Download Lý thuyết Dow - Nền tảng của phân tích kĩ thuật

Download miễn phí Lý thuyết Dow - Nền tảng của phân tích kĩ thuật





Lý thuyết Dow không quan tâm và ít đềcao đến các mức biến động giá (thậm chí là cảmức giá
cao nhất và thấp nhất) trong ngày mà chỉquan tâm đến những sốliệu cuối ngày giao dịch, chẳng
hạn nhưmức bình quân giá bán cuối cung trong ngày.
Xem xét một thịtrường với xu thếcơbản là tăng giá và đang ởthời điểm giá tăng và đạt mức đỉnh
của ngày hôm đó vào 11 giờsáng, giảsửlúc đó chỉsốbình quân đang là 152.45 sau đó lại giảm
xuống mức giá đóng cửa là 150.70. Đểcó thểxác nhận thịtrường vẫn đang trong xu thếcơbản là
tăng giá thì ở đợt tăng giá tiếp theo mức giá đóng cửa phải cao hơn 150.70. Trong trường hợp này
mức đỉnh 152.45 không được quan tâm đến. Trái lại nếu ở đợt thứ2, dù giá có đạt đến mức đỉnh
ở152.60 nhưng giá đóng cửa lại nhỏhơn 150.70 thì hoàn toàn có cơsở đểnghi ngờliệu xu thế
tăng giá hiện tại có còn tiếp tục hay không.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c đáy của lần điều chỉnh trước thì xu thế cấp 1 lúc này là tăng giá - thị trường lúc này là thị
trường con bò tót - Bull Market (để đảm bảo tính chính xác, trong phần còn lại của của đề án sẽ dự
nguyên thuật ngữ tiếng Anh : Bull Market). Còn ngược lại nếu mỗi biến động giảm đều làm cho giá
xuống những mức thấp hơn còn mỗi điều chỉnh đều không đủ mạnh để làm cho giá tăng lên đến
mức đỉnh của những đợt tăng giá trước đó thì xu thế cấp 1 của thị trường lúc này là giảm giá, thị
trường được gọi là thị trường con gấu-Bear Market (trong phần còn lại sẽ giữ nguyên từ tiếng
Anh). Thông thường, về lý thuyết thì xu thế cấp 1 chỉ là một trong 3 loại xu thế mà một nhà đầu tư
dài hạn quan tâm. Mục đích của nhà đầu tư đó là mua chứng khoán càng sớm càng tốt trong một
thị trường lên giá, sớm đến mức anh ta có thể chắc chắn rằng mới có duy nhất mình anh ta bắt
đầu mua và sau đó nắm giữ đến khi và chỉ khi Bull Market đã thực sự kết thúc và bắt đầu Bear
Market. Nhà đầu tư hiểu rằng họ có thể bỏ qua một cách an toàn tất cả những sự xen vào của các
điều chỉnh cấp 2 và các dao động nhỏ vì họ đầu tư dài hạn theo xu thế chính của thị trường. Tuy
nhiên với một kinh doanh chứng khoán ngắn hạn thì những biến động của xu thế cấp 2 lại có vai
trò quan trọng bởi họ kiếm lợi nhuận dựa trên những biến động ngắn hạn của thị trường.
4. Xu thế cấp 2
Trang 2
Saga Communication
Kinh Doanh Là Văn Minh
www.saga.vn
Xu thế cấp 2 là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn quá trình vận động của giá theo xu
thế cấp 1. Chúng là những đợt suy giảm tạm thời (trung gian) hay còn gọi là những điều chỉnh xuất
hiện ở các Bull Market; hay những đợt tăng giá hay còn gọi là hồi phục xuất hiện ở các Bear
Market. Thường thì những biến động trung gian này kéo dài từ 3 tuần đến nhiều tháng. Chúng sẽ
kéo ngược lại khoản 1/3 đến 2/3 mức tăng (hay giảm tùy loại thị trường) của giá theo xu thế cấp 1.
Do đó, chẳng hạn trong Bull Market, nếu chỉ số giá bình quân công nghiệp tăng liên tục ổn định
hay có gián đoạn rất nhỏ và mức tăng đạt đến 30 điểm, khi đó xuất hiện xu thế điều chỉnh cấp 2,
thì người ta có thể trông đợi xu thế điều chỉnh này có thể làm giảm từ 10 đến 20 điểm cho đến khi
thị trường lặp lại xu thế tăng cấp 1 ban đầu của nó.
Dẫu sao cũng cần lưu ý là qui tắc giảm 1/3 đến 2/3 không phải là một luật lệ không thể phá vỡ mà
nó đơn giản chỉ là một nhận xét về khả năng có thể xảy ra mà hầu hết các biến động cấp 2 đều bị
giới hạn trong mức này. Rất nhiều trong số đó ngừng tác động ở điểm gần với mức 50% mà rất
hiếm khi đạt đến mức 1/3.
Như vậy có 2 tiêu chí để nhận định một xu thế cấp 2: Tất cả những chuyển động của giá ngược
hướng với xu thế cấp 1 kéo dài ít nhất 3 tuần và kéo hoàn lại ít nhất 1/3 mức biến động thức của
xu thế cấp 1 (tính từ điểm kết thúc biến động cấp 2 trước đó đến biến động cấp 2 này, bỏ qua
những dao động nhỏ) thì được coi là thuộc loại trung gian hay còn gọi là biến động cấp 2. Mặc dù
đã có những tiêu chí để xác định một xu thế cấp 2 nhưng vẫn có những khó khăn trong việc xác
định thời điểm hình thành và thời gian tồn tại của xu thế.
5.Xu thế nhỏ (Minor)
Đây là những dao động trong thời gian ngắn (dài tối đa 3
tuần, hường chỉ dưới 6 ngày) mà theo như thuyết Dow
đã nói đến, bản thân chúng không thực sự có ý nghĩa
nhưng chúng góp phần tạo nên các xu thế trung gian.
Thông thường thì một biến động trung gian dù là một xu
thế cấp 2 hay là một phần của xu thế cấp 1 xen giữa hai
xu thế cấp 2 liên tiếp, đều được tạo thành từ một dãy
gồm 3 hay nhiều hơn những dao động nhỏ khác nhau.
Xu thế nhỏ là dạng duy nhất trong 3 loại xu thế có thể bị
“lôi kéo” (bị tác động). Để tác động vào xu thế cấp 1 và 2
thì cần những giao dịch với khối lượng rất lớn và điều
này hầu như là không thể.
Trang 3
Để làm rõ khái niệm về 3 xu thế của thị trường, ta có thể
so sánh với biến động của sóng biển với một số điểm
giống nhau như sau: Xu thế cấp 1 trong giá chứng
khoán giống như những đợt thủy triều lên hay xuống.
Có thể so sánh thị trường lên giá (Bull Market) với thủy triều lên. Thủy triều dâng nước lên bờ biển
ngày càng xa vào sâu trong bờ và đến đỉnh của thủy triều thì lại quay ngược trở về biển. Khi thủy
triều rút lại được so sánh với thị trường xuống giá (Bear Market). Và cho dù trong lúc thủy triều lên
hay xuống thì luôn có những con sóng đập vào bờ rồi lại lùi lại về biển. Khi thủy triều lên mỗi con
Saga Communication
Kinh Doanh Là Văn Minh
www.saga.vn
sóng liên tiếp nhau vào bờ, sóng sau vào sâu hơn sóng trước
lại góp phần làm thuỷ triều vào xa hơn trong bờ, nhưng khi thủy
triều xuống mỗi con sóng không mang nước ra xa bờ mà nước
giảm xuống là do sóng sau vào đến bờ ở mức thấp hơn (tụt lại
hơn) so với đỉnh của sóng trước, mỗi con sóng do đó sẽ trả lại
dần dần bờ biển như trước khi thủy triều lên. Những con sóng
này là các xu thế trung gian, có thể cấp1 hay cấp 2 tùy thuộc
hướng chuyển động của nó so với hướng của thủy triều vào
thời điểm xảy ra xu thế đó.
Mặt biển cũng luôn luôn biến động với những gợn sóng nhấp
nhô chuyển động cùng chiều, ngược chiều hay chuyển động ngang so với hướng của những con
sóng lớn - những gợn sóng này biểu hiện cho các xu thế nhỏ (những dao động hàng ngày có vai
trò không quan trọng như đã nói ở phần trên). Những đợt thủy triều, những con sóng và những
gợn sóng nhỏ chính là những hình ảnh so sánh giống nhất đối với những biến giá của một thị
trường. Trong những phần sau ta sẽ còn xem xét đến một lý thuyết khác về thị trường gọi là Lý
thuyết Sóng Elliott, trong đó mọi biến động của thị trường đều gắn trực tiếp với các con sóng.
6. Bull Market (thị trường con bò tót - thị trường tăng giá)
Một xu thế tăng giá cơ bản thường bao gồm 3 thời kì. Thời kì đầu tiên là quá trình “tích tụ”, trong
quá trình này, những nhà đầu tư có tầm nhìn xa sẽ tiến hành xem xét các doanh nghiệp, có thể
vào thời kì này doanh nghiệp đang suy thoái nhưng nhà đầu tư nhận thấy khả năng doanh ngiệp
có thể chuyển biến tình hình thành tăng trưởng nhanh chóng, có thể giá cổ phiếu của nó sẽ tăng
trong thời gian tới. Đây cũng là thời điểm mà cổ phiếu này đang được chào bán rất nhiều bởi
những nhà đầu tư đang có tâm lý rất chán nản và e sợ về tình trạng của những cổ phiếu của họ
và để nhằm tăng dần giá chào bán của họ khi thị trường xuất hiện sự suy giảm trong khối lượng
giao dịch. Các bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó có thể không tốt thậm chí rất tồi. Công
chúng hoàn toàn cảm giác thất vọng khi tham gia vào thị trường chứng khoán bởi họ thấy lượng
tiền đã đầu tư của họ đang giảm giá trị nhanh chóng và có nguy cơ còn giảm nữa, vì vậy mà họ
muốn thoát ra khỏi thị trường. Tuy nhiên có thể nhận...
 
Top