Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lý luận tuần hoàn, chu chuyển của tư bản với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước
Lời mở đầu
Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá ngày càng sội động như hiện nay để hội nhập nền kinh tế quốc gia vào trong khu vực Đông Nam á nói riêng và thế giới nói chung thì việc nâng cao sức mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là DNNN là một trong những thách thức lớn nhất đối với chúng ta hiện nay.
Như ta đã biết, để sống còn và tồn tại được trong cơ chế thị trường thì mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, muốn tối đa lợi nhuận thì các doanh nghiệp phải tối thiểu chi phí sản xuất và thực hành tiết kiệm, muốn mở rộng quy mô sản xuất thì các doanh nghiệp cần phân bổ lợi nhuận một cách khoa học và có hiệu quả. Tất cả các những vấn đề ấy thực chất đều phụ thuộc vào hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn.
Mặc dù, đi lên từ nền kinh tế với điểm xuất phát thấp với sản xuất nông nghiệp là chủu yếu, lại chụi ảnh hưởng nặng nề của nền phong kiến thực dân, chiến tranh niên miên kéo dài trong những năm gần đây nước ta đạt được rất nhiều thành tựu về kinh tế. Tuy nhiên không thể nào tránh được tình trạng thấp kém trong việc quản lý, chưa phát huy được hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển nền kinh tế quốc dân. Điều này phải chăng là hậu quả do chưa vận dụng đúng quy luật kinh tế khách quan “ Học thuyết tuần hoàn chu chuyển tư bản” của C.Mác.
Vậy làm như thế nào để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm như thế nào tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả?
Để có thể trả lời được câu hỏi đó trong đề án này em xin trình bày vai trò của vấn đề “ Lý luận tuần hoàn, chu chuyển của tư bản với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong DNNN “.
Em xin chân thành Thank thầy Lê Việt đã hướng dẫn cho em chọn đề tài này. Trong quá trình viết bài em không thể tránh được những sai sót.
Em mong có sự đóng góp và phê bình của thầy giáo để cho em hoàn thành tốt hơn nữa đề án này.
A. Nội dung

I. Lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản của chủ nghĩa Mác.
1. Tuần hoàn tư bản.
1.1. Khái niệm về tuần hoàn tư bản.
Tuần hoàn tư bản là sự biến chuyển liên tục của tư bản trải qua ba hình thức, thực hiện ba chức năng tương ứng để trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn.
1.2. Các giai đoạn của tuần hoàn tư bản.
- Tuần hoàn tư bản trải qua 3 giai đoạn
+ Giai đoạn thứ nhất : Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường với tư cách là người mua và thực hiện hành vi TLSX
T - H
SLĐ
Lúc này nhà tư bản có mặt trên thị trường hàng hoá và thị trường sức lao động với tư cách là ngươì mua. Tư bản của nhà tư bản mang hình thái tiền tệ, chức năng của nó là mua các yếu tố của quá trình sản xuất là sức lao động và tư liệu sản xuất.
Căn cứ vào tính chất của nghành sản xuất mà nhà tư bản mua sức lao động và tư liệu sản xuất cho phù hợp về cả chất và lượng.
Nhà tư bản có tiền, công nhân có sức lao động hai bên mua bán lẫn nhau, nhà tư bản trả cho công nhân dưới hình thức tiền công, còn về phía công nhân bán sức lao động cho nhà tư bản .
Trong quá trình mua bán sức lao động giữa người bán là công nhân và người mua là tư bản, thì việc mua bán này cũng như mọi hoạt động mua bán thông thường khác. Tuy nhiên, cái đặc biệt ở đây không phải chỗ hàng hoá sức lao động là để bán mà ở chỗ sức lao động sức lao động đã biến thành hàng hoá sức lao động.
Hoàn thành quá trình này, giá trị tư bản trút bỏ hình thái hiện vật là sức lao động và tư liệu sản xuất. Kết quả là kết thúc giai đoạn thứ nhất tư bản tiền tệ biến thành tư bản sản xuất.
+ Giai đoạn thứ hai :
TLSX
H ......... SX ........... H
SLĐ
Sau khi mua sức lao động rồi, nhà tư bản không thể đem nó đi bán ngay được mà chỉ có quyền sử dụng nó một thời gian nhất định. ở đây, người chủ sở hữu tiền muốn đưa được tiền về thì phải có hàng hoá để bán, do đó anh ta phải tiến hành sản xuất hàng hoá. Nói cách khác tiếp theo quá giai đoạn mua các yếu tố sản xuất thì nhà tư bản phải tiến hành sản xuất.
Quá trình sản xuất ở đây cũng giống như mọi quá trình sản xuất của mọi hình thái xã hội và là do sự kết hợp giữa hai yếu tố người lao động và tư liệu sản xuất mà có. Phương pháp kết hợp đặc thù đó không chỉ là kết quả mà còn là yêu cầu của sự vận động tư bản, quá trình sản xuất vì vậy trở thành chức năng cuả tư bản, trở thành quá trình sản xuất của tư bản chủ nghĩa.Trong khi, làm chức năng của mình, tư bản bản sản xuất tiêu dùng các thành phần sản xuất của riêng nó để biến các thành phần ấy thành một khối lượng sản phẩm có giá trị lớn hơn. Kết quảcủaquá trình là một hàng hoá mới được tạo ra,khác về cả giá trị sử dụng và cả lượng giá trị so với hàng hoá cấu thành tư bản sản xuất. Hàng hoá mới này là hàng hoá mang giá trị thặng dư. Như vậy, kết quả của giai đoạn thứ hai là tư bản sản xuất biến thành tư bản hàng hoá
+ Giai đoạn thứ ba: H- T
Sản xuất hàng hoá rồi tư bản chưa thể ngừng hoạt đọng sản xuất của nó lại được. Tư bản tồn tại dưới hình thái hàng hoá nên cần đem bán hàng hoá để thu được tìên thì mới tiếp tục công việc kinh doanh được.
Quá trình này được trình bày bởi công thức H-T. Hàng hoá tư bản ném vào lưu thông cũng không có gi phân biệt với hàng hoá thông thường, nó cũng chỉ thực hiện chức năng vốn có của hàng hoá là trao đổi để lấy tiền. Nhưng sử dĩ nó là tư bản hàng hoá vì sau ngay quá trình sản xuất nó đã là H, đã mang trong mình hình thái giá trị của tư bản ứng trước và giá trị thặng dư. Vì vậy, chỉ cần tiến hành trao đổi thông thường theo đúng quy luật giá trị như các hàng hoá thông thường và nếu bán được H thì đảm bảo thu được T nghĩa là thu được số tiền trội hơn số tiền ban đầu. Kết thúc giai đoạn này tư bản hàng hoá đã biến thành tư bản tiền tệ.
Đến đây mục đích của tư bản đã được thực hiện. Tư bản lại trở về hình thái ban đầu với lượng giá trị lớn hơn trước.
Tóm lại, qua ba giai đoạn tư bản vận động theo sơ đồ sau:
SLĐ
T-H ...........SX.........H-T
TLSĐ
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa ba giai đoạn.
Sự vận động của tư bản T - H....SX...H...T là sự vận động có tính chất tuần hoàn, quá trình đó tiếp tục và lặp lại không ngừng. Trong ba giai đoạn mỗi giai đoạn tư bản mang một hình thái và thực hiện một chức năng. Từ tư bản tiền tệ chuyển thành tư bản sản suất, rồi tư bản hàng hoá.
Sự vận động của tư bản chỉ tiến hành được bình thường khi các giai đoạn của nó diễn ra liên tục, các hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hoá hình thái một cách đều đặn. Mỗi sự ách tách, gián đoạn ở một giai đoạn nào đó đều gây rối loạn hay sự đình trệ cho sự vận động của tư bản. Nếu ngừng ở giai đoạn một thì tiền tệ không thể chuyển hoá thành hàng hoá được và không có điều kiện để sản xuất hàng hoá. Nếu ngừng trệ ở giai đoạn thứ hai thì TLSX không kết hợp được với SLĐ do đó cũng không thể tạo ra được sản phẩm mới. Nếu ngừng trệ ở giai đoạn thứ ba thì hàng hoá không bán được, lưu thông bế tắc.
Vì vậy Mác viết : “ Tuần hoàn hiện thực của tư bản công nghiệp trong sự liên tục của nó không những là sự thống nhất của quá trình lưu thông và quá trình sản xuất mà cũng là sự thống nhất của cả ba tuần hoàn của nó “ .
(Tư bản C.Mác, quyển II, tập 1, NXB sự thật HN, 1991 , tr134).
2. Chu chuyển tư bản.
2.1. Khái niệm chu chuyển tư bản:
Chu chuyển tư bản chính là sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới và lặp đi lặp lại, chứ không phải một quá trình cô lập riêng lẻ.
2.2. Thời gian chu chuyển và tốc độ chu chuyển của tư bản
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phớ



34

+ Tiếp tục đổi mới chế độ kiểm toán, kế toán để nhanh chóng tạo ra hệ thống các công cụ phản ánh chính xác tình hình hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn trong nền kinh tế.
+ Khẩn trương tiến hành tổ chức sắp xếp lại các DNNN theo hướng tinh giảm.
+ Tiếp tục đổi mới cơ chế kinh tế và triển khai hoàn thiện hệ thống thị trường đồng bộ, tương đối ổn định.
+ Bồi dưỡng và đào tạo kịp thời đội ngũ những người quản lý thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
+ Nhà Nước cần sớm triển khai việc đánh giá hệ số tín nhiệm đối với doanh nghiệp, để từ đó áp dụng những ưu đãi mức độ khác nhau đối với từng doanh nghiệp, những doanh nghiệp có hệ tín nhiệm cao sẽ được vay vốn trước, vay vốn với số lượng lớn trong trường hợp cần thiết để lấy lòng tin làm yếu tố bảo đảm cho vay.
+ Bất kỳ một dự án cho vay vốn nào của doanh nghiệp cũng phải tính đến hiệu quả và khả năng trả nợ mới triển khai, tăng cường công tác hoạt động kiểm tra, rà soát để phát hiện những sai phạm trong việc huy động vốn, việc lập đề án, việc sử dụng vốn, việc tích lũ vốn và trả nợ.
+ Cơ quan quản lý Nhà Nước cần xây dựng những nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
+ Ưu tiên cho đầu tư trực tiếp nhất là những công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia có tầm cỡ trên thế giới để tranh thủ chuyển giao giao công nghệ, kỹ năng quản lý điều hành tiên tiến, mở lối thâm nhập vào khu vực và quốc tế.
+ Tình hình sử dụng và huy động vốn của doanh nghiệp trước sự thiếu hụt, mất mát của tài sản, nguồn vốn.
+ Nên tạo môi trường để vấn đề lãi suất được hình thành theo hướng cơ chế thị trường, trước mắt các ngân hàng thương mại cần đẩy nhanh cải tiến công nghệ, kỹ thuật dịch vụ, gắn liền với việc giảm chi phí góp phần thúc đẩy hoạt động suất xuất kinh doanh.
+ Cải tiến các công cụ phân bổ nguồn vốn. ở nước ta các hệ thống ngân hàng là công cụ gián tiếp duy nhất thực hiện phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế quốc dân do vậy còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng dến sự phát triển của các DNNN. Do vậy nên ban hành những nghị định cần thiết cho việc mở rộng các hình thức thu hút vốn trực tiếp thông qua phát hành chứng khoán sẽ có tác dụng cung cấp cho một cơ chế giám sát chặt chẽ hơn, hiệu quả sử dụng vốn cao hơn.
- Về phía doanh nghiệp :
+ Coi tiết kiệm là quốc sách :Tiết kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, trong chi tiêu ngân sách nhà nước. Đây chính là một giải pháp nâng cao việc sử dụng vốn.
+ Cần học tập cách quản lý của nước ngoài đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển.
+ Quy định trách nhiệm và quyền hạn cho các cá nhân tập thể trong việc đi vay, cho vay, sử dụng vốn vay và trả nợ.



b. Kết luận
Như vậy, vấn đề hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nước ta đã có những thành tựu đáng kể, đó là dấu hiệu tốt để chứng tỏ sự phát triển đi lên của DNNN Việt Nam. Điều này chứng tỏ họ đã phần nào nắm bắt và bước đầu vận dụng thành công lý luận về tuần hoàn và chu chuyển tư bản của C.Mác. Doanh nghiệp nhà nước ngày càng đóng góp vào thành quả chung của đất nước, làm tăng thêm tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ ở nước ta đó là chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chất lượng hàng hoá ngày càng tăng chứng tỏ đã khẳng định chỗ đứng của Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu dã đạt được việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn còn rất nhiều hạn chế, khó khăn trở ngại. Do đó, Đảng và nhà nước cần có những chủ trương chính sách, cơ chế pháp luật đồng bộ để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn bộ xã hội gắn chặt với việc phân bổ và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả để góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng đất nước với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh
Để thực hiện công việc này đòi hỏi những người hoach định chính sách và thân mỗi người dân cần hiểu được bản chất của tuần hoàn vốn và các biện pháp huy động, quản lý sử dụng vốn có hiệu quả. Đó chính là mục tiêu của đề án này .

Danh mục các tài liệu tham khảo
1. Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam thực trạng và vấn đề tiến sĩ Đinh Văn Phương, Hoàng Thị Bích Loan trường Học viện hành chính quân sự .
2. Doanh nghiệp Việt Nam trong phát triển hội nhập, tiến sĩ Võ Văn Đức, tạp chí nghiên cứu lí luận ,số 5/2000.
3. Dự thảo báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII trình Đại biêủ quốc hội lần thứ IX, trang 11-19.
4. Khơi thông tiềm năng vốn tạo năng lực phát triển kinh tế xã hội –Vũ Văn Ninh, tạp chí tài chính , số 9/2000, trang 6-7.
5. Kinh tế chính trị Mác-LêNin tập I, tập II trường Đaị học kinh tế quốc dân , Hà Nội .
6. Một số giải pháp tạo vốn của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay, tạp chí kế toán trang 168-169.
7. Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng cộng sản Việt Nam nhà xuất bản Sự thật , Hà nội (1996) trang 90-100.
8. Tư Bản, C.Mác, quyển II tập I nhà xuất bản sự thật , Hà Nội, 1994, trang 134.









Mục lục
Lời mở đầu..........................................................................................................1
A: Nội dung ......................................................................................................2
I . Lý luận tuần hoàn và chu chuyển của Mác..............................................2
1. Tuần hoàn tư bản...............................................................................................2 1.1. Khái niệm về tuần tư bản
1.2. Các giai đoạn của tuần hoàn tư bản
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa ba giai đoạn
2. Chu chuyển tư bản
2.1. Khái niệm chu chuyển tư bản
2.2. Thời gian chu chuyển và tốc đọ chu chuyển của tư bản
2.3. Tư bản cố định –tư bản lưu động
2.4. Tác dụng của việc tăng tốc độ chu chuyển tư bản và biện pháp để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản
3. Mối quan hệ tuần hoàn tư bản và tốc độ chu chuyển tư bản
II. Vận dụng lý luận về tuần hoàn và chu chuyển của chủ nghĩa Mác vào thực tiễn của các DNNN
1. ưng dụng thực tế của học thuyết
2. Thực trạng của các DNNN Việt Nam
2.1. Vị trí vai trò và các kết quả đã đạt được
2.2. Hạn chế và tồn tại
III. Các biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn
1. ý nghĩa của lý thuyết tuần hoàngân hàngà chu chuyển tư bản đối với việc sử dụng có hiệu nguồn vốn
IV:Các giải pháp tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn của các DNNN Việt Nam
V: Các giải pháp nâng cao huy động vốn và sử dụng vốn
1. Biện pháp tạo lập vốn
2. Biện pháp nâng cao sử dụng vốn của các DN nâng cao
VI. Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Lý luận tuần hoàn và chu chuyển Tư Bản với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước Luận văn Kinh tế 2
V Lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong doanh nghiệp của nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
V Lý luận tuần hoàn và chu chuyển của tư bản.ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận đó trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Tài liệu chưa phân loại 2
J Tiểu luận: lý luận về tuần hoàn và chu chuyển tư bản Văn hóa, Xã hội 0
J Lý luận tuần hoàn và chu chuyển của tư bản, ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận đó trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Tài liệu chưa phân loại 4
L Lý luận về tuần hoàn tư bản sản xuất Tài liệu chưa phân loại 0
T Lý luận về tuần hoàn tư bản tiền tệ Tài liệu chưa phân loại 0
M Lý luận về tuần hoàn và chu chuyển tư bản áp dụng vào doanh nghiệp ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
C Lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản với việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn trong doanh nghiệp của nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận Trình bày lý luận về tuần hoàn và chu chuyển của tư bản Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top