Kameron

New Member
3 tháng đầu không nên ăn đào , gây thai nhiệt không tốt , các cụ cũng nói ''Đào câm, cà điếc'' mà bạn không biết sao!3 tháng đầu mang thai bạn cũng nên kiêng rau sam, rau ngót, mướp đắng, hạt bo bo,ý dĩ vì gây co bóp, kích thích tử cung thai dễ bị đẩy ra ngoài, ngải cứu tuyệt đối kiêng vì có tác dụng tan máu đông , lưu thông máu mà thai nhi 3 tháng đầu khác gì cục máu đông nên không tốt cho thai nhi, kiêng ăn nhãn, vải,lựu,mai, mận, ngải cứu,lô hội, nhân sâm, táo mèo,dưa hấu vì nóng gây thai nhiệt cản trở nuôi dưỡng thai nhi , kiêng ăn bột sắn vì gây lạnh cho thai (bạn để ý khi mang thai cơ thể mình nhiệt độ hơi nóng là để tốt cho thai nhi đó mà), nên kiêng ba ba, tôm (chỉ ăn sau khi sinh để co dạ con lại), cua (cũng gây lưu thông máu huyết tan máu đông chỉ nên ăn vào 3 tháng cuối) rong biển ảnh hưởng không tốt cho thai thời kỳ đầu, kiêng ớt, mù tạt, Đi khám bác sỹ bảo không kiêng gì nhưng hiếm muộn thì nên kiêng cẩn thận kẻo khổ thân con ! Mình mới sinh được 5 tháng con gái mình trộm vía cứng cáp vì hồi mình mang bầu ăn trứng 17 quả trứng ngống chưa kể trứng gà,trứng cút, chịu khó ăn cá hồi, các loại hạt, quả khô và sữa uống nhiều nên trôm vía con khá cứng cáp đấy là mọi người nói, hi, Chúc các con khỏe mạnh, hay ăn , chóng lớn !
 

color_cosmo

New Member
Một số loại trái cây phụ nữ mang thai ăn vào có thể bị tăng nhiệt bào thai, gây co bóp tử cung, thậm chí có thể gây khuyết tật bào thai hay sẩy thai. Quả táo mèo Theo nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học, quả táo mèo làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non ở thai phụ. Quả nhãn Theo đông y, quả nhãn tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hỏa bởi vậy sẽ có hại cho thai phụ, gây tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, làm cho vị khí ngược lên, dẫn đến nôn mửa. Ăn quả nhãn hay long nhãn trong một thời gian dài sẽ hại đến âm, xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết, dấu hiệu của sẩy thai, sinh non. Khoai tây Củ khoai tây, nhất là khoai tây đã mọc mầm xanh có chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật, ăn 44,2 - 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng. Rau răm ( rau chân vịt) Rau chân vịt làm cản trở hấp thu chất sắt dẫn đến thiếu máu. Nguyên nhân, do rau chân vịt có nhiều axít làm cho chất sắt của nó không được ruột non hấp thu, thậm chí còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu nặng thêm. Lạc Ăn lạc trong thời kỳ thai nghén làm tăng các loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai. Ăn lạc trong thời gian mang thai còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho trẻ nhỏ sau này. Quả đào Quả đào có vị ngọt, tính nóng cho nên, nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng. Đu đủ xanh Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hay thường chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là sẽ gây sẩy thai. Gừng, ớt Gừng ớt gây nóng trong nên dễ gây hiện tượng táo bón. Hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì thế thai phụ dùng lâu không có lợi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén có thể dùng gừng nhưng không được quá 4 ngày. Bên cạnh đó, một số loại trái cây rất tốt cho thai phụ đó là: Quả táo chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: axit maclic, tannin... ăn nhiều táo có thể tăng cường sức đề kháng cho thai nhi mặt khác còn giúp bà bầu giữ dáng người tránh thừa cân, béo phì. Quả lựu, đặc biệt là nước ép quả lựu rất tốt cho thai phụ và sự phát triển trí não của thai nhi, giúp đứa trẻ sinh ra giảm nguy cơ bị tổn thương ở não do là quả lựu chứa hàm lượng cao polyphenol có khả năng chống lão hóa và bảo vệ thần kinh. Tuy nhiên, phụ nữ thiếu máu nên hạn chế ăn quả lựu. Quả bơ rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, bà bầu ăn nhiều quả bơ trong 3 tháng đầu sẽ sinh con thông minh hơn. Các loại như dứa, chuối, vải rất tốt nhưng lưu ý với những thai phụ mắc bệnh tiểu đường và thừa cân vì những loại quả này có hàm lượng đường cao. Dưa hấu giúp lợi tiểu nhưng nếu ăn quá nhiều lại dễ dàng bị mất nước do cơ thể bài tiết quá nhanh và nhiều lượng nước ra ngoài.
 

Aurelius

New Member
Trong 3 tháng đầu, phụ nữ thường phải đối mặt với chứng ốm nghén khiến việc ăn uống trở lên khó khăn hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt nhất, chị em nên chia thành nhiều bữa nhỏ (5-6 bữa) trong ngày để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén. Bà bầu 3 tháng đầu thường rất dễ bị sảy thai nên việc vận động nhẹ nhàng là rất cần thiết. Chị em cũng cần chú ý tránh xa những nơi nhiễm hóa chất độc hại để không ảnh hưởng đến thai nhi. Riêng trường hợp của bạn đã từng sảy thai 2 lần trước đó nên rất dễ sảy thai quen dạ. Để hạn chế nguy cơ này có thể xảy ra, bạn nên chú ý đến việc đi lại phải nhẹ nhàng. Nếu đã tìm ra nguyên nhân của 2 lần sảy thai trước thì phải rất cẩn trọng trong lần này. Nếu sảy thai do cơ thể bạn gặp bất cứ vấn đề gì bất thường, bạn cần nhập viện để theo dõi thai kỳ được an toàn nhất. Trong 3 tháng đầu bạn cũng cần bổ sung thêm axit folic hàng ngày kết hợp với một lối sống lành mạnh và ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Nghiên cứu thay đổi nồng độ hoạt tính 1 số yếu tố đông máu ở phụ nữ mang thai giai đoạn 3 tháng cuối Tài liệu chưa phân loại 0
Q Nghiên cứu thay đổi nồng độ hoạt tính 1 số yếu tố đông máu ở phụ nữ mang thai giai đoạn 3 tháng giữa Tài liệu chưa phân loại 0
G Nghiên cứu thay đổi nồng độ chất chống đông sinh lý ở phụ nữ mang thai giai đoạn 3 tháng cuối Tài liệu chưa phân loại 0
C Nghiên cứu thay đổi nồng độ chất chống đông sinh lý ở phụ nữ mang thai giai đoạn 3 tháng giữa Tài liệu chưa phân loại 0
A Nghiên cứu thay đổi nồng độ chất chống đông sinh lý ở phụ nữ mang thai giai đoạn 3 tháng đầu Tài liệu chưa phân loại 0
W Nghiên cứu sự thay đổi hoạt tính một số yếu tố kháng đông sinh lý ở phụ nữ mang thai ba tháng cuối Tài liệu chưa phân loại 0
J nghiên cứu thay đổi của các chỉ số xét nghiệm aptt, pt, fibrinogen và số lượng tiểu cầu ở phụ nữ mang thai giai đoạn ba tháng đầu Tài liệu chưa phân loại 2
F Mình mang thai đã hơn 6 tháng rồi nhưng ngực ko to lên, có ai gặp trường hợp giống mình không? Sức khỏe 1
A Mới có con 5 tháng … có thể tiếp tục mang thai được không? Sức khỏe 1
F Người phụ nữ mang thai tháng thứ 4-5 nếu vẫn sinh hoạt vợ chồng thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi khô Sức khỏe 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top