Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp Marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Thủy sản Sài Gòn (Seaprodex Saigon)





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
 
Chương 1: Khái quát hoạt động Marketing xuất khẩu và công ty Seaprodex Saigon 3
1.1. Lý luận chung về hoạt động marketing XK 3
1.1.1. Khái niệm về Marketing quốc tế 3
1.1.2. Khái niệm về Marketing XK 4
1.1.3. Vai trò của Marketing XK 5
1.1.4. Quy trình Marketing XK 5
1.1.5. Nghiên cứu thị trường Marketing XK 7
1.1.6. Chính sách Marketing hỗn hợp 9
1.1.6.1. Chính sách sản phẩm 9
1.1.6.2. Chính sách giá 12
1.1.6.3. Chính sách phân phối 15
1.1.6.4. Chính sách chiêu thị 18
1.2. Vài nét về công ty Seaprodex Saigon 21
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 21
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty 23
1.2.2.1. Chức năng 23
1.2.2.2. Nhiệm vụ 24
1.2.2.3. Mục tiêu 24
1.2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ 25
1.2.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 25
1.2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 26
1.2.4. Hoạt động kinh doanh của công ty 29
1.2.4.1. Lĩnh vực kinh doanh 29
1.2.4.2. Mặt hàng kinh doanh 29
1.2.4.3. Thị trường XNK 30
1.2.4.4. cách kinh doanh 30
1.2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 31
1.2.5.1. Tình hình nhân sự 31
1.2.5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 33
1.2.5.3. Kim ngạch XNK 37
Chương 2: Thực trạng áp dụng Marketing XK tại công ty Seaprodex Saigon 39
2.1. Thực trạng XK thuỷ sản của công ty giai đoạn 2005-2008 39
2.1.1. Kim ngạch XK Thuỷ sản 39
2.1.2. Cơ cấu thị trường XK 41
2.1.3. Cơ cấu mặt hàng XK 43
2.1.4. Tình hình biến động giá 45
2.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty. 47
2.3. Thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing hỗn hợp 48
2.3.1. Khái quát tình hình xây dựng và thực hiện chiến lược 48
2.3.2. Các công cụ Marketing mix trong hoạt động XK thuỷ sản của công ty Seaprodex Saigon 49
2.3.2.1. Chính sách sản phẩm 49
2.3.2.2. Chính sách giá 51
2.3.2.3. Chính sách phân phối 51
2.3.2.4. Chính sách chiêu thị 52
2.3.3. Những thành tựu và hạn chế 53
2.3.3.1. Thành tựu 53
2.3.3.2. Hạn chế 54
Chương 3: Một số giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản tại công ty Seaprodex Saigon 55
3.1. Những căn cứ cho việc đề xuất giải pháp 55
3.1.1. Dự báo tình hình tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của thế giới 55
3.1.2. Triển vọng xuất khẩu thuỷ sản của công ty 60
3.1.2.1. Những thuận lợi 60
3.1.2.1. Những thách thức 62
3.1.3. Phương hướng hoạt động KD cho công ty 65
3.1.3.1. Mục tiêu phát triển 65
3.1.2.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh 65
3.2. Các giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động XK thuỷ sản 67
3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và lựa chọn thị trường XK 67
3.2.2. Các giải pháp về Marketing mix 71
3.2.3. Thị trường và các chiến lược áp dụng 79
3.3. Một số kiến nghị 87
3.3.1. Về phía tổng công ty 87
3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước 89
3.3.3. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và .91
Kết kuận 92
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

5, giá năm 2007 tăng gần gấp đôi so với năm 2006. Giá tôm thế giới tăng mạnh vào cuối năm 2007 tới gần hết quý I năm 2008, sau đó giảm nhẹ vào đầu quý II, phục hồi vào quý tiếp theo và giảm mạnh vào cuối năm. Sự bất ổn giá tôm toàn cầu nên đã ảnh hưởng giá tôm của công ty, vào năm 2008 giá tôm xuất khẩu của công ty đã giảm gần 1000USD/ tấn so với năm 2007.
Cá: Giá cá xuất khẩu của công ty biến động đều qua các năm, nếu năm này tăng thì năm sau sẽ giảm: Giá năm 2006 tăng 650 USD/Tấn so với năm 2005, giá năm 2007 lại giảm khoảng 650 USD/Tấn so với năm 2006 và năm 2008 tăng khoảng 700USD/Tấn so với năm 2007.
Nghêu, sò: Giá hai mặt hàng này kể từ hai năm trở lại đây đã giảm đi nhiều so với các năm trước đó. Năm 2007, giá xuất khẩu của chúng giảm gần 1000 USD/Tấn so với năm 2006. Và từ 2007 đến 2008, giá hai mặt hàng này có chênh lệch nhưng không đáng kể.
Nguyên nhân tăng hay giảm giá không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan mà lại phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: ảnh hưởng của giá thế giới dẫn đến sự bất ổn về giá của các nhà cung ứng trong nước, chi phí sản xuất, các quy định về chất lượng hàng hoá, tác động từ sự bất ổn của tỷ giá hối đoái, chiến lược giá cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành, yếu tố cung - cầu của hàng thủy sản xuất khẩu.
Mức lợi nhuận mà công ty thu được không cao, nguyên nhân là do cách kinh doanh chủ yếu của công ty là mua hàng từ các nhà cung cấp trong nước sau đó xuất bán lại cho các đối tác nước ngoài với vai trò là trung gian thương mại vì vậy công ty phụ thuộc nhiều vào giá bán của các nhà cung cấp trong nước.
Vì vậy, nhiệm vụ được đưa lên hàng đầu của công ty trong những năm sắp tới là mở rộng và hoàn thiện quy mô các công xưởng, tạo ra dây chuyền khép kín từ nuôi trồng - thu mua - chế biến,…nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty.
2.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị trường của công ty Seaprodex Saigon:
Nắm bắt được tính quan trọng và cấp thiết cho hoạt động Marketing xuất khẩu thủy sản của công ty, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trên thị trường quốc tế thì hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu cho sản phẩm này càng trở nên quan trọng và không thể thiếu được cho một công ty xuất nhập khẩu như Seaprodex Saigon. Đối với một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường quốc tế thì công tác nghiên cứu và lựa chọn thị trường là bước quan trọng đầu tiên cho hoạt động Marketing xuất khẩu. Qua nghiên cứu đánh giá nhu cầu thị trường, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu, hoạch định được các chiến lược Marketing đối với thị trường mục tiêu đã chọn. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, công ty Seaprodex Saigon đã không ngừng nghiên cứu theo dõi nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của thị trường qua những lần cử cán bộ đi sang thị trường xuất khẩu, tham gia các cuộc hội chợ triển lãm quốc tế trên các thị trường xuất khẩu.
Ngoài ra, các nguồn tài liệu mà công ty sử dụng để nghiên cứu thị trường như:
Các tài liệu xuất bản trong nước: Tạp chí thủy sản, niên giám thống kê, các cuộc hội thảo, báo chí hàng ngày…
Các bản tin chuyên mục của các phương tiện truyền thông, truyền hình
Qua các đánh giá, dự báo, phân tích của các hãng cung cấp thông tin có uy tín ở nước ngoài.
Thông tin về thị trường nhập khẩu của các cơ quan Chính phủ: Bộ Thủy sản, Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), Bộ Thương mại, Đại sứ quán và các tham tán thương mại tại các nước nhập khẩu.
Tuy nhiên, các nguồn thông tin thu thập ở trên vẫn chưa phục vụ được cho công tác lựa chọn thị trường của công ty. Hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị trường của công ty Seaprodex Saigon còn mang tính thụ động, chủ yếu là phục vụ cho những thị trường có sẵn, hay khách hàng tự tìm đến và thiết lập mối quan hệ với công ty. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là: Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ và các nước EU.
2.3. Thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing hỗn hợp tại công ty Seaprodex Saigon:
2.3.1. Khái quát tình hình xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing:
Triết lý Marketing hiện đại khẳng định rằng: Chìa khóa để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của doanh nghiệp là doanh nghiệp phải xác định đúng những nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu, từ đó tìm cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng các cách có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy quá trình phát triển, xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu được đối với một doanh nghiệp xuất nhập khẩu như Seaprodex Saigon.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận một thực tế là hoạt động Marketing của công ty Seaprodex Saigon chưa thể hiện rõ nét với tư cách là một hoạt động có tính độc lập tương đối, mà được gắn liền với hoạt động tiêu thụ của các phòng ban kinh doanh tổng hợp và xuất nhập khẩu. Công ty Seaprodex chưa có hoạt động Marketing một cách thường xuyên và rõ nét, cụ thể:
Chưa có phòng ban chuyên trách, chịu trách nhiệm về quản trị Marketing nên các hoạt động Marketing thường được thực thi bởi phòng kinh doanh và chủ yếu là phòng xuất nhập khẩu.
Chưa có chiến lược chính sách Marketing một cách có hệ thống mà chỉ có những phương hướng kế hoạch Marketing mang tính tạm thời. Các hoạt động Marketing được tiến hành như những giải pháp mang tính tình huống, không có tính lâu dài với ý nghĩa chiến lược.
2.3.2. Các công cụ Marketing-mix trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty Seaprodex Saigon:
Marketing-mix là một tập hợp các biến số mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và quản lý được, nó được sử dụng nhằm đạt được những phản ứng mong muốn từ phía các khách hàng mục tiêu. Các công cụ của chính sách Marketing-mix là: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị.
Tuy công ty chưa xây dựng chính sách Marketing-mix một cách có hệ thống nhưng trong quá trình thực hiện hoạt động xuất khẩu nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh, công ty Seaprodex Saigon cũng đã đề cập đến các công cụ của chính sách Marketing-mix.
2.3.2.1. Chính sách sản phẩm:
Sản phẩm là yếu tố quan trọng đầu tiên của Marketing-mix, các yếu tố còn lại của chính sách này được xác định trên yếu tố sản phẩm đã được xác định. Quyết định về sản phẩm của công ty là đưa ra các quyết định về cơ cấu chủng loại sản phẩm, chất lượng, bao bì và nhãn hiệu của sản phẩm xuất khẩu.
Cơ cấu chủng loại sản phẩm thủy sản xuất khẩu của công ty được căn cứ vào: khả năng, tiềm năng sản xuất hàng xuất khẩu của công ty và của các nhà cung cấp.
Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của công ty chủ yếu là các mặt hàng đông lạnh tươi sống và một số mặt hàng giá trị gia tăng. Bao gồm:
Mực, bạch tuộc: Đây chính là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, và Hàn Quốc luôn là nhà nhập khẩu lớn nhất hai mặt hàng này. Các sản phẩm được tiêu thụ mạnh là: m
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chiến lược marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A Marketing nhằm góp phần hoàn thiện và thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Sản xuất Bao bì và Hàng xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
N Áp dụng Marketing-Mix nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Bia Nghệ An Luận văn Kinh tế 0
E Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động marketing của Công ty TNHH Sơn Rosa Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Những giải pháp marketing-Mix nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty nhựa cao cấp hàng không Tài liệu chưa phân loại 2
M Ứng dụng Marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ ở Công ty Dệt 8-3 Tài liệu chưa phân loại 0
L Ứng dụng Marketing – Mix nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả của công ty vật tư Bưu điện I Tài liệu chưa phân loại 0
B Ứng dụng Marketing – Mix nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty vật tư Bưu điện I Tài liệu chưa phân loại 0
G marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đối với sản phẩm cà phê tại tổng công ty cà phê Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T hoàn thiện chính sách Marketing quốc tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hoá dầu tại công ty Hoá dầu Petrolimex (PLC) Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top