TOCDUOIGA_9X

New Member

Download miễn phí Mạch đếm và phân loại sản phẩm





Ánh sáng hồng ngoại (tia hồng ngoại) là ánh sáng không thể nhìn thấy được bằng mắt thường , có bước sóng khoảng từ 0.86μm đến 0.98μm . Tia hồng ngoại có vận tốc truyền bằng vận tốc ánh sáng .
Tia hồng ngoại có thể truyền đi được nhiều kênh tín hiệu. Nó được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp.Lượng thông tin có thể đạt 3 mega bit /s. Lượng thông tin được truyền đi với ánh sáng hồng ngoại lớn gấp nhiều lần so với sóng điện từ mà người ta vẫn dùng .
Tia hồng ngoại dễ bị hấp thụ , khả năng xuyên thấu kém . Trong điều khiển từ xa bằng tia hồng ngoại , chùm tia hồng ngoại phát đi hẹp , có hướng , do đó khi thu phải đúng hướng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

kiểm tra lại bit GIE và PEIE trong thanh ghi INTCON.
2.2.9.2 USART đồng bộ.
USART đồng bộ được kích hoạt bằng cách set bit SYNC và chỉ hoạt động kiểu bán song công (half-duplex) . Cổng giao tiếp vẫn là chân RC7/RX/DT và RC6/TX/CK và được cho phép bởằng cách set bit SPEN. USART đồng bộ có 2 chế độ hoạt động là Master được chọn bằng cách set bit CSRC TXSTA và Slave được chọn bằng cách xóa bit CSRC TXSTA. Điểm khác biệt duy nhất giữa hai chế độ này là ở chế độ Master sẽ lấy xung clock từ bộ tạo xung baud BRG còn chế độ Slave thì lấy xung clock từ bên ngoài qua chân RC6/TX/CK.
Các thanh ghi liên quan tới quá trình truyền nhận dữ liệu bằng USART:
Thanh ghi INTCON (địa chỉ 0Bh, 8Bh,10Bh, 18Bh): cho phép tất cả các ngắt.
Thanh ghi PIR1 (địa chỉ 0Ch): chứa cờ hiệu TXIF.
Thanh ghi PIE1 (địa chỉ 8Ch): chứa bit cho phép ngắt truyền TXIE.
Thanh ghi RCSTA (địa chỉ 18h): chứa bit cho phép cổng truyền dữ liệu (chân RC7/RX/DT và RC6/TX/CK).
Thanh ghi TXREG (địa chỉ 19h): thanh ghi chứa dữ liệu cần truyền.
Thanh ghi TXSTA (địa chỉ 98h): thanh ghi xác lập thông số cho việc truyền.
Thanh ghi SPBRG (địa chỉ 99h): xác định tốc độ baud.
2.2.9.2.1 Truyền dữ liệu ở chế độ Master.
Trình tự truyền dữ liệu và các thanh ghi, các cờ hiệu giống như chế độ USART truyền bất đồng bộ.
Các bước cần tiến hành để truyền dữ liệu:
Tạo xung truyền baud bằng cách nạp giá trị vào thanh ghi điều khiển RSBRD và bit điều khiển tốc độ baud BRGH.
Cho chế độ đồng bộ hoạt động bằng cách set bit SYNC và set bit SPEN.
Set bit TXIE nếu cần sử dụng ngắt.
Set bit TX9 nếu sử dụng chế độ truyền 9 bit.
Set bit TXEN để cho phép truyền dữ liệu (lúc này bit TXIF cũng được set).
Nếu gửi 9 bit dữ liệu thì ghi bit thứ 9 vào TX9D.
Đưa 8 bit dữ liệu vào thanh ghi TXREG.
Nếu sử dụng ngắt truyền thì kiểm tra lại bit GIE và PEIE trong thanh ghi INTCON.
2.2.9.2.2 Nhận dữ liệu ở chế độ Master.
Trình tự nhận dữ liệu và các thanh ghi, các cờ hiệu giống như chế độ USART nhận bất đồng bộ.
Các bước cần tiến hành để nhận dữ liệu:
Tạo xung truyền baud bằng cách nạp giá trị vào thanh ghi điều khiển RSBRD và bit điều khiển tốc độ baud BRGH.
Cho chế độ bất đồng bộ hoạt động bằng cách xóa bit SYNC và set bit SPEN.
Xóa bit CREN và SREN.
Set bit RCIE nếu cần sử dụng ngắt.
Set bit RX9 nếu sử dụng chế độ truyền 9 bit.
Nếu chỉ nhận 1 word dữ liệu thì set bit SREN, nếu nhận 1 chuỗi dữ liệu thì set bit CREN.
Sau khi dữ liệu được nhận, cờ RCIF sẽ được set và ngắt được kích hoạt (nếu RCIE được set).
Đọc bit thứ 9 trong thanh ghi RCSTA nếu ở chế độ 9 bit dữ liệu.
Đọc 8 bit dữ liệu trong thanh ghi RCREG.
Nếu có lỗi trong khi truyền nhận, xóa lỗi bằng cách xóa bit CREN.
Nếu sử dụng ngắt nhận thì kiểm tra lại bit GIE và PEIE trong thanh ghi INTCON.
USART ở chế độ Slave: Chế độ này khác với các chế độ truyền nhận bằng bộ USART ở chỗ là nó vẫn họat động khi PIC16F877A đang ở chế độ ngủ (sleep mode), xung clock nhận từ chân RC6/TX/CK.
Truyền dữ liệu ở chế độ Slave
Nếu hai từ được ghi vào trong thanh ghi TXREG trước khi lênh ngủ (sleep) được thực thi thì quá trình sẽ xảy ra như sau:
Từ dữ liệu đầu tiên được đưa vào thanh ghi TSR ngay lập tức để truyền đi.
Từ dữ liệu thứ hai vẫn nằm trong thanh ghi TXREG.
Cờ hiệu TXIF không được set.
Sau khi từ đầu tiên đã dịch ra khỏi thanh ghi TSR, thanh ghi TXREG tiếp tục truyền từ thứ hai vào thanh ghi TSR và cờ hiệu TXIF được set.
Nếu ngắt truyền được cho phép thì ngắt này sẽ đánh thức vi điều khiển, bộ đếm chương trình chỉ tới địa chỉ chứa chương trình ngắt (0004h).
Các bước tiến hành truyền dữ liệu:
Set bit SYNC, SPEN, xóa bit CSRC.
Xóa bit CREN, SREN.
Set bit TXIE nếu sử dụng ngắt.
Nếu định dang dữ liệu là 9 bit thì set bit TX9.
Set bit TXEN.
Nếu gửi 9 bit dữ liệu thì ghi bit thứ 9 vào TX9D.
Đưa 8 bit dữ liệu vào thanh ghi TXREG.
Nếu sử dụng ngắt truyền thì kiểm tra lại bit GIE và PEIE trong thanh ghi INTCON.
Nhận dữ liệu ở chế độ Slave
Ở chế độ này không chịu sự tác động của bit SREN.
Khi bit CREN được set trước khi lệnh ngủ được thực thi, một từ vẫn tiếp tục được nhận. Sau đó dữ liệu được đưa từ thanh ghi RSR vào thanh ghi RCREG và bit RCIF được set. Nếu bit RCIE được set, ngắt sẽ được thực thi và vi điều khiển được đánh thức, bộ đếm chương trình chỉ tới địa chỉ chứa chương trình ngắt (0004h) để thực thi ngắt.
Các bước tiến hành nhận dữ liệu:
Set bit SYNC, SPEN, xóa bit CSRC.
Set bit RCIE nếu sử dụng ngắt.
Nếu định dang dữ liệu là 9 bit thì set bit RX9.
Set bit CREN để bắt đầu nhận dữ liệu.
Cờ RCIF được set khi nhận một từ dữ liệu, ngắt có thể được kích hoạt.
Nếu gửi 9 bit dữ liệu thì đọc bit thứ 9 ở thanh ghi RCSTA.
Đọc 8 bit dữ liệu vào trong ghi RCREG.
Nếu có lỗi xảy ra trong khi truyền nhận thì xóa bit CREN để xóa lỗi.
Nếu sử dụng ngắt truyền thì kiểm tra lại bit GIE và PEIE trong thanh ghi INTCON.
2.2.10. I²C
PIC16F877A có bộ giao tiếp đồng bộ MSSP (Master Synchronous Serial Port). Bộ giao tiếp này họat động theo 2 kiểu là SPI (Serial Peripheral Interface) và I²C.
Bộ MSSP ở kiểu I²C có thể hoạt động ở dạng chủ (Master) và tớ (Slave), sử dụng chân RC3/SCK/SCL làm chân Serial clock (SCL) và chân RC4/SDI/SDA làm chân Serial data (SDA). Ta phải cài đặt chế độ xuất nhập cho hai chân này ở thanh ghi TRISC .
Giao tiếp I²C sử dụng 6 thanh ghi trong PIC16F877A là:
MSSP Control Register (SSPCON): điều khiển MSSP.
MSSP Control Register 2 (SSPCON2): điều khiển MSSP.
MSSP Status Register (SSPSTAT): chứa trạng thái hoạt động của MSSP.
Serial Receive/Transmit Buffer Register (SSPBUF): bộ đệm.
MSSP Shift Register (SSPSR): thanh ghi dịch truyền nhận dữ liệu.
MSSP Address Register (SSPADD): chứa địa chỉ giao diện MSSP.
Thanh ghi SSPCON, SSPCON2 cho phép đọc và ghi. Thanh ghi SSPSTAT chỉ cho đọc và ghi ở 2 bit đầu.
Thanh ghi SSPBUF chứa dữ liệu truyền nhận và là thanh ghi đệm cho thanh ghi SSPSR.
Thanh ghi SSPADD chứa địa chỉ của thiết bị ngoại vi cần truy xuất dữ liệu của I²C khi hoạt động ở slave mode. Ở master mode, thanh ghi SSPADD chứa giá trị tạo ra tốc độ baud cho xung clock dùng cho truyền nhận.
Bộ MSSP hoạt động khi bit cho phép SSPEN (SSPCON) được set, bốn bit cuối của thanh ghi SSPCON dùng để chọn chế độ hoạt động cho I²C là:
I²C Master mode, clock = OSC/4 (SSPADD + 1)
I²C Slave mode (7-bit địa chỉ)
I²C Slave mode (10-bit địa chỉ)
I²C Slave mode (7-bit địa chỉ) với cho phép ngắt do start và stop bit.
I²C Slave mode (10-bit địa chỉ) với cho phép ngắt do start và stop bit.
I²C Firmware Controlled Master mode.
* I²C Master mode
I²C master mode được xác lập bằng cách đưa những giá trị thích hợp vào các bit SSPhần mềm của thanh ghi SSPCON và set bit SSPEN. Ở chế độ này, các chân SCL và SDA được điều khiển bởi phần cứng của MSSP.
Sơ đồ khối MSSP (I²C master mode)
Ở chế độ này, vi điều khiển tao ra xung start, stop và xung giao tiếp nối tiếp. Xung này được tạo ra từ bộ BRG. Giá trị xác định tần số baud được lấy từ 7 bit thấp của thanh ghi SSPADD. Khi dữ liệu đưa vào thanh ghi SSPBUF, bit BF được set vào BRG tự động đếm về 0 và tự động nạp lại khi tràn.
Sơ đồ khối BRG của I²C master mode.
* Điều kiện Start.
Để tạo điều kiện start, trước hết bit cho phép tạo điều kiện start SEN (Start Co...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top