paddyfield_green
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lý luận Lịch sử Nhà nước và Pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nghiên cứu thực trạng về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư qua đó đánh giá các mặt đạt và chưa đạt. Đưa ra giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong giai đoạn hiện nay
Mở đầu 1
Chương 1: Những vấn đề chung về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư 6
1.1. Luật sư và hoạt động hành nghề luật sư 6
1.1.1. Khái niệm về luật sư 6
1.1.2. Hoạt động hành nghề của luật sư 14
1.2. Hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư 17
1.2.1. Hình thức của tổ chức hành nghề luật sư 17
1.2.2. Hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư 20
Chương 2: quy định của pháp luật hiện hành về luật sư, tổ chức hành
nghề luật sư và thực trạng
23
2.1. Quy định của pháp luật về luật sư 23
2.2. Thực trạng về đội ngũ luật sư 27
2.3. Quy định của pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư 40
2.4. Thực trạng về tổ chức hành nghề luật sư 45
2.5. Quy định của pháp luật về quản lý luật sư, tổ chức hành nghề
luật sư
50
2.5.1. Quản lý nhà nước 50
2.5.2. Quản lý của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư 52
2.6. Thực trạng về quản lý luật sư, tổ chức hành nghề luật sư 58
2.6.1. Quản lý nhà nước 58
2.6.2. Công tác quản lý của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư 62
2.7. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập 65
2.7.1. Công tác đào tạo đội ngũ luật sư 65
2.7.2. Quy định của pháp luật hiện hành về luật sư, tổ chức hành
nghề luật sư còn nhiều bất cập
67
2.7.3. Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội nghề nghiệp của
luật sư quản lý chưa chặt chẽ
68
2.7.4. Việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề của
luật sư chưa nghiêm
69
2.7.5. Nguyên nhân khác 70
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng luật
sư và tổ chức hành nghề luật sư
72
3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư và tổ chức
hành nghề luật sư tại địa phương
72
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư và tổ
chức hành nghề luật sư tại địa phương
73
Kết luận 85
Danh mục tài liệu tham khảo 88
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thể chế hóa Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính
trị "về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới"; Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020, trong đó nêu rõ:
Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm
chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế
bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng
thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo
điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư;
đề cao trách nhiệm của các tổ chức luật sư đối với thành viên của
mình [22].
Với mục đích phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, giỏi về
chuyên môn, nghiệp vụ, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo
đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với chất
lượng dịch vụ pháp lý và hội nhập kinh tế quốc tế; kế thừa những quy định
của Pháp lệnh Luật sư năm 2001, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập
trong tổ chức và hoạt động của luật sư, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông
qua Luật Luật sư ngày 29 tháng 6 năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2007.
Sau hơn ba năm thi hành luật sư và các văn bản hướng dẫn không những
đáp ứng kịp thời nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng cao của cá nhân, tổ chức,
góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị
cáo và các đương sự khác, phục vụ tích cực cho công cuộc cải cách tư pháp,
mà còn góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và tin cậy cho các hoạt
động đầu tư, kinh doanh, thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng phải thấy rằng
nhận thức về vị trí, vai trò của luật sư chưa thống nhất, hiệu quả hoạt động
của tổ chức hành nghề luật sư chưa cao; chất lượng đội ngũ luật sư chưa đáp
ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế; đạo đức nghề
nghiệp và kỷ luật hành nghề luật sư vẫn chưa được nhận thức đầy đủ, chưa
trở thành ý thức tự giác đối với mỗi cá nhân luật sư trong hành nghề và trong
cuộc sống...
Mặc dù đã có một số bài viết và công trình nghiên cứu về luật sư nhưng
các bài viết, công trình nghiên cứu chủ yếu bàn về địa vị pháp lý của người
bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự… chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu về hoạt động hành nghề của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện về lý luận cũng
như thực tiễn tổ chức và hoạt động của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư hiện
nay trong bối cảnh nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển
nền kinh tế thị trường ngày một hội nhập sâu, rộng trên thế giới, có ý nghĩa cả
về lý luận và thực tiễn, nên tác giả chọn đề tài: "Luật sư và tổ chức hành nghề
luật sư ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài của luận văn cao học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, có ít đề tài, sách chuyên khảo, bài viết trên tạp
chí và các cuộc hội thảo khoa học về đội ngũ luật sư và pháp luật luật sư, chủ
yếu chỉ tập trung vào tác giả Phan Trung Hoài, cụ thể: Luận án Tiến sĩ của
Luật sư Phan Trung Hoài: "Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về
luật sư ở Việt Nam hiện nay"; cuốn sách: "Hoàn thiện pháp luật về Luật sư ở
Việt Nam"; Nguyễn Văn Bốn: "Một số vấn đề về quản lý luật sư theo Luật
Luật sư", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10, 2006 ... Tuy nhiên, việc nghiên
cứu chuyên sâu về tổ chức và hoạt động của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư
trong thực tiễn theo quy định của pháp luật hiện hành chưa có một công trình
nghiên cứu nào mang tính hệ thống và toàn diện về vấn đề này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề thực
tiễn của việc thi hành luật luật sư, các văn bản hướng dẫn thi hành; trên cơ sở
đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật vê luật sư,
nâng cao chất lượng của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư cũng như nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về luật sư và các văn bản hướng
dẫn thi hành.
- Nghiên cứu thực trạng về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư qua
đó đánh giá các mặt đạt và chưa đạt.
- Đưa ra giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về luật sư, tổ chức
hành nghề luật sư trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khái niệm luật sư, hoạt động hành
nghề của luật sư, hình thức tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật
sư theo các văn bản pháp luật hiện hành, luận văn không nghiên cứu địa vị
pháp lý của luật sư; tư cách tố tụng của luật sư…
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Luật Luật sư, các văn bản pháp
luật về luật sư, thực tiễn hoạt động của đội ngũ luật sư và các tổ chức hành
nghề luật sư ở trong nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luật của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật trong việc nghiên cứu và một số
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn về luật sư và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư. - Phương pháp so sánh để đối chiếu, so sánh với pháp luật của một số
nước trên thế giới nhằm tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm.
- Phương pháp tổng hợp để tổng hợp các vấn đề đã được nghiên cứu
nhằm đưa ra những nhận định và kết luận.
- Phương pháp thống kê để thống kê các số liệu trong thực tiễn hoạt
động hành nghề của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư làm cơ sở cho việc
đưa ra những nhận xét, kết luận và kiến nghị hoàn thiện các quy định về thể
chế luật sư và hoạt động hành nghề luật sư.
6. Điểm mới của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài đạt được những điểm mới sau:
- Luận văn làm rõ cơ sở quy định về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.
- Trên cơ sở nghiên cứu của các quy định của pháp luật về luật sư,
luận văn làm rõ các quy định của Luật Luật sư, thực trạng công tác quản lý
luật sư, tổ chức hành nghề luật sư hiện nay, chỉ rõ các nguyên nhân của những
hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng.
- Luận văn đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về
luật sư, phát triển đội ngũ luật sư, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, nghề
nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của luật sư và tổ chức hành nghề
luật sư.
7. ý nghĩa khoa học
- Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về luật sư và
tổ chức hành nghề luật sư. Do đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các
nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên.
- Luận văn đưa ra những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp
luật về luật sư. Do đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp.
- Với những kết quả và luận văn đưa ra, tác giả hy vọng góp một phần
nhỏ vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả về công tác tổ chức và hoạt động
của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.
Chương 2: quy định của pháp luật hiện hành về luật sư, tổ chức hành
nghề luật sư và thực trạng
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng luật
sư và tổ chức hành nghề luật sư.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Lý luận Lịch sử Nhà nước và Pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nghiên cứu thực trạng về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư qua đó đánh giá các mặt đạt và chưa đạt. Đưa ra giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong giai đoạn hiện nay
Mở đầu 1
Chương 1: Những vấn đề chung về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư 6
1.1. Luật sư và hoạt động hành nghề luật sư 6
1.1.1. Khái niệm về luật sư 6
1.1.2. Hoạt động hành nghề của luật sư 14
1.2. Hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư 17
1.2.1. Hình thức của tổ chức hành nghề luật sư 17
1.2.2. Hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư 20
Chương 2: quy định của pháp luật hiện hành về luật sư, tổ chức hành
nghề luật sư và thực trạng
23
2.1. Quy định của pháp luật về luật sư 23
2.2. Thực trạng về đội ngũ luật sư 27
2.3. Quy định của pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư 40
2.4. Thực trạng về tổ chức hành nghề luật sư 45
2.5. Quy định của pháp luật về quản lý luật sư, tổ chức hành nghề
luật sư
50
2.5.1. Quản lý nhà nước 50
2.5.2. Quản lý của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư 52
2.6. Thực trạng về quản lý luật sư, tổ chức hành nghề luật sư 58
2.6.1. Quản lý nhà nước 58
2.6.2. Công tác quản lý của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư 62
2.7. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập 65
2.7.1. Công tác đào tạo đội ngũ luật sư 65
2.7.2. Quy định của pháp luật hiện hành về luật sư, tổ chức hành
nghề luật sư còn nhiều bất cập
67
2.7.3. Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội nghề nghiệp của
luật sư quản lý chưa chặt chẽ
68
2.7.4. Việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề của
luật sư chưa nghiêm
69
2.7.5. Nguyên nhân khác 70
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng luật
sư và tổ chức hành nghề luật sư
72
3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư và tổ chức
hành nghề luật sư tại địa phương
72
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư và tổ
chức hành nghề luật sư tại địa phương
73
Kết luận 85
Danh mục tài liệu tham khảo 88
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thể chế hóa Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính
trị "về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới"; Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020, trong đó nêu rõ:
Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm
chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế
bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng
thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo
điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư;
đề cao trách nhiệm của các tổ chức luật sư đối với thành viên của
mình [22].
Với mục đích phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, giỏi về
chuyên môn, nghiệp vụ, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo
đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với chất
lượng dịch vụ pháp lý và hội nhập kinh tế quốc tế; kế thừa những quy định
của Pháp lệnh Luật sư năm 2001, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập
trong tổ chức và hoạt động của luật sư, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông
qua Luật Luật sư ngày 29 tháng 6 năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2007.
Sau hơn ba năm thi hành luật sư và các văn bản hướng dẫn không những
đáp ứng kịp thời nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng cao của cá nhân, tổ chức,
góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị
cáo và các đương sự khác, phục vụ tích cực cho công cuộc cải cách tư pháp,
mà còn góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và tin cậy cho các hoạt
động đầu tư, kinh doanh, thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng phải thấy rằng
nhận thức về vị trí, vai trò của luật sư chưa thống nhất, hiệu quả hoạt động
của tổ chức hành nghề luật sư chưa cao; chất lượng đội ngũ luật sư chưa đáp
ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế; đạo đức nghề
nghiệp và kỷ luật hành nghề luật sư vẫn chưa được nhận thức đầy đủ, chưa
trở thành ý thức tự giác đối với mỗi cá nhân luật sư trong hành nghề và trong
cuộc sống...
Mặc dù đã có một số bài viết và công trình nghiên cứu về luật sư nhưng
các bài viết, công trình nghiên cứu chủ yếu bàn về địa vị pháp lý của người
bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự… chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu về hoạt động hành nghề của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện về lý luận cũng
như thực tiễn tổ chức và hoạt động của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư hiện
nay trong bối cảnh nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển
nền kinh tế thị trường ngày một hội nhập sâu, rộng trên thế giới, có ý nghĩa cả
về lý luận và thực tiễn, nên tác giả chọn đề tài: "Luật sư và tổ chức hành nghề
luật sư ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài của luận văn cao học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, có ít đề tài, sách chuyên khảo, bài viết trên tạp
chí và các cuộc hội thảo khoa học về đội ngũ luật sư và pháp luật luật sư, chủ
yếu chỉ tập trung vào tác giả Phan Trung Hoài, cụ thể: Luận án Tiến sĩ của
Luật sư Phan Trung Hoài: "Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về
luật sư ở Việt Nam hiện nay"; cuốn sách: "Hoàn thiện pháp luật về Luật sư ở
Việt Nam"; Nguyễn Văn Bốn: "Một số vấn đề về quản lý luật sư theo Luật
Luật sư", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10, 2006 ... Tuy nhiên, việc nghiên
cứu chuyên sâu về tổ chức và hoạt động của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư
trong thực tiễn theo quy định của pháp luật hiện hành chưa có một công trình
nghiên cứu nào mang tính hệ thống và toàn diện về vấn đề này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề thực
tiễn của việc thi hành luật luật sư, các văn bản hướng dẫn thi hành; trên cơ sở
đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật vê luật sư,
nâng cao chất lượng của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư cũng như nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về luật sư và các văn bản hướng
dẫn thi hành.
- Nghiên cứu thực trạng về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư qua
đó đánh giá các mặt đạt và chưa đạt.
- Đưa ra giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về luật sư, tổ chức
hành nghề luật sư trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khái niệm luật sư, hoạt động hành
nghề của luật sư, hình thức tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật
sư theo các văn bản pháp luật hiện hành, luận văn không nghiên cứu địa vị
pháp lý của luật sư; tư cách tố tụng của luật sư…
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Luật Luật sư, các văn bản pháp
luật về luật sư, thực tiễn hoạt động của đội ngũ luật sư và các tổ chức hành
nghề luật sư ở trong nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luật của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật trong việc nghiên cứu và một số
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn về luật sư và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư. - Phương pháp so sánh để đối chiếu, so sánh với pháp luật của một số
nước trên thế giới nhằm tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm.
- Phương pháp tổng hợp để tổng hợp các vấn đề đã được nghiên cứu
nhằm đưa ra những nhận định và kết luận.
- Phương pháp thống kê để thống kê các số liệu trong thực tiễn hoạt
động hành nghề của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư làm cơ sở cho việc
đưa ra những nhận xét, kết luận và kiến nghị hoàn thiện các quy định về thể
chế luật sư và hoạt động hành nghề luật sư.
6. Điểm mới của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài đạt được những điểm mới sau:
- Luận văn làm rõ cơ sở quy định về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.
- Trên cơ sở nghiên cứu của các quy định của pháp luật về luật sư,
luận văn làm rõ các quy định của Luật Luật sư, thực trạng công tác quản lý
luật sư, tổ chức hành nghề luật sư hiện nay, chỉ rõ các nguyên nhân của những
hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng.
- Luận văn đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về
luật sư, phát triển đội ngũ luật sư, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, nghề
nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của luật sư và tổ chức hành nghề
luật sư.
7. ý nghĩa khoa học
- Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về luật sư và
tổ chức hành nghề luật sư. Do đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các
nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên.
- Luận văn đưa ra những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp
luật về luật sư. Do đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp.
- Với những kết quả và luận văn đưa ra, tác giả hy vọng góp một phần
nhỏ vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả về công tác tổ chức và hoạt động
của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.
Chương 2: quy định của pháp luật hiện hành về luật sư, tổ chức hành
nghề luật sư và thực trạng
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng luật
sư và tổ chức hành nghề luật sư.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: thực trạng pháp luật về các hình thức hành nghề nghiệp của luật sư, Đánh giá được các hình thức hành nghề của luật sư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay., thực trạng hành nghề luật sư tại việt nam hiện nay, Thực trạng về luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam, thực tập hành nghề luật sư - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, quản lý hành nghề luật sư Việt Nam hiện nay, tải miễn phí giáo trình luật sư và hành nghề luật sư học viện tư pháp, Quản lý hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý, Pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư ở việt nam - thực trạng và hướng hoàn thiện