langthangvn33

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Tính cấp thiết của đề tài 2
2. Mục đích, nhiệm vụ 3
2.1 Mục đích 3
2.2 Nhiệm vụ 3
3. Phương pháp nghiên cứu 4
3.1 Phương pháp luận 4
3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 4
4. Thao tác hóa khái niệm 5
II. PHẦN NỘI DUNG 6
1.Thực trạng mất đất nông nghiệp ở nước ta 6
1.1 Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa, 7
hiện đại hóa
1.2 Thực trạng công tác đền bù cho người dân mất đất nông nghiệp 7
1.3 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp đã bị thu hồi 12
1.4 Thực trạng giải quyết việc làm cho người dân bị mất đất nông nghiệp 14
2. Hậu quả của mất đất nông nghiệp 17
2.1 Vấn đề an ninh lương thực 17
2.1 Vấn đề thiếu việc làm của người dân bị mất đất nông nghiệp 19
III. PHẦN KẾT LUẬN 21
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO1
CHƯƠNG 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thế giới ngày nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn
cầu. Đáng chú ý là những thách thức về khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng
lương thực. Ở Việt Nam, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
chúng ta đã và đang thu hút sự đầu tư của nước ngoài, các dự án xây dựng hạ tầng,
nhà máy, khu đô thị được mọc lên trên những mảnh đất nông nghiệp của bà con
nông dân.
Nước ta vốn là nước nông nghiệp nên vấn đề nông nghiệp, nông thôn luôn
luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước. Hiện nay, 70.4% dân cư nước ta đang sống ở vùng nông thôn. Nếu như
những người này được sống trong an sinh và phát triển thì họ sẽ tạo ra một nền tảng
vững chắc cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã phải trả giá quá lớn về mô hình công
nghiệp hóa theo hướng bóc tách lấy nông nghiệp cho công nghiệp, nông thôn cho
đô thị, tàn phá thậm chí loại bỏ nông nghiệp và nông thôn. Điều đó đã dẫn đến
những hậu quả lâu dài trên quy mô quốc gia về tính bền vững của phát triển, về
khủng hoảng lương thực, thực phẩm, về phá hoại môi trường sinh thái, về việc đẩy
một số đông dân cư vào thế bần cùng hóa. Đặc biệt sự thay đổi ấy còn gây ra xung
đột, khủng hoảng xã hội.
Việc thu hồi đất là để xây dựng các khu công nghiệp chính là điều kiện thuận
và thời cơ thuận lợi để một bộ phận lực lượng lao động nông nghiệp, là khu vực có
năng suất thấp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh mặt tích cực, nhiều
vấn đề bức xúc trong xã hội cũng nảy sinh sau việc thu hồi đất. Đó là việc mua bán
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
đất bất hợp pháp, nhiều vụ tiêu cực ở nông thôn cũng nảy sinh từ việc thu hồi đất
đai, hiện tượng thiếu việc làm của người nông dân khi họ đã mất hết đất nông
nghiệp để canh tác. Hàng loạt thanh niên bỏ quê đi phiêu dạt đến các thành phố lớn
để kiếm sống. Và hơn thế nữa là những tệ nạn xã hội ở đô thị đã tràn về nông thôn.
Lối sống của người dân đô thị cũng xâm lấn vào lối sống của người dân nông thôn.
Để từ đó một nền văn hóa nông thôn của chúng ta cũng bị thay đổi nhiều.
Từ những thực tế trên đòi hỏi chúng ta đặt ra các câu hỏi: Thực trạng mất đất
nông nghiệp ở nông thôn đang diễn ra như thế nào? Hậu quả của việc mất đất nông
nghiệp ở Việt Nam ra sao? Nguyên nhân của vấn đề mất đất nông nghiệp hiện nay
là gì? Chính sách đền bù cho người dân mất đất nông nghiệp hiện nay như thế nào?
Những biện pháp nào khả thi để cải thiện tình trạng mất đất nông nghiệp? Đây là
những câu hỏi mà đề tài “Mất đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và
hậu quả trong tương lai” sẽ góp phần giải đáp.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích:
- Mô tả thực trạng mất đất nông nghiệp, tìm hiểu quan điểm của người dân
về việc thu hồi đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng lấy đất nông nghiệp
vào việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị và góp phần vào phát triển bền
vững nông thôn.
2.2. Nhiệm vụ:
- Thao tác hóa các khái niệm và lý thuyết có liên quan trong quá trình nghiên
cứu.3
- Tìm hiểu quan điểm của người dân về vấn đề mất đất nông nghiệp.
- Xây dựng bộ chỉ báo về các yếu tố liên quan tới quan điểm của người dân
về vấn đề mất đất nông nghiệp.
- Đưa ra các kết luận, khuyến nghị nhằm làm giảm thiểu tình trạng mất đất
nông nghiệp của người dân, góp phần vào phát triển bền vững nông thôn.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1 Phương pháp luận:
Đề tài vận dụng phương pháp duy vật biện chứng làm nền tảng cơ sở và cho
nghiên cứu.
Đề tài vận dụng một số lý thuyết xã hội học để làm cơ sở nghiên cứu như: Lý
thuyết chức năng, lý thuyết phát triển bền vững.
- Theo hướng tiếp cận của lý thuyết chức năng: Xã hội là một hệ thống
tương đối chặt chẽ được cấu thành từ các tiểu hệ thống. Mỗi tiểu hệ thống giữ một
vai trò nhất định, thực hiện những chức năng nhất định để duy trì sự tồn tại và phát
triển của toàn bộ hệ thống” (Các lý thuyết xã hội học – Vũ Quang Hà, tr.146). Vận
dụng lý thuyết chức năng vào đề tài nghiên cứu này nhằm giải thích cho sự ổn định
trật tự của xã hội nông thôn. Đó là một xã hội ưa chuộng hòa bình, không muốn
biến đổi. Khi có sự can thiệp của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để lấy đất
nông nghiệp ở nông thôn thì sẽ xảy ra những biến đổi xã hội. Sự biến đổi ấy là
“phản chức năng” của các tiểu hệ thống ở xã hội nông thôn.
- Theo hướng tiếp cận của lý thuyết phát triển bền vững: Theo quan điểm
của lý thuyết này, phát triển bền vững có nghĩa là không chỉ đảm bảo sự hài hòa với
môi trường tự nhiên (đặc biệt là môi trường sinh thái) mà còn đảm bảo sự hòa
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
thuận xã hội giữa các lực lượng xã hội. Vấn đề phát triển nông thôn và nông nghiệp
phải được đặt trong quan hệ phát triển công nghiệp, đô thị. Vận dụng lý thuuyết
này vào đề tài nhằm giải thích sự biến đổi của xã hội nông thôn sau khi thu hồi đất
nông nghiệp. Việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa có đảm bảo phát triển bền vững hay không?
3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp phân tích tài liệu:
Đề tài tiến hành phân tích kết quả của các công trình nghiên cứu về quản lý,
sử dụng đất nông nghiệp. Đặc biệt, đề tài sử dụng một phần kết quả phỏng vấn sâu
trong nghiên cứu “Tranh chấp, khiếu kiện đất đai – một biểu hiện của xung đột xã
hội nông thôn trong những năm đổi mới” (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Tây) của
tác giả Phan Văn Tân được tiến hành năm 2003.
Bên cạnh đó đề tài sử dụng các bài viết về vấn đề mất đất nông nghiệp để
làm tài liệu trong báo cáo này (báo nongnghiep.vn; nongdan.vn, tuoi tre.vn).
4. Thao tác hóa khái niệm:
Đất là tài nguyên vật liệu của con người. Đất có hai nghĩa: Đất đai là nơi ở,
xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông
lâm nghiệp. (theo Bộ Tài nguyên và môi trường).
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ
sợi và sản phảm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn
nuôi đàn gia súc.5
Như vậy đất nông nghiệp là đất để phục vụ quá trình sản xuất lương thực,
thực phẩm, thức ăn chăn nuôi gia súc, tơ sợi và những sản phẩm mong muốn khác
bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc.
CHƯƠNG 2
PHẦN NỘI DUNG
1.Thực trạng mất đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay:
1.1 Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa:
Đất nông nghiệp ở đồng bằng nước ta là những vùng đất màu mỡ và trù phú.
Từ những vùng đất ấy, người nông dân có thể tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp
để nuôi sống con người. Tuy nhiên hiện nay, những vùng đất có độ phì nhiêu cao
đang bị mất dần đi thay vào đó là các công trình xây dựng, các khu đô thị, khu công
nghiệp, sân golf…
Theo bà Hoàng Thị Vân Anh (Tổng cục quản lý đất đai): “Trong những năm
qua dẫu rằng diện tích đất nông nghiệp của chúng ta không ngừng tăng lên, nhưng
chủ yếu là tăng ở các vùng trung du và miền núi. Đối với vùng đồng bằng, nơi tập
trung đất nông nghiệp màu mỡ nhất (thậm chí được coi là vựa lúa) lại có xu hướng
giảm. Nếu như năm 2005, diện tích đất nông nghiệp của Đông Nam Bộ là hơn 1,96
triệu ha thì đến năm 2008 chỉ còn hơn 1,94 triệu ha. Tương tự ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long từ hơn 3,44 triệu ha (năm 2005) giảm xuống còn hơn 3,43 triệu ha
(năm 2008). Đối với vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian đó, đất nông
nghiệp đã giảm từ 0,96 triệu ha xuống còn 0,95 triệu ha”.
Theo báo cáo trên, ta có thể thấy rằng diện tích đất nông nghiệp ở các vùng
đồng bằng của nước ta đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Từ năm 2005 đến
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
năm 2008 (trong vòng 3 năm) nhưng diện tích đất nông nghiệp của Đông Nam Bộ
đã giảm 20000 ha, đồng bằng sông Cửu Long giảm 10000 ha, đồng bằng sông
Hồng giảm 10000 ha. Đó quả thật là những con số không nhỏ. Những diện tích đất
nông nghiệp ấy, nếu được tạo dùng để sản xuất nông nghiệp thì chắc chắn chúng ta
có thể nuôi sống được rất nhiều người trong xã hội.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2000-2007, tổng
diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trong cả nước là gần 500000 ha, chiếm khoảng
5% đất nông nghiệp đang sử dụng. Như vậy, bình quân mỗi năm nông dân phải
nhường 74000 ha đất nông nghiệp cho việc phát triển các khu công nghiệp, đô thị,
và kết cấu hạ tầng. Các vùng kinh tế trọng điểm có diện tích đất bị thu hồi chiếm
khoảng 50% diện tích đất bị thu hồi trong cả nước. Chỉ tính riêng năm 2007, diện
tích gieo cấy lúa đã giảm 125000 ha, trong tổng số 336000 ha đất trồng lúa đã bị
thu hồi. Điều đáng nói là đất nông nghiệp bị thu hồi có xu hướng năm sau luôn tăng
hơn năm trước.
Theo Giáo sư, tiến sỹ Vũ Tuyên Hoàng: “Phần đất canh tác bị chuyển đổi
lại là những vùng đất tốt. Như diện tích đất trồng trọt màu mỡ ven quốc lộ 5 cũng
bị đổ cát xây dựng các khu công nghiệp”.
Tiến sỹ Cao Vĩnh Hải (Viện nghiên cứu Hỗ trợ nông thôn- IRARD) đưa ra
con số đáng để chúng ta suy ngẫm: “Việt Nam là nước có diện tích đất trung bình
thế giới nhưng xét về mặt bình quân đất nông nghiệp thì đứng thứ 159”.
Một điều đáng buồn hơn nữa là đất bị thu hồi lại chính là những vùng đất
thuộc diện màu mỡ, hằng năm mang lại một khoản thu nhập không nhỏ cho người
nông dân: “Xã Tiền Phong –Mê Linh- Vĩnh Phúc có 562 ha đất nông nghiệp nhưng
đã hiến để làm công nghiệp tới 257 ha. Người dân trồng hoa 1 sào thu tới 20 triệu
đồng/năm, hành tây thu 15 triệu đồng và mướp đắng thu 10 triệu đồng. Theo tiến sỹ7
Cao Vĩnh Hải tính toán ở Tiền Phong 1 ha đất nông nghiệp có thể thu 270- 500
triệu đồng/năm”. (Nông dân mất đất- Câu chuyện đến hồi gay cấn!- Mai Xuân
Nghiên- nongnghiep.vn 11/03/2008)
Hầu hết người dân khi được hỏi về việc thu hồi đất nông nghiệp họ đều
không muốn mất đất. Họ cho rằng việc mất đất nông nghiệp như là cái “hạn” của
người dân. Họ còn tỏ thái độ bức xúc với cán bộ địa phương khi có dự án lấy đất
nông nghiệp ở xã. Một nông dân đã đặt câu hỏi:
“Tại sao đất nông nghiệp nhiều nơi chỉ làm ra 1 triệu đồng/năm, dân chán
ruộng, sản xuất kém hiệu quả lại không thu hồi mà đi thu hồi 1 sào đất nông nghiệp
làm ra 10 triệu đồng/năm. Chúng tui bầu ông làm trưởng thôn, ông phải làm gì cho
dân chứ. Không chúng tui sẽ không cho họ lấy đất đâu”.
Hiện nay, có thực trạng đất nông nghiệp bị thu hồi để làm đường thì cũng là
lúc hàng ngàn ha đất nông nghiệp hai bên đường sẽ được thu hồi để trả các nhà đầu
tư xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị. Một trong số những dự án ấy chúng ta
không thể không kể tới Quốc lộ 5B (nối Hà Nội với Hải Phòng qua Hưng Yên, Hải
Dương). Đây là con đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam. Nhưng để có con
đường hiện đại ấy, thì diện tích đất bị thu hồi để làm quốc lộ 5B là 1000 ha. Diện
tích đất nông nghiệp bị thu hồi làm khu công nghiệp, khu đô thị khoảng 4000 ha
(nguồn: “Thu ít thì vui, thu hết lại hoảng…”, Vũ Minh, Báo nongnghiep.vn
16/3/2009).
Có thể nói, diện tích đất nông nghiệp của nước ta đang ngày càng suy giảm.
Đặc biệt, những dự án lấy đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu
đô thị,… đều tập trung ở những vùng đất màu mỡ của nước ta. Khi mà dân số nước
ta đang tăng lên, diện tích đất nông nghiệp lại có xu hướng giảm theo hằng năm,
điều này tất yếu sẽ gây ra hậu quả không tốt cho xã hội. Khi mà chúng ta còn rất
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
nhiều diện tích đất ở trung du và miền núi thì các nhà quản lý không hướng các dự
án lên đó. Còn những vùng đất màu mỡ ở đồng bằng lại luôn vào trong tầm ngắm
của các nhà đầu tư nhằm xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị… Những mảnh
đất màu mỡ ấy một khi đã bị lấy đi thì không thể quay trở lại thành đất nông nghiệp
được nữa.
1.2 Thực trạng công tác đền bù cho người dân mất đất nông nghiệp
Việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước ở Việt Nam hiện vẫn còn nhiều bất cập. Trong đó, chúng ta không thể
không nhắc tới việc bồi thường, hỗ trợ cho người dân khi nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp. Mặc dù đã có luật về bồi thường cho người dân khi bị thu hồi đất
nông nghiệp nhưng sự bất hợp lý trong vấn đề này cho thấy ở nhiều nơi chính
quyền địa phương đã không làm đúng như những gì trong luật. Đó là tình trạng
chính quyền địa phương lạm dụng làm cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp với
dân để ăn chia chênh lệch thời gian sử dụng đất, diện tích đất cho thuê.
Nghiên cứu “Tranh chấp, khiếu kiện đất đai – một biểu hiện của xung
đột xã hội nông thôn trong những năm đổi mới” (nghiên cứu trường hợp tỉnh
Hà Tây) của tác giả Phan Văn Tân được tiến hành năm 2003 đã chỉ ra những sai
phạm của chính quyền ở đây về vấn đề quản lý đất đai: “Ở Hồng Hà, UBND Tỉnh
có quyết định số 989/QĐ-UB thu hồi 63578 m2 đất chuyển giao cho công ty cổ
phần xây dựng Anfal thuê để sử dụng sản xuất gạch Tynel; có thời hạn thuê là 30
năm. Quyết định do Phó chủ tịch UBND tỉnh ký. Nhưng sau đó, chưa đầy một
tháng, UBND tỉnh lại có công văn số2803/CV-UB-NL v/v đính chính văn bản, nêu
lý do: Do sơ xuất trong khi ban hành văn bản quyết định nay sửa lại thời gian thuê
từ 30 năm thành 50 năm”.9
Sự không đồng nhất trong cách làm việc của UBND tỉnh đã khiến cho người
dân thắc mắc. Điều này sẽ dẫn đến những xung đột trong xã hội. Mà hậu quả của
xung đột liên quan đến lợi ích của người dân thì không phải là nhỏ.
Lại có ý kiến của người dân cho rằng chính quyền địa phương cũng rất mập
mờ trong công tác cho thuê hay thu hồi đất:
“Ruộng chúng tui được sở hữu 20 năm, đã dùng 7 năm rồi, cán bộ đến bảo
với chúng tui cho doanh nghiệp thue đất 13 năm còn lại. Trong khi dân đồng ý với
cán bộ 13 năm thì doanh nghiệp ký hợp đồng thuê với chính quyền địa phương 30
năm. Sau này khi hợp đồng thuê đất hết chúng tui biết hỏi ai? Yêu cầu là xã phải
trả lời là thuê hay thu hồi đất” (Nữ 45 tuổi- An Khánh)
Bên cạnh đó, ở nhiều nơi trong cả nước, hiện tượng chính quyền địa phương
làm mất đi uy tín của mình trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng. Nhiều địa
phương nôn nóng muốn địa phương mình có nhiều công trình, dự án phát triển, chỉ
đạo lập, xét duyệt quy hoạch tràn lan, không tính đến sự khả thi của dự án. Lợi ích
của một số cán bộ địa phương không để ý đến quyền lợi của người dân mà chỉ quan
tâm tới nhiệm kỳ của mình phải có khu công nghiệp: “Thấy các nơi họ có khu công
nghiệp, cụm công nghiệp thì mình cũng làm, cứ có đất là làm” (nam 50 tuổi- Lê
Lợi).
Cán bộ lãnh đạo chính quyền thôn, xã đã không tôn trọng quyền làm chủ tập
thể của người dân, coi thường tổ chức, né tránh trách nhiệm. Vấn đề tham nhũng,
quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ đã đến mức báo động: “Lòng dân
không hẹp nhưng sự vô cảm và tha hóa của cán bộ địa phương đã khiến chúng tôi
hao kiệt niềm tin”
Giá đền bù của các chủ đầu tư còn chưa thực sự hợp lý, có sự giải quyết đơn
lẻ với những hộ nông dân không đồng ý cho lấy ruộng của mình. Chính điều đó đã
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
gây nên sự bất bình trong dân chúng: “Ở khu du lịch Thiên Sơn- Suối Ngà, ban
đầu, doanh nghiệp tuyên bố là không đền bù, sau khi người dân lên Trung ương
khiếu tố người ta mới đền bù cho 2600đ/m2 đất canh tác (gồm cả hoa màu). Nhận
thấy sự vô lý, người dân góp tiền cho người thay mặt về Trung ương khiếu tố tiếp,
giá đất lúc này được nâng lên 6600đ/m2, thấy chưa thỏa đáng, người dân lại tiếp
tục giữ đất, một lần nữa giá đền bù được nâng lên tới 8100đ/m2” (Nguồn :Nghiên
cứu của TS. Phan Văn Tân).
“Chúng tui chấp hành đúng yêu cầu của cán bộ chính quyền, chấp nhận trao
đất cho công ty thì được 12 triệu đồng/sào. Trong khi đó những hộ không chịu thực
hiện theo quy định của hợp đồng này, lại được công ty trao thêm cả chục triệu
nữa”. (Cụ bà 65 tuổi- An Khánh)
Ngoài ra, trong những bài viết trên báo nongnghiep.vn với chủ đề: “Nông
dân mất đất- câu chuyện đã đến hồi gay cấn” còn chỉ ra rằng người nông dân là
người luôn chịu thiệt thòi nhất: “Tỉnh, huyện muốn giá đền bù đất thổ cư cao để dễ
giải phóng mặt bằng, nhưng họ lại muốn giá đất nông nghiệp thấp để dễ trải thảm
đón doanh nghiệp vào. Điều này để đạt mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải
quyết sức ép chính trị, tăng thu ngân sách. Giá thấp, tỉnh huyện có biết nhưng vì lợi
ích mà họ bỏ qua”.
Sự thiệt thòi của người dân còn thể hiện rõ nét khi giá đền bù đất nông
nghiệp thì quá thấp. Trong khi đó, những mảnh đất nông nghiệp bị thu hồi sau khi
được quy hoạch lại có giá rất cao. Điều này đã tạo nên sự bất bình trong người dân:
“Chúng tui quá thiệt thòi, các công ty sau khi đền bù giá quá thâớ, rồi bán
lại để thu bạc tỷ. Mỗi sào đất đền bù của chúng tui không mua nổi vài m2 đất ở đó
sau khi bị thu hồi”(Nam 35 tuổi- An Khánh).11
Như vậy, có sự bất cập trong việc chủ đầu tư lấy đất nông nghiệp của dân để
phục vụ lợi ích của mình. Người dân đã quan niệm rằng chủ đầu tư ép giá nên càng
khiếu kiện càng được hưởng lợi: “Cứ mỗi lần đi kiện là một lần được lên giá”.
Chính những việc làm sai trái của chính quyền địa phương cùng với các doanh
nghiệp đã góp phần tạo nên những khủng hoảng, xung đột trong xã hội về vấn đề
mất đất nông nghiệp nông thôn hiện nay. Phải chăng do chính sách còn nhiều kẽ hở
nên trong xã hội đã nảy sinh tình trạng người nông dân bị mất đất luôn cảm thấy
mình bị thiệt thòi? Để từ đó xuất hiện những cán bộ đang lợi dụng chức vụ của
mình để làm giàu bất chính từ việc thu hồi đất nông nghiệp của người dân. Sự tranh
chấp về lợi ích của người dân tất yếu sẽ dẫn tới những xung đột, khủng hoảng trong
xã hội.
1.3 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp đã bị thu hồi:
Theo thống kê của bộ Tài Nguyên và Môi trường, trong vòng 5 năm 2001-
2005, tổng diện tích đất nông nghiệp của nước ta đã bị thu hồi chuyển sang đất phi
nông nghiệp tới 366.000 ha, chiếm 3,9% đất nông nghiệp đang sử dụng. Bình quân
mỗi năm thu trên 73.000 ha. Một trong những nơi, diện tích đất nông nghiệp bị lấy
đi 90-95 % để xây dựng các khu công nghiệp như ở Bắc Ninh. ( Nông dân mất đấtcâu chuyện đã đến hồi gay cấn- Mai Xuân Nghiên- nongnghiep.vn- 11/03/2008).
Đất nông nghiệp được lấy để thay vào đó là các khu công nghiệp, khu đô thị phục
vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Nhưng không phải nơi đâu khu công nghiệp cũng được mọc lên ngay. Mà có
những địa phương, các dự án lấy đất nông nghiệp để tiến hành xây dựng khu công
nghiệp lại trong tình trạng “quy hoạch treo”. Có một số dự án khác lại đem vào sử
dụng sai mục đích so với quy hoạch đang mỗi ngày một hiện diện ra trước mắt bà
con nông dân:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
“Các doanh nghiệp chưa trả tiền xong đã bán đất cho người khác. 3- 4 năm
nay, nhiều lô đất xây xong rồi để đó. Đất của người nông dân thì 3- 4 vụ/ năm. Vậy
mà giao cho doanh nghiệp thì bỏ hoang. Xót xa lắm!” (Cụ ông 79 tuổi An Khánh).
Những ruộng đất nông nghiệp đáng lẽ có thể cho ra rất nhiều sản phẩm dưới
bàn tay của bà con nông dân. Tuy nhiên, những mảnh đất ấy khi đi vào trong các
dự án quy hoạch thì lại trở thành đất trống, đất bỏ hoang:
“Các đô thị, khu công nghiệp khi chưa triển khai thì để cho dân cày cấy kiếm
cái ăn, đằng này để đất trống đã 3-4 năm nay mà cũng không triển khai xây dựng”
(Nữ 45 tuổi- An Khánh).
Thực trạng những dự án “quy hoạch treo” trên mảnh đất nông nghiệp ở nước
ta hiện nay còn khá phổ biến. Những dự án ấy, được vẽ lên trên giấy tờ trong nhiều
năm rồi lại để đấy khiến cho biết bao những ruộng đất màu mỡ trở thành những
khu đất bỏ hoang. Trong khi có hàng triệu nông dân lao đao vì mất tư liệu sản xuất
thì các khu công nghiệp lại rơi vào tình trạng “ ngủ đông”. Theo TS. Cao Vĩnh Hải
tại 4 tỉnh: Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên và Vĩnh Phúc cps tới 50% diện tích đất
đã giải phóng thuộc “quy hoạch treo”.
Đáng lo ngại hơn khi nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Mai Ái Trực có lần phát biểu trước Ủy ban thường vụ Quốc hội rằng sau khi
điều tra ở 12 khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng diện tích đất trên 2000 ha
nhưng tỷ lệ sử dụng đất và lấp đầy khu công nghiệp chưa đạt 50%, thậm chí có nơi
chỉ đạt 10%.
Nếu như những khu đất bị bỏ hoang ấy không bị lấy đi thì có thể cho ra rất
nhiều sản phẩm và có thể nuôi sống rất nhiều con người. Đằng này, khi đất đã bị
lấy đi, người nông dân thì thất nghiệp, khu công nghiệp thì chưa được xây dựng,
đất vẫn nằm im ở đó không biết đến bao giờ. Không những thế, khi đất bị bỏ13
hoang, người dân cấy lúa thì bị ủi đi. Phải chăng một số doanh nghiệp đã không
tính đến đạo lý, truyền thống, cán bộ thì quan liêu cho rằng quy hoạch là phải thực
hiện ngay?
“Về cái lý thì họ đúng, nhưng cái đạo và cái tình ở đây không còn. Lúa đang
đỏ đầu chỉ còn mấy ngày nữa thì thu hoạch cũng bị cưỡng chế, lấp đất đè lên lúa,
đến nay đất vẫn để không vậy thì phải đánh giá làm sao?” (Cụ bà 67 tuổi- An
Khánh).
Cha ông ta từ ngày xưa đã có câu: “Tấc đất, tấc vàng”. Đất là tư liệu sản xuất
để tạo ra lương thực, rau màu… nuôi sống con người. Nhưng gắn với cách làm của
một số doanh nghiệp cũng như cách quản lý của một số địa phương ta hiện nay cho
thấy đất nông nghiệp của chúng ta đang bị sử dụng một cách khá lãng phí. Giá như
các nhà quản lý, các chủ dự án biết quý trọng giá trị của đất đai mà nó đảm bảo an
ninh lương thực cho con người thì họ đã không để cho những dự án trở thành “quy
hoạch treo” như thế. Để cho những người nông dân khỏi phải xót xa khi đứng nhìn
những mảnh ruộng đã gắn bó với họ bao nhiêu đời. Những mảnh đất “bờ xôi ruộng
mật” của người nông dân nay trở thành những bãi đất để không mà họ cũng không
được phép canh tác trên đó nữa.
1.4 Thực trạng giải quyết việc làm cho người dân bị mất đất nông
nghiệp
Những người nông dân quanh năm gắn bó với đồng ruộng. Nay họ bị lấy đi
đất nông nghiệp của mình, cũng đồng nghĩa với việc họ bị mất đi tư liệu sản xuất.
Nếu không được chuyển đổi sang làm một công việc mới thì phần đông dân trong
số họ sẽ trở thành thất nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm cho những
người dân bị mất đất nông nghiệp ở nông thôn nước ta hiện nay vẫn còn nhiều nan
giải.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi14
Theo ông Lê Quý Đăng- Phó cục trưởng Cục Hợp tác xã- Phát triển nông
thôn, việc làm của các hộ bị thu hồi đất dựa vào sản xuất nông nghiệp chiếm tới
60%. Nếu như hộ ấy không giải quyết được việc làm sau khi bị thu hồi đất thì có
một số lượng lớn người thất nghiệp. Hơn thế, từ vấn đề thất nghiệp sẽ nảy sinh ra
rất nhiều những tệ nạn xã hội khác. Bằng phiếu điều tra ngẫu nhiên của phóng viên
nông nghiệp Việt Nam, trong số 100 người được hỏi thì có tới 99 người cho biết
hiện nay họ có nhu cầu và muốn được đi học nghề. Điều đó chứng tỏ người dân
khát khao có một việc làm ổn định. Hơn thế, việc đào tạo nghề cho người dân ở
những nơi bị thu hồi đất nông nghiệp ngày càng trở nên cần thiết.
Thực trạng hiện nay, các doanh nghiệp khi vào lấy đất đều hăng hái hứa
nhận tạo việc làm cho nông dân rồi lại “quên” đi đất ruộng đã thành khu công
nghiệp, khu đô thị. Chính điều đó đã dẫn tới một lực lượng lao động lớn ở nông
thôn không có việc làm. Địa phương có số người thất nghiệp lớn sau khi thu hồi đất
trong cả nước là Hà Tây. Theo ông Lê Đăng Quý ở Hà Tây hiện có 35700 người bị
mất việc do thu hồi đất, kế đó là Vĩnh Phúc (22800 người), Đồng Nai (12300
người).
Những lời cam kết của các chủ dự án trước khi lấy đất nông nghiệp của
người dân chỉ là những “lời nói gió bay mà thôi”. Khi đã lấy được đất rồi, họ để
cho người dân “sống chết mặc bay”. Khi được hỏi thì người ta đưa ra hàng tá lý do
để giải thích về việc tạo việc làm mới cho người dân sau khi bị thu hồi đất: “Công
nhân là con em của các gia đình được nhận vào làm việc, học nghề, được hứa
không phải đóng tiền nhưng thực tế phải đóng tiền và công việc nhẹ nhàng thì
không đến lượt họ” (Trưởng thôn- An Khánh).
Sau khi mất đất nông nghiệp, người nông dân bị thu hồi đất đều có mong
muốn được học nghề, được chuyển sang làm một nghề khác. Khi mất đất rồi cung
về lao động thì ít mà cầu về lao động thì nhiều. Một phần lỗi là do nhà đầu tư khi15
chưa tạo cơ hội việc giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Bên cạnh
đó, con em nông dân cũng chưa quen với thời gian, tác phong công nhân. Lối sống
của người làm nông nghiệp, nghỉ ngơi đã ăn sâu vào tiềm thức, tư tưởng, tác động
nhiều tới hoạt động của người nông dân khi đi vào làm việc cho các nhà máy. Do
vậy, những người chủ doanh nghiệp cũng không chấp nhận những người công nhân
này. Nếu người công nhân nghỉ việc nhiều thì sẽ dẫn tới chuyện sa thải công nhân.
Còn một số trường hợp khác người lao động do bị thời gian kéo dài ngoài sức chiụ
đựng của “tác phong nông nghiệp” nên họ đã “tự đào thải mình”.
Ở một số địa phương, sau khi lấy đất nông nghiệp, người dân cũng được đào
tạo nghề. Tuy nhiên, họ học nghề xong lại không có “đầu ra” cho nghề của mình.
Người dân đa số chỉ được đào tạo các nghề như thêu ren và mây tre đan. Đa số
người dân vẫn coi nghề này là nghề phụ dành cho phụ nữ và trẻ em:
“Anh tính, nguyên liệu như tre, vầu ở Nông Cống không có. Chúng tui phải
đi mua lại của các chủ buôn ở chợ Chuối (thị trấn Chuố, Nông Cống), họ buôn lại
từ trên Như Thanh về. Sản phẩm làm ra, chúng tui lại mang ra chợ Chuối bán lại
cho họ. Họ tiêu thụ đi đâu thì chúng tui không biết. Đôi thúng làm ra nhập lại có
15.000đ/đôi. Chúng tui đi các vùng khác biết cái thúng đó chính là hàng của dân
Tân Đạo, họ bán lại 25 – 30 nghìn/ đôi. Đau thế! Nhưng khổ cái, dân ở đây chỉ biết
đan thúng thôi, chứ làm gì có ai đứng ra tiêu thụ. Thế nên việc là, cũng không đều,
bữa tắt, bữa đỏ” (một thợ đan thôn Tân Đạo – xã Vạn Thắng – Thanh Hóa).
Dạy nghề cho nông dân từ trước đến nay đều được triển khai theo lối cấp
trên phân bổ kinh phí cho cấp dưới. Cấp dưới căn cứ nguồn vốn đó mà lên kế
hoạch dạy nghề gì cho người dân và dạy bao nhiêu người. Chính vì thế việc đào tạo
nghề cho bà con nông dân bị mất đất nông nghiệp còn nhiều bất cập đã khiến cho
họ phải bức xúc. Chính quyền địa phương ở một số nơi khi được hỏi lại tỏ thái độ
tắc trách. Họ đổ lỗi cho cấp trên, đổ lỗi cho người dân: “Vấn đề kinh phí đầu ra
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi16
cho sản phẩm để phát triển nghề đã có huyện và tỉnh lo. Việc triển khai đào tạo thì
chúng tui vẫn phải đào tạo. Còn người dân học xong có duy trì nghề hay không là
việc của họ chứ”. (Chủ tịch UBND xã Thanh Nghị - Lương Sơn – Hòa Bình).
Giải quyết việc làm cho người dân bị mất đất nông nghiệp vẫn còn là vấn đề
khó khăn ở mỗi địa phương. Người dân thì có nhu cầu học nghề lớn nhưng thực tế
đã khiến họ phải đi làm những công việc tự do, thu nhập bấp bênh khi không còn
đồng ruộng để sản xuất. Đáng lẽ ra khi người dân được cầm tiền đền bù họ phải sử
dụng vào việc đầu tư vào một nghề nghiệp mới. Nhưng đa số người dân vẫn sử
dụng tiền ấy để xây nhà, mua sắm đồ dùng trang thiết bị trong nhà. Họ không được
đào tạo nghề bài bản, thói quen và tác phong công nghiệp chưa phù hợp với những
người nông dân vốn “quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Do vậy, việc
đào tạo nghề cho người dân mất đất nông nghiệp là vấn đề cần được quan tâm, giải
quyết.
2. Hậu quả của mất đất nông nghiệp:
Đất nông nghiệp ở nông thôn khi được lấy đi để phục vụ quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh những lợi ích của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ấy, mất đất nông nghiệp cũng để lại những hậu quả đáng
lo ngại. Trong những hậu quả ấy, đề tài xin đề cập tới hai vấn đề nổi cộm hiện nay
do mất đất nông nghiệp ở nông thôn. Đó là vấn đề an ninh lương thực và vấn đề
thiếu việc làm của người dân bị mất đất nông nghiệp.
2.1 Vấn đề an ninh lương thực
Đất nông nghiệp được coi như một tài nguyên sinh học hàng đầu cho các thế
hệ tương lai. Nếu như chúng ta có những chính sách quản lý thích hợp đối với
nguồn tài nguyên này thì đất nước ta sẽ phát triển bền vững. Nhưng thực tế đã
chứng minh, hàng năm, chúng ta đã lấy đi hàng triệu ha đất nông nghiệp trên cả17
nước. Mà những vùng đất lấy đi đó lại là những vùng đất màu mỡ, để trồng lúa và
hoa màu của bà con nông dân. Như vậy, hậu quả đầu tiên phải kể đến khi đất nông
nghiệp bị mất đi đó là vấn đề về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và môi trường, chỉ tính riêng năm 2007,
diện tích gieo cấy lúa đã giảm 125000 ha, trong tổng số 336000 ha đất trồng lúa đã
bị thu hồi. Mặc dù nước ta là nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo nhưng
nước ta vẫn chưa đảm bảo lương thực một cách bền vững. Vì mức dự trữ của nước
ta mới chiếm khoảng 4% sản lượng là chưa đảm bảo an ninh lương thực khi có vấn
đề đột biến về thiên tai và thị trường. Hơn thế, hiện nay nước ta vẫn có 6,7 % số hộ
thiếu đói lương thực (GS.TS. Đỗ Kim Chung Trưởng khoa Kinh tế và phát triển
nông thôn – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội).
Có rất nhiều địa phương trong cả nước khi bị thu hồi đất nông nghiệp đều
đứng trước thách thức lớn về đảm bảo lương thực tại chỗ. Đó là trường hợp xã Tứ
Minh ở Hải Dương, mỗi năm bình quân lương thực đầu người ở đây chỉ còn 25,61
kg/năm. Hay trường hợp xã Đại Đồng (Tiên Du, Bắc Ninh) cũng rơi vào tình trạng
tương tự và khả năng đói kém đã hiện hữu trên mảnh đất này khi mà mỗi năm cả xã
thiếu chừng 5000 tấn lương thực/năm.
Những con số về tình trạng thiếu lương thực của những địa phương bị mất
đất nông nghiệp thật đáng báo động. Chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng
khủng hoảng lương thực. Nếu như chúng ta vẫn tiếp tục lấy đi những vùng đất đai
là “bờ xôi, ruộng mật” của bà con nông dân thì chắc chắn chúng ta không tránh
được sự thiếu hụt nghiêm trọng lương thực trong nước. Bởi lẽ, theo TS. Phạm Sĩ
Liêm – Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nhận định: “Đừng nghĩ rằng
chúng ta đang đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo là tưởng chúng ta nhiều đất.
Các nhà khoa học đã tính toán rằng dân số nước ta sẽ tăng lên 120 triệu dân thì
mới ổn định. Như vậy, chúng ta phải tính đến chuyện để ruộng mà nuôi 40 triệu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi18
người tăng thêm nữa. Phải bảo vệ tương lai của con cháu chúng ta, thì đó mới
được gọi là phá triển bền vững”.
Năm 1945, đất nước ta đã phải trải qua nạn đói khiến 2 triệu người bị chết.
Nạn đói đau thương ấy chắc hẳn vẫn còn in dấu trong ký ức của những ai đã phải
trải qua năm tháng khó khăn ấy và cả những thế hệ ngày nay. Vì thế chúng ta càng
phải biết rằng lương thực là một điều thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi
người. Nhưng điều đáng nói là 79% diện tích đất lúa đang bị suy giảm của cả nước
lại thuộc về Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Những mảnh
đất mà cha ông ta bao đời khai phá nay đang bị biến thành vùng bêtông, khu công
nghiệp, hay là nơi để phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí của một bộ người giàu
có trong xã hội như sân golf, khu sinh thái…
Như vậy, vấn đề an ninh lương thực quốc gia của chúng ta đang bị đe dọa
không phải bởi thiên nhiên mà do chính suy nghĩ của con người, nó nằm trong cách
quản lý của những nhà hoạch định chính sách.
2.2 Vấn đề thiếu việc làm của người dân ở nông thôn
Ở nước ta, mỗi khi có một dự án được quy hoạch là hàng ngàn ha đất nông
nghiệp bị lấy đi. Có những địa phương diện tích đất nông nghiệp đã bị lấy đi hết
khiến cho nông dân không còn đất để sản xuất. Đằng sau những khu công nghiệp,
những khu đô thị, những sân golf hiện đại là hàng loạt những vấn đề xã hội nảy
sinh. Trong đó, vấn đề thiếu việc làm của người dân nông thôn đang là một thực
trạng chưa có giải pháp tháo gỡ và có thể kéo theo nhiều hệ lụy xã hội khác.
Theo khảo sát của Thành Đoàn Thành phố Hà Nội, trong tổng số 68000
thanh niên ngoại thành ở 30 xã và 18 huyện thì có đến 80% thanh niên thiếu việc
làm, không có nghề nghiệp. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do diện tích
đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và người lao động không có kỹ năng nghề.19
Hầu hết các doanh nghiệp đều đưa ra những lời ngon ngọt về việc giải quyết
việc làm cho người dân mất đất. Tuy nhiên, trên thực tế số doanh nghiệp làm được
điều này rất ít.
“Hiện tại, có tới 67% số lao động mất đất vẫn phải “bám” nghề nông để
sống và thêm 20% nữa chịu cảnh nghề ngỗng lông bông hay không ổn định, có
nghĩa là chỉ 13% là tìm được công việc mới”.( Cục Hợp tác xã – Phát triển nông
thôn).
Đa số tâm lý những người nông dân khi có tiền đền bù đều lấy tiền đó để xây
nhà, mua sắm trang thiết bị. Đáng lẽ ra, số tiền đền bù đó phải được dùng để cho
người dân đầu tư vào việc học nghề mới. Nhưng hầu như người dân đều không làm
thế. Đó cũng là nguyên nhân nảy sinh ra các tệ nạn lô đề, cờ bạc, nghiện hút, trộm
cắp… ở các vùng nông thôn. Những người nông dân vốn quanh năm làm lụng vất
vả với số thu nhập thấp nên khi được cầm một khoản tiền lớn từ tiền đền bù họ
tưởng như mình đang trong mơ. Nên họ dùng tiền đền bù để xây nhà, mua sắm là
điều không tránh khỏi: “Đồng tiền đền bù đó lẽ ra phải để sử dụng để tạo lập việc
làm mới thì gần như 70% gia đình ở thôn tui lại đem sắm sửa vật dụng sinh họat”.
(nam 52 tuổi – An Khánh).
Thật đáng buồn khi những mảnh đất nông nghiệp có thể tạo ra một sản
lượng lớn lương thực nuôi sống con người đã và đang bị lấy đi ngày một nhiều.
Người dân thì không có đất để sản xuất. Họ phải trang trải cuộc sống của mình
bằng những công việc tự do, không ổn định. Một số người thì di cư ra thành phố
kiếm việc. Điều đó lại gây ra nhiều vấn đề xã hội nảy sinh khác.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi20
III. PHẦN KẾT LUẬN:
Hiện nay, tình trạnh thu hồi đất nông nghiệp đang diễn ra ở nhiều địa phương
trong cả nước. Diện tích đất nông nghiệp của nước ta đang ngày một giảm đi. Đặc
biệt, những vùng đất bị thu hồi là những vùng đất màu mỡ. Diện tích đất nông
nghiệp của nước ta có xu hướng năm sau bị thu hồi nhiều hơn năm trước.
Thực trạng các chính sách quản lý đất đai của chúng ta vẫn chưa được thực
hiện đồng bộ. Vẫn còn nhiều khe hở cho một số cán bộ địa phương lợi dụng chức
vụ để tạo ra sự bất cập trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng khi có dự án lấy
đất nông nghiệp. Những chính sách lấy đất nông nghiệp của người dân để phục vụ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra sự bất công bằng với người dân mất đất nông
nghiệp ở nông thôn. Đó là thực trạng khi đất nông nghiệp của người dân bị lấy đi
với giá đền bù thấp. Nhưng chỉ một thời gian sau doanh nghiệp, chủ đầu tư bán lại
đất ở đó với giá cao gấp nhiều lần. Tình trạng này sẽ nảy sinh những xung đột xã
hội ở nông thôn.
Vẫn còn nhiều dự án thu hồi đất nông nghiệp nhưng thực trạng sử dụng đất
đó rất lãng phí. Trong khi nông dân thiếu đất để sản xuất, thiếu việc làm nghiêm
trọng thì còn nhiều dự án thu hồi đất vào diện “Quy hoạch treo”. Điều đó gây ra
tình trạng lãng phí lớn.
Mất đất nông nghiệp gây ra hậu quả lớn với vấn đề an ninh lương thực quốc
gia. Nhiều địa phương sau khi thu hồi đất, lượng lương thực bình quân đầu người
một năm rất thấp. Có địa phương mất đất nông nghiệp hoàn toàn, người dân phải đi
mua lương thực quanh năm.
Việc thu hồi đất để xây dựng các Việc thu hồi đất để xây dựng các khi công
nghiệp chính là điều kiện thuận lợi để chuyện một bộ phận lao động nông nghiệp21
sang lao động có công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, khi đất nông nghiệp bị thu
hồi, trong xã hội đã nảy sinh nhiều vấn đề như thất nghiệp ở nông thôn, tình trạng
giải quyết việc làm cho người dân ở nông thôn vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Nhiều địa phương có tổ chức dạy nghề cho người dân bị mất đất nhưng công tác
dạy nghề ấy vẫn chưa hiệu quả. Từ đó dẫn tới tình trạng thất nghiệp của một bộ
phận lớn những người nông dân bị mất đất.
Người dân bị mất đất đa số có trình độ học vấn thấp. Họ quen với tác phong
làm nông nghiệp. Nên họ gặp khó khăn trong việc tìm việc làm thay thế nghề nông.
Đa số người dân sau khi bị mất đất làm những nghề mang tính chất thời vụ, không
ổn định.
Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn còn gây ra những hậu quả khác như
các tệ nạn xã hội, vấn đề an ninh nông thôn… Ngoài ra khi đất nông nghiệp bị lấy
đi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, sân golf… còn liên quan tới vấn đề
ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn.
Như vậy vấn đề đặt ra với các nhà quản lý là cần xây dựng hoàn thiện
pháp luật về đất đai. Cần chú ý tới công tác bồi thường đất đai cho người dân để
góp phần tạo ra tình trạng công bằng hơn trong xã hội.
Cần có chế tài xử phạt hay đánh thuế cao với những “dự án treo”, sử dụng
đất nông nghiệp sai mục đích của các dự án thu hồi đất nông nghiệp.
Các nhà quản lý cần quan tâm hơn nữa tới công tác giải quyết việc làm cho
người dân bị thu hồi đất nông nghiệp, đảm bảo thu nhập cho người dân ở nông
thôn. Cần đa dạng hóa ngành nghề, đào tạo nghề ở nhiều phương diện khác nhau.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

nhanvan1

New Member
tài liệu này rất tuyệt vời ! tui đang nghiên cứu về vấn đề này ! vậy nên cho phép tui tải và tham khảo nhé ! xin Thank tác giả
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến người nông dân bị mất đất Luận văn Kinh tế 0
T vấn đề về an sinh xã hội cho nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định Văn hóa, Xã hội 0
C [Free] Đề tài Ảnh hưởng đô thị hóa đến các hộ nông dân bị mất đất ở Ngoại Thành Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
A Ảnh hưởng đô thị hóa đến các hộ nông dân bị mất đất ở Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
G Phương pháp học tiếng anh cho người mất gốc Ngoại ngữ 0
D Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại huyện thiệu hóa – thanh hóa năm 2009 và một số yếu tố liên quan Văn hóa, Xã hội 0
W Tìm hiểu chấn thương xoang hàm và gò má: song thị, hạn chế vận nhãn, tê nửa bên mặt, viêm xoang, lỗ dò xoang, mất cân đối hai gò má, lõm má một Luận văn Kinh tế 0
B Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn Luận văn Kinh tế 0
R lời nói không mất tiền mua tiếng anh là gì? English 3
D Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị mất ngủ tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top