angel_sun1996
New Member
Bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu được lấy cảm bứng từ một tiếng hò thân thuộc của quê hương và tiếng hò ấy trở thành mạch cảm xúc của bài thơ.
- Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên sông một tiếng hò!
- Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
- Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên sông một tiếng hò!
- Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Về mặt hoàn cảnh trữ tình, khi nghe một tiếng hò vọng lên lẻ loi, đơn độc giữa trời trưa, thi sĩ cảm nhận tất cả sự hiu quạnh, và bỗng thấy nhớ thương đồng quê, con người nhọc nhằn trên đồng quê ấy. Đó là sự đồng cảm, hòa điệu của nhiều nỗi hiu quạnh: hiu quạnh của không gian đồng vắng, của thời gian trưa vắng, của cuộc đời buồn tủi nhọc nhằn và hiu quạnh ngay trong lòng người đang bị giam cầm giữa bốn bức tường đá, cách biệt với cuộc sống bên ngoài.
Về mặt nội dung, hai câu thơ vang lên một tiếng than. Tiếng kêu xác nhận về nỗi quạnh hiu thăm thẳm mà mình đang trải nghiệm. Cũng là tiếng kêu của một triết lí về nỗi quạnh hiu cùng cực, không gì có thè sánh nổi này! Qua đó, người ta thấy được một cõi lòng hoang vắng vì cách biệt và thiếu vắng cảnh sắc cuộc sống bên ngoài. Cho nên nổ là nỗi quạnh hiu của một người tha thiết yêu đời mà bị cách li khỏi cuộc đời.
Hiệu quả nghệ thuật của việc lặp lại trước hết có tác dụng liên kết. Lặp và điệp từ là một cách liên kết các mảng nội dung khác nhau, thậm chí xa nhau trở nên liền mạch ý. Nhưng quan trọng hơn là tác dụng biểu cảm. Việc lặp lại này bao giờ cũng có tác dụng như một điệp khúc, nó nhấn mạnh, tô đậm cảm xúc, khắc sâu ý tưởng. Lặp lại, điệp từ tạo ra một nhịp điệu luân hồi, triền miên khiến cho một nỗi niềm trở nên da diết khôn nguôi, thậm chí càng lúc càng nặng trĩu.
Đồng quê hiện lên rất đậm nét qua nỗi nhớ của tác giả. Đó là những cảnh sắc như đồng ruộng với những cồn thơm, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai sắn ngọt bùi; xóm nhà chìm lặng, con đường mòn mỏi theo nầm tháng. Tất cả đều là những cảnh sắc đơn sơ quen thuộc mà rất đỗi thân thương. Là những bóng dáng người lao động lam lũ, nhọc nhằn, và nhất là bóng dáng người mẹ già đơn chiếc – những kiếp người muôn đời gắn bó với đất đai. Họ chất phác và bền bỉ như đất đai.
Tóm lại, Nhớ đồng là nhớ toàn bộ cuộc sống bên ngoài mà giờ đây đã trở nên cách biệt đối với người chiến sĩ bị tù đày.
Mạch cảm xúc chính trong bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu bắt nguồn từ tiếng hò thân thuộc
Nhớ đồng là một tâm trạng khá chân thực và trọn vẹn với những diễn biến tự nhiên, liền mạch. Nỗi nhớ bắt đầu dâng lên khi nghe thấy tiếng hò. Tiếng hò gợi dậy tất cả những gì của thế giới đồng quê bên ngoài. Đầu tiên là nhớ những cảnh sắc, rồi nhớ đến những bóng dáng con người: từ những người lao khổ trên đồng đến hình bóng thân yêu nhất là người mẹ già nua đơn chiếc. Rồi nhớ về chính mình những ngày chưa bị giam cầm, tóc đang được tung hoành trong bầu trời tự do bát ngát. Cuối cùng khi trở lại với thực tại bị giam cầm, trong lòng tác giả trĩu nặng một nỗi nhớ triền miên.
Nỗi nhớ bắt đầu từ hiện tại đi ngược về quá khứ rồi cuối cùng lại trở về hiện tại; từ thực tại giam cầm ngược về thuở tự do rồi lại trở về với thực tế giam cầm. Nó không chỉ có nhớ nhung mà còn tràn ngập xót thương, không chỉ có buồn rầu thương nhớ cuộc đời mà còn cháy bỏng niềm khao khát tự do. Và quan trọng hơn, bên dưới tâm trạng ây là một nỗi bất bình, phẫn uất với thực tại.
Bài thơ mang tên Nhớ đồng nhưng cảm xúc và hình ảnh không dừng lại ở nỗi nhớ đồng, mà đó còn là sự nhớ thương cuộc sống, nồi lòng khao khát tự do và bất bình với thực tại.
- Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên sông một tiếng hò!
- Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
- Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên sông một tiếng hò!
- Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Về mặt hoàn cảnh trữ tình, khi nghe một tiếng hò vọng lên lẻ loi, đơn độc giữa trời trưa, thi sĩ cảm nhận tất cả sự hiu quạnh, và bỗng thấy nhớ thương đồng quê, con người nhọc nhằn trên đồng quê ấy. Đó là sự đồng cảm, hòa điệu của nhiều nỗi hiu quạnh: hiu quạnh của không gian đồng vắng, của thời gian trưa vắng, của cuộc đời buồn tủi nhọc nhằn và hiu quạnh ngay trong lòng người đang bị giam cầm giữa bốn bức tường đá, cách biệt với cuộc sống bên ngoài.
Về mặt nội dung, hai câu thơ vang lên một tiếng than. Tiếng kêu xác nhận về nỗi quạnh hiu thăm thẳm mà mình đang trải nghiệm. Cũng là tiếng kêu của một triết lí về nỗi quạnh hiu cùng cực, không gì có thè sánh nổi này! Qua đó, người ta thấy được một cõi lòng hoang vắng vì cách biệt và thiếu vắng cảnh sắc cuộc sống bên ngoài. Cho nên nổ là nỗi quạnh hiu của một người tha thiết yêu đời mà bị cách li khỏi cuộc đời.
Hiệu quả nghệ thuật của việc lặp lại trước hết có tác dụng liên kết. Lặp và điệp từ là một cách liên kết các mảng nội dung khác nhau, thậm chí xa nhau trở nên liền mạch ý. Nhưng quan trọng hơn là tác dụng biểu cảm. Việc lặp lại này bao giờ cũng có tác dụng như một điệp khúc, nó nhấn mạnh, tô đậm cảm xúc, khắc sâu ý tưởng. Lặp lại, điệp từ tạo ra một nhịp điệu luân hồi, triền miên khiến cho một nỗi niềm trở nên da diết khôn nguôi, thậm chí càng lúc càng nặng trĩu.
Đồng quê hiện lên rất đậm nét qua nỗi nhớ của tác giả. Đó là những cảnh sắc như đồng ruộng với những cồn thơm, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai sắn ngọt bùi; xóm nhà chìm lặng, con đường mòn mỏi theo nầm tháng. Tất cả đều là những cảnh sắc đơn sơ quen thuộc mà rất đỗi thân thương. Là những bóng dáng người lao động lam lũ, nhọc nhằn, và nhất là bóng dáng người mẹ già đơn chiếc – những kiếp người muôn đời gắn bó với đất đai. Họ chất phác và bền bỉ như đất đai.
Tóm lại, Nhớ đồng là nhớ toàn bộ cuộc sống bên ngoài mà giờ đây đã trở nên cách biệt đối với người chiến sĩ bị tù đày.
Mạch cảm xúc chính trong bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu bắt nguồn từ tiếng hò thân thuộc
Nhớ đồng là một tâm trạng khá chân thực và trọn vẹn với những diễn biến tự nhiên, liền mạch. Nỗi nhớ bắt đầu dâng lên khi nghe thấy tiếng hò. Tiếng hò gợi dậy tất cả những gì của thế giới đồng quê bên ngoài. Đầu tiên là nhớ những cảnh sắc, rồi nhớ đến những bóng dáng con người: từ những người lao khổ trên đồng đến hình bóng thân yêu nhất là người mẹ già nua đơn chiếc. Rồi nhớ về chính mình những ngày chưa bị giam cầm, tóc đang được tung hoành trong bầu trời tự do bát ngát. Cuối cùng khi trở lại với thực tại bị giam cầm, trong lòng tác giả trĩu nặng một nỗi nhớ triền miên.
Nỗi nhớ bắt đầu từ hiện tại đi ngược về quá khứ rồi cuối cùng lại trở về hiện tại; từ thực tại giam cầm ngược về thuở tự do rồi lại trở về với thực tế giam cầm. Nó không chỉ có nhớ nhung mà còn tràn ngập xót thương, không chỉ có buồn rầu thương nhớ cuộc đời mà còn cháy bỏng niềm khao khát tự do. Và quan trọng hơn, bên dưới tâm trạng ây là một nỗi bất bình, phẫn uất với thực tại.
Bài thơ mang tên Nhớ đồng nhưng cảm xúc và hình ảnh không dừng lại ở nỗi nhớ đồng, mà đó còn là sự nhớ thương cuộc sống, nồi lòng khao khát tự do và bất bình với thực tại.