821), Anh em kẻ cướp(1821-1822). Đó là trào lưu lãng mạn cách mạng thể hiện những quan niệm, tình cảm của một tầng lớp xã hội tiến bộ, thể hiện ý thức cách mạng của thanh niên quý tộc mà những phần tử tích cực nhất của họ là những nhà tháng Chạp tương lai.
Từ 1823 trở đi phong trào cách mạng ở Tây Âu lần lượt thất bại, một số tổ chức cách mạng ở miền Nam bị vỡ, lãnh tụ V.P.Rai-ép-xki bị bắt. Tất đó những sự kiện đó là đòn nặng nề giáng vào tính chất lãng mạn chính trị của Puskin và hy vọng thắng lợi nhanh chóng của phong trào giải phóng dân tộc lúc đó. Thế giới quan lãng mạn của Puskin bị khủng hoảng. Thi sĩ cố nhận thức lại thực tế một cách tỉnh táo để thấy đúng bản chất của nó hơn. Nhờ thế, tính nhân dân, tính lịch sử trong sáng tác Puskin càng sâu sắc. Đó là một khâu quan trọng để Puskin dần dần tiến đến chủ nghĩa hiện thực. Puskin viết hàng loạt những bài thơ Người gieo tự do, Quỷ sứ(1823), Câu chuyện của người bán sách với thi nhân, trường ca Những người Xư-gan. Trong tác phẩm đó thi sĩ chế nhạo, phê phán những điểm cơ bản trong thế giới quan lãng mạn của mình. Mặt khác, Puskin cũng thể hiện thực tế bằng phương pháp mới hơn- Phương pháp hiện thực qua tiểu thuyết bằng thơ- trung tâm sáng tác của Puskin- Ép-ghê-nhi ô-nhê-ghin( bắt đầu viết từ tháng 5-1823).
1.1.5. Thời kì bị đày lên phương Bắc (1824 – 1826)
Tháng 8-1824,Puskin bị đày lên phương Bắc ở xã Mi-khai-lốp-xcôi-ê thuộc trại ấp của cha mình. Thi sĩ bị quản chế khá chặt chẽ. Sống xa bạn bè, cô độc, thi sĩ phải gần gũi với vú nuôi A-ri-na Rô-đi-ô-nôp-na. Thi sĩ thường xuyên liên hệ với nhân dân, tìm hiểu sáng tác, tinh thần của nhân dân. Những ngày phiên chợ , Puskin thường ăn mặc áo quần nông dân đi nhảy múa, ghi chép các sáng tác dân gian.
Nhờ gần gũi với nhân dân, Puskin đã thoát khỏi cơn khủng hoảng thế giới quan trầm trọng của mình.
Năm 1825,trong sáng tác của Puskin có một bước ngoặt quan trọng. Thi sĩ từ bỏ chủ nghĩa lãng mạn, chuyển sang phương pháp hiện thực. Thơ ca của ông trở thành phương tiện nhận thức thực tế.
Giờ đây, cuộc sống, con người, thiên nhiên được thi sĩ chú ý miêu tả. những tác phẩm xuất sắc của Puskin trong thời kì này là những bài thơ nói về tình bạn, tình yêu: 19-10 , Bức thư bị đốt , Gửi Kéc(1825), những bài thơ viết về đề tài chính trị: An-đơ-rê Sê-nhi-ê … và các chương 3, 4 của tiểu thuyết thơ Ep-ghê-nhi Ô-ghê-nhin.
Muồn hiểu biết thực tế đương thời một cách sâu sắc, Puskin nghiên cứu quá khứ , tái hiện những giai đoạn quan trọng của lịch sử đấu tranh dân tộc. Vở bi kịch lịch sử Bô-rit Gô-đu-nôp(1825)- bi kịch đầu tiên trong văn học hiện thực Nga ra đời là vì thế. Như vậy, rõ ràng Puskin lại mở đầu một trào lưu văn học mới. Trào lưu này từ những năm 40 trở đi đã trở thành trào lưu củ đạo của văn học Nga, trào lưu hiện thực.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. SƠ LƯỢC VỀ TIỂU SỬ VÀ CON ĐƯỜNG SÁNG TÁC CỦA PUSKIN:
1.1.1. Thời Thơ Ấu
A.x.PUSKIN sinh ngày 6-6-1799 tại Moscow trong một gia đình dòng dõi quý tộc lâu đời và có truyền thống văn chương. Gia đình Puskin thuộc dòng dõi quý tộc đã sa sút. Cha ông là một người say mê văn học, thích sân kháu; ông đã từng làm thơ bẳng tiếng Pháp. Chú của Puskin cúng là một nhà thơ tên tuổi lúc bấy giờ. Các nhà thơ, nhà văn lớn lúc bấy giờ như Karamdin, Đơ-mi-tơ-ri-ép, Giu-cốp-xki thường đến thảo luận các vấn đề văn học tại nhà bố mẹ Puskin. Thi sĩ đã sớm được tiếp xúc với không khí văn học. Mới 10 tuổi đầu, Puskin đã đọc nhiều tác phẩm văn học Nga, văn học các nước Tây Âu, thuộc hàng loạt thơ Pháp và làm quen với văn học dân gian Nga phong phú qua A-ri-na Rô-đi-ô-nôp-na và người nô bộc Ni-ki-tin Cô-dơ-lôp.
1.1.2. Thời kì học ở trường Li-xê (1811- 1817)
Năm 1811, Puskin vào học ở trường Li-xê. Ở đây, thi sĩ được tiếp xúc với những thầy giáo,bạn bè có tư tưởng tự do. Do đó tư tưởng tự do đã bắt rễ ngay vào tâm hồn nhạy cảm của Puskin. Hơn thế nữa, năm 1812, cuộc chiến tranh chống đế quốc Na-pô-lê-ông thắng lợi đã làm cho Puskin thêm tự hào về sức mạnh của nhân dân Nga. Thế giới quan của Puskin hình thành gắn liền với tư tưởng tự do của thời đại,với tinh thần yêu nước và niềm tự hào của nhân dân Nga chiến thắng.
Thời kì này Puskin bắt đầu sáng tác liên tục. Bài thơ xưa nhất của Puskin còn lại đến nay là “ Gửi Nátasa” (1813).Năm 1814, tờ “ Người truyền tin Châu Âu ” đăng bài Gửi bạn thơ của Puskin. Đây là bài thơ của Puskin được đăng báo, thơ trữ tình của Puskin thời kì này thường ngợi ca ngợi tình bạn, tình yêu, nỗi hân hoan trong cuộc sống. Trong các bài thơ trữ tình, Puskin cũng đã thể hiện chủ đề văn hóa nghệ thuật Gửi Giu-cốp-xki, Thị trấn,…. Ngay trong thời kì này, Puskin đã có khuynh hướng vượt ra ngoài phạm vi nhà trường, đề cập đến những đề tài có ý nghĩa xã hội. Do đó trong hàng loạt bài thơ, chủ đề “ Tổ quốc ”, “ Tự do ” xuất hiện. Bài thơ Hồi ức hoàng thôn là một chứng cớ để chúng ta thấy rõ tinh thần yêu nước của Puskin. Nhiệt tình tự do, chống chế độ độc tài thể hiện nổi bật nhất trong bài Gửi Li-xi-nhi.
Ngoài thơ trữ tình, Puskin còn chú ý đến các thể loại khác như trường ca Tu sĩ (1813),Bôva (1814), kịch Bước vào xã hội thượng lưu như thế, Nhà hiền triết…
Nhìn chung, nội dung sáng tác của Puskin thời kì học Li-xê tương đối phong phú. Về mặt nghệ thuật thì trình độ còn non, chịu ảnh hưởng của các nhà thơ lớp đàn anh. Tuy nhiên có nhiều dấu hiệu chứng tỏ rằng Puskin sẽ còn vươn cao hơn, đi xa hơn các bậc nghệ sĩ tiền bối của mình.
1.1.3. Thời kì Pê-téc-bua (1817- 1820)
Năm 1817, Puskin tốt nghiệp trường Li-xê. Sau đó thi sĩ được bổ nhiệm vào cơ quan ngoại giao. Thi sĩ bắt đầu sống cuộc sống của một thanh niên quý tộc thực thụ; nhưng càng ngày thi sĩ càng chán xã hội thượng lưu, nơi mà theo thi sĩ thì “ khôn tức là im lặng một cách nô lệ ” [5; tr42], nơi có “ những con tim lạnh lùng ” và “ tất cả đều ngu ngốc một giuộc ” [5; tr42].
Thời kì này chính phủ Nga hoàng tỏ ra phản động hơn trước. Bên trong, nó đàn áp khốc liệt các cuộc khởi nghĩa nông dân, bên ngoài cấu kết với bọn phản động quốc tế dìm các cuộc cách mạng vào bể máu. Tuy nhiên phong trào cách mạng ở các nước phương Tây vẫn lên mạnh ( Tây Ban Nha ). Ở Nga các tổ chức như “ Liên minh cứu quốc ”(1816), “ Liên minh hạnh Phúc ”(1818) ra đời và phát triển. Giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng giải phóng ở Nga do những người quý tộc tiến bộ lãnh đạo thực sự bắt đầu.
Do liên hệ mật thiết với những nhà hoạt động cách mạng, làm bạn với những thanh niên có tư tưỏng tự do, lập trường chính trị và văn học của Puskin được xác định. Đó là lập trường của những chiến sĩ đấu tranh cho một nền văn học nghệ thuật Nga tiến bộ chống lại các nhà văn phản động, bảo thủ.
Giờ đây, sáng tác của Puskin đã đề cập đến những chủ đề xã hội lớn lao. Thi sĩ đã viết hàng loạt bài thơ nói lên tư tưởng, tình cảm của tầng lớp tiến bộ nhất của nước Nga lúc bấy giờ như Tự do(1817), Gửi Sa-đa-ép(1818), Nôen(1818), Làng quê (1819)…
Năm 1820, tác phẩm lớn đầu tiên của Puskin ra đời, đó là bản trường ca Ru-xlan và Li-út-mi-la. Trường ca bắt đầu viết từ 1817, lúc thi sĩ sắp ra trường. Bản trường ca nạy đã nâng địa vị Puskin lên ngang hàng với các nhà thơ có tên tuổi bấy giờ. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Giu-cốp-xki, nhà thơ bậc thầy thời đó, sau khi đọc bản trường ca, đã đề vào bức ảnh của mình gửi Puskin “ thầy chiến bại tặng trò chiến thắng ’’[5; tr.43].
1.1.4. Thời kì đi đày ở Phương Nam ( 1820- 1824 )
Năm 1820, Puskin bị Nga hoàng đày xuống phương Nam vì những bài thơ nói lên tinh thần tự do và chống đối chế độ nông nô. Ở miền Nam, khoảng 1820-1821, các tổ chức cách mạng hoạt động mạnh. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Hy Lạp ( gần miền Nam nước Nga ) đã ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng của Puskin. Tinh thần yêu tự do, yêu nước vốn có của thi sĩ lại được thể hiện trong hàng loạt bài thơ trữ tình: Gửi Ô-vít(1821), Người tù(1821), Con chim nhỏ(1818). Puskin ca ngợi những chiến sĩ đấu tranh cho tự do, những người khởi nghĩa Hy Lạp: Cô nàng Hy Lạp thủy chung(1821), ca ngợi chiến tranh giải phóng: Chiến tranh(1821), ca ngợi việc dùng bạo lực để đấu tranh chống bạo lực: Chiếc dao găm(1821).
Có thể nói rằng lúc này Puskin đã thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa cổ điển. Bài ca Vầng thái dương đã tắt(1820) được xem như bài thơ mở đầu thời kì lãng mạn của thi sĩ.
Song song với thơ trữ tình, từ 1820 trở đi Puskin viết hàng loạt trường ca: Người tù Cáp-ca(1820-1821), Đài phun nước Bác-khơ-si-xa-rai(1820-1821), Anh em kẻ cướp(1821-1822). Đó là trào lưu lãng mạn cách mạng thể hiện những quan niệm, tình cảm của một tầng lớp xã hội tiến bộ, thể hiện ý thức cách mạng của thanh niên quý tộc mà những phần tử tích cực nhất của họ là những nhà tháng Chạp tương lai.
Từ 1823 trở đi phong trào cách mạng ở Tây Âu lần lượt thất bại, một số tổ chức cách mạng ở miền Nam bị vỡ, lãnh tụ V.P.Rai-ép-xki bị bắt. Tất đó những sự kiện đó là đòn nặng nề giáng vào tính chất lãng mạn chính trị của Puskin và hy vọng thắng lợi nhanh chóng của phong trào giải phóng dân tộc lúc đó. Thế giới quan lãng mạn của Puskin bị khủng hoảng. Thi sĩ cố nhận thức lại thực tế một cách tỉnh táo để thấy đúng bản chất của nó hơn. Nhờ thế, tính nhân dân, tính lịch sử trong sáng tác Puskin càng sâu sắc. Đó là một khâu quan trọng để Puskin dần dần tiến đến chủ nghĩa hiện thực. Puskin viết hàng loạt những bài thơ Người gieo tự do, Quỷ sứ(1823), Câu chuyện của người bán sách với thi nhân, trường ca Những người Xư-gan. Trong tác phẩm đó thi sĩ chế nhạo, phê phán những điểm cơ bản trong thế giới quan lãng mạn của mình. Mặt khác, Puskin cũng thể hiện thực tế bằng phương pháp mới hơn- Phương pháp hiện thực qua tiểu thuyết bằng thơ- trung tâm sáng tác của Puskin- Ép-ghê-nhi ô-nhê-ghin( bắt đầu viết từ tháng 5-1823).
1.1.5. Thời kì bị đày lên phương Bắc (1824 – 1826)
Tháng 8-1824,Puskin bị đày lên phương Bắc ở xã Mi-khai-lốp-xcôi-ê thuộc trại ấp của cha mình. Thi sĩ bị quản chế khá chặt chẽ. Sống xa bạn bè, cô độc, thi sĩ phải gần gũi với vú nuôi A-ri-na Rô-đi-ô-nôp-na. Thi sĩ thường xuyên liên hệ với nhân dân, tìm hiểu sáng tác, tinh thần của nhân dân. Những ngày phiên chợ , Puskin thường ăn mặc áo quần nông dân đi nhảy múa, ghi chép các sáng tác dân gian.
Nhờ gần gũi với nhân dân, Puskin đã thoát khỏi cơn khủng hoảng thế giới quan trầm trọng của mình.
Năm 1825,trong sáng tác của Puskin có một bước ngoặt quan trọng. Thi sĩ từ bỏ chủ nghĩa lãng mạn, chuyển sang phương pháp hiện thực. Thơ ca của ông trở thành phương tiện nhận thức thực tế.
Giờ đây, cuộc sống, con người, thiên nhiên được thi sĩ chú ý miêu tả. những tác phẩm xuất sắc của Puskin trong thời kì này là những bài thơ nói về tình bạn, tình yêu: 19-10 , Bức thư bị đốt , Gửi Kéc(1825), những bài thơ viết về đề tài chính trị: An-đơ-rê Sê-nhi-ê … và các chương 3, 4 của tiểu thuyết thơ Ep-ghê-nhi Ô-ghê-nhin.
Muồn hiểu biết thực tế đương thời một cách sâu sắc, Puskin nghiên cứu quá khứ , tái hiện những giai đoạn quan trọng của lịch sử đấu tranh dân tộc. Vở bi kịch lịch sử Bô-rit Gô-đu-nôp(1825)- bi kịch đầu tiên trong văn học hiện thực Nga ra đời là vì thế. Như vậy, rõ ràng Puskin lại mở đầu một trào lưu văn học mới. Trào lưu này từ những năm 40 trở đi đã trở thành trào lưu củ đạo của văn học Nga, trào lưu hiện thực.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links