Dowle

New Member

Download miễn phí Đề tài Lý thuyết chọn mẫu và ứng dụng chọn mẫu trong kiểm toán





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
1.1. Những khái niệm cơ bản về lý thuyết điều tra chọn mẫu 2
1.2. Đặc điểm của điều tra chọn mẫu 2
1.3. Các loại sai số trong điều tra chọn mẫu 4
1.4. Các phương pháp tổ chức chọn mẫu thường dùng 4
1.4.1. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản 4
1.4.2. Chọn mẫu máy móc (chọn hệ thống) 5
1.4.3. Chọn mẫu phân loại (phân tổ) 5
1.4.4. Chọn mẫu cả khối (mẫu chùm) 6
1.4.5. Chọn mẫu nhiều cấp 6
CHƯƠNG 2 7
2.1. Những vấn đề cơ bản về chọn mẫu kiểm toán 7
2.1.1. Vị trí của chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán 7
2.1.2. Những khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toán 8
2.1.3. Những khái niệm có liên quan đến chọn mẫu kiểm toán 9
2.1.4. Mẫu đại diện, rủi ro chọn mẫu và rủi ro không do chọn mẫu: 9
2.2. Các phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán 11
2.2.1. Chọn mẫu ngẫu nhiên 11
2.2.2. Chọn mẫu phi xác suất 15
2.2.3. Kỹ thuật phân tầng (phân tổ) trong chọn mẫu kiểm toán 17
2.2.4. Chọn mẫu thuộc tính 17
CHƯƠNG 3 23
3.1. Nhận xét về kỹ thuật chọn mẫu và việc áp dụng kỹ thuật chọn mẫu 23
3.1.1. Ưu điểm 23
3.1.2. Hạn chế 23
3.2. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán 25
KẾT LUẬN 26
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

100 số đơn vị trong tổng thể để thu thập bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng riêng biệt của tổng thể. Bằng việc thực hiện các thử nghiệm trên các phần tử được chọn, kiểm toán viên có thể đưa ra kết luận về các số dư hay các nghiệp vụ cấu thành tổng thể."
Tuy mỗi định nghĩa được phát biểu có phần khác nhau nhưng xét về bản chất thì chúng đều nói lên rằng chọn mẫu kiểm toán là một kỹ thuật lấy ra một số các đơn vị mẫu từ tổng thể để áp dụng các thủ tục kiểm toán nhằm đoán những đặc trưng của toàn bộ tổng thể.
2.1.3. Những khái niệm có liên quan đến chọn mẫu kiểm toán
Để đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu và hiểu rõ hơn về chọn mẫu kiểm toán, trước hết ta cần nắm được một số thuật ngữ sau:
Tổng thể: Là toàn bộ dữ liệu mà từ đó kiểm toán viên lấy mẫu để có thể đi đến một kết luận.
Ví dụ: Tất cả các phần tử trong một số tài khoản hay một loại nghiệp vụ cấu thành một tổng thể. Một tổng thể có thể được chia thành các nhóm hay các tổng thể con và mỗi nhóm được kiểm tra riêng. Trong trường hợp này, thuật ngữ “tổng thể” bao hàm cả thuật ngữ “nhóm”.
Đơn vị tổng thể: Là mỗi phần tử trong tổng thể đó.
Đơn vị mẫu: Là một phần tử được các kiểm toán viên chọn ra khi tiến hành kỹ thuật chọn mẫu.
Mẫu: Là tất cả các đơn vị mẫu được chọn. Mẫu được chọn ra từ tổng thể, áp dụng các thủ tục kiểm toán để đánh giá trên mẫu rồi suy rộng và kết luận cho toàn bộ tổng thể là mẫu kiểm toán. Có 2 loại mẫu kiểm toán như sau:
Mẫu thống kê: Là mẫu chọn được do áp dụng các phương pháp toán học đặc biệt là phương pháp thống kê để tính toán và định lượng các yếu tố rủi ro cũng như phạm vi cần thiết để hạn chế rủi ro một cách hệ thống. Vì vậy, chọn mẫu thống kê cho phép kiểm toán viên tính toán các khả năng rủi ro và xác định kích cỡ mẫu phù hợp để hạn chế rủi ro ở mức cho phép.
Mẫu thống kê mang những đặc điểm cơ bản sau:
Các phần tử trong mẫu được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.
Mẫu thống kê là kết quả của việc sử dụng lý thuyết xác suất thống kê bao gồm cả đánh giá kết quả mẫu và định hướng lượng rủi ro.
Với những đặc điểm trên mà mẫu thống kê được sử dụng trong trường hợp số lượng đơn vị trong tổng thể lớn và thường được hỗ trợ bởi các phần mềm chọn mẫu có chứa các phép toán thống kê.
Mẫu phi thống kê: Là kết quả của quá trình chọn mẫu trong đó hoàn toàn không sử dụng phương pháp toán học mà áp dụng xét đoán của kiểm toán viên. Do đó, các kiểm toán viên không thể định lượng được rủi ro của việc chọn mẫu mà việc đánh giá kết quả hoàn toàn dựa trên phán đoán của kiểm toán viên.
2.1.4. Mẫu đại diện, rủi ro chọn mẫu và rủi ro không do chọn mẫu:
Mẫu đại diện: Là mẫu mang những đặc trưng của tổng thể mà mẫu được chọn ra.
Bất cứ khi nào kiểm toán viên chọn một mẫu từ tổng thể, mục tiêu cũng là để có một mẫu đại diện. Nhưng có một vấn đề đặt ra là trên thực tế các kiểm toán viên lại không thể biết mẫu có tính thay mặt hay không, dù sau đó tất cả quá trình khảo sát được hoàn tất. Tuy vậy, kiểm toán viên có thể tăng khả năng thay mặt của mẫu bằng cách thận trọng khi thiết kế, lựa chọn và đánh giá nó.
Hai vấn đề có thể khiến cho một mẫu không có tính thay mặt là do sai số không chọn mẫu và sai số chọn mẫu. Rủi ro của sự phát sinh này được gọi là rủi ro không chọn mẫu và rủi ro chọn mẫu và cả hai đều có thể kiểm soát được.
Rủi ro chọn mẫu
Bất cứ khi nào chọn mẫu, rủi ro chọn mẫu cũng phát sinh. Rủi ro chọn mẫu là khả năng mà kết luận của kiểm toán viên dựa trên mẫu sai lệch so với kết luận mà kiểm toán viên cũng dùng thử nghiệm tương tự áp dụng đối với toàn bộ tổng thể. Hay nói cách khác thì rủi ro chọn mẫu là sự sai khác giữa kết quả mẫu chọn với kết quả thực tế.
Ví dụ: Khi kiểm tra chọn mẫu các phiếu xuất kho để kiểm tra về thủ tục kiểm soát, cụ thể là các phiếu xuất kho có được đi kèm với các lệnh xuất kho hay không? Sau khi kiểm tra, kiểm toán viên xác nhận rằng có 10% số phiếu xuất kho không có lệnh xuất kho đi kèm nhưng trên thực tế nếu kiểm tra toàn bộ thì có đến 15% số phiếu xuất kho bị thiếu lệnh xuất. Như vậy. sai lệch giữa tỷ lệ thực tế (15%) với tỷ lệ theo kiểm tra chọn mẫu (10%) chính là sai số chọn mẫu (5%).
Rủi ro chọn mẫu sẽ được giảm đi nếu ta tăng kích cỡ của mẫu chọn. Ta cứ tăng dần kích cỡ mẫu chọn để kiểm tra cho tới khi bằng toàn bộ tổng thể thì rủi ro chọn mẫu khi đó sẽ bằng không. Nhưng nếu xét về khía cạnh kinh tế thì khi kích cỡ mẫu tăng lên sẽ kéo theo chi phí cho cuộc kiểm toán cũng tăng lên. Do đó, muốn chọn mẫu kiểm toán một cách hiệu quả thì các kiểm toán viên cần cân đối giữa rủi ro chọn mẫu với chi phí do chọn mẫu có kích cỡ lớn.
Rủi ro không do chọn mẫu
Bên cạnh rủi ro chọn mẫu, các kiểm toán viên cũng có thể đưa ra những kết luận sai lầm không phải do lỗi chọn mẫu mà do các yếu tố không liên quan trực tiếp đến việc chọn mẫu. Rủi ro này được gọi là rủi ro không do chọn mẫu. Rủi ro không do chọn mẫu xảy ra khi các khảo sát kiểm toán không phát hiện ra các ngoại lệ có tồn tại trong mẫu; kiểm toán viên có thể sử dụng thủ tục kiểm toán không phù hợp với mục tiêu kiểm toán hay sử dụng đúng thủ tục nhưng không phát hiện ra sai phạm trong mẫu đã chọn do thiếu thận trọng.
Có 3 trường hợp chủ yếu dẫn đến rủi ro không do chọn mẫu:
Đánh giá rủi ro tiềm tàng không đúng
Kiểm toán viên có thể đã có những đánh giá sai lầm về rủi ro tiềm tàng trong đối tượng kiểm toán. Có thể kiểm toán viên vì mệt mỏi, chán nản hay thiếu hiểu biết về cái phải tìm nên đã cho rằng có ít sai phạm trọng yếu tồn tại trong đối tượng kiểm toán hay không thể nhận biết được các ngoại lệ nên họ có xu hướng giảm quy mô công việc cần thực hiện nên không phát hiện được cái sai.
Đánh giá không dúng về rủi ro kiểm toán
Kiểm toán viên có thể quá lạc quan tin tưởng vào hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong việc ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa kịp thời các sai phạm nên họ có thể đã giảm khối lượng công việc cần thiết nên khó lòng phát hiện hết các sai phạm.
Lựa chọn các thủ tục kiểm toán không thích hợp và thực hiện công việc kiểm toán không hợp lý
Tức là các kiểm toán viên có thể chọn các thử nghiệm kiểm toán không phù hợp với mục tiêu kiểm toán hay đã chọn được các thủ tục thích hợp nhưng lại mắc phải những sai sót khi triển khai những thủ tục đó. Ví dụ như một thủ tục kiểm toán hiệu quả của các điều ngoại lệ đang nghi vấn có thể phải kiểm tra một mẫu gồm các chứng từ vận chuyển và xác định xem mỗi chứng từ có đính kèm vào một bản sao hóa đơn vận tải hay không, thay vì kiểm tra một mẫu các bản sao hóa đơn bán hàng.
Tuy nhiên, rủi ro không do chọn mẫu này hoàn toàn có thể kiểm soát được và các kiểm toán viên cũng có thể làm giảm rủi ro loại này t...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top