valentine1292002
New Member
Download miễn phí Đề tài Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: LÍ LUẬN CHUNG 2
I. Khái quát về nội dung của quy luật muâu thuẫn 2
I.1. Một số khái niệm cơ bản của quy luật 2
I.2. Nội dung của quy luật mâu thuẫn 2
I.3 Một số loại mâu thuẫn 4
II. Nguyên tắc chung vận dụng quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế 6
II.1. Quy luật kinh tế cũng tồn tại khách quan và chứa đựng mâu thuẫn 6
II.2. Thực hiện cách mạng xã hội để xây dựng nền kinh tế 7
PHẦN II: VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 8
I. Khái quát chung về kinh tế thị trường và đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 8
II. Một số mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 10
II.1. Kinh tế thị trường là nền kinh tế TBCN hay XHCN 10
II.2. Phân tầng xã hội và sự xuất hiện giai cấp ở Việt Nam hiện nay 12
II.3. Lợi ích là một trong những động lực của nền kinh tế: lợi ích cá nhân hay lợi ích xã hội? 14
II.4. QHSX ở Việt Nam liệu đã phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX 14
II.5. Mâu thuẫn giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội 16
III. Kết luật, giải pháp cho tình hình nền kinh tế thị trường ở nước ta 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-26-de_tai_mau_thuan_bien_chung_trong_qua_trinh_xay_dung_nen_kin.tv4kn1ZTOI.swf /tai-lieu/de-tai-mau-thuan-bien-chung-trong-qua-trinh-xay-dung-nen-kinh-te-thi-truong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-78171/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Quy luật kinh tế có tính khách quan, nó ra đời, phát huy tác dụng và mất đi không phụ thuộc vào ý chí của con người. Người ta không thể tự ý tạo ra những quy luật kinh tế đồng thời cũng không thể xoá bỏ chúng. Quy luật kinh tế ra đời trên những cơ sở kinh tế chung nhất. Cơ sở trực tiếp làm nảy sinh những quy luật kinh tế đặc thù là quan hệ sản xuất. Đến lượt nó, QHSX lại do tính chất và trình độ của LLSX quy định. Mà” theo C.Mác, người ta không thể tự ý lựa chọn được LLSX. Do vậy, quy luật kinh tế có tính khách quan.”[ Kinh tế chính trị hoc Mác- Lê nin, tập I, Nxb Giáo dục, 1998, tr 31].
Khách quan không có nghĩa là tự phát, con người hoàn toàn có khả năng để nhận thức và vận dụng ngày càng tốt hơn sự họat động của các quy luật kinh tế .
Trong hoạt động kinh tế , cần nhấn mạnh tính khách quan của các quy luật kinh tế . Có như vậy mới tránh được tình trạng chủ quan, duy ý chí,nâng cao được hiệu quả kinh tế – xã hội của những hoạt động kinh tế.
Tính mâu thuẫn của các quy luật kinh tế thể hiện ở cách hoạt động cuả nó. Các quy luật kinh tế hoạt động thông qua hoạt động của con người, con người lại hoạt động vì lợi ích của mình-mà lợi ích, hiện nay được phân phối không đồng đều giữa các cá nhân, tổ chức, các giai cấp ( chủ yếu ở xã hội TBCN), các Nhà nước .
Vì vậy, ở nước ta, vận dụng các quy luật kinh tế phải nhằm thực hiện tốt việc giải quyết lợi ích cho người lao động .
II.2. Thực hiện cách mạng xã hội để xây dựng nền kinh tế .
Lịch sử xã hội loài người là một quá trình phát triển, thay thế nhau của các hình thái kinh tế – xã hội. Việc chuyển một hình thái kinh tế –xã hội này sang một hình thái kinh tế –xã hội khác gọi là cách mạng xã hội .
Hay ta còn có cách hiểu khác: cách mạng xã hội là những bước chuyển biến mới của lịch sử trên phạm vi thế giới, nó là quá trình lịch sử có thể diễn ra hàng trăm năm, đồng thời việc giành chính quyền chỉ là một giai đoạn của cách mạng.
Vì yếu tố nền tảng của bất kì hình thái kinh tế –xã hội nào cũng là cách sản xuất và sâu xa hơn nữa là cơ sở hạ tầng, nên cách mạng xã hội trước hết phải là sự thay đổi chính bản thân các quan hệ kinh tế hợp thành cơ sở hạ tầng của xã hội. Hệ quả của những thay đổi này là sự chuyển biến tương ứng về kiến trúc thượng tầng cũng như toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội .
Cách mạng xã hội là sự thay thế cách sản xuất này bằng cách sản xuất khác; là việc xoá bỏ QHSX cũ, lỗi thời và xây dựng QHSX mới phù hợp với LLSX. tạo điều kiện cho LLSX phát triển. Đây là cách mạng kinh tế.
Cách mạng kinh tế là nhân tố căn bản của các cuộc cách mạng xã hội . Nó vừa là điểm khởi đầu, vừa là mục cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Sức hấp dãn và tính hiện thực của những kết quả mà cách mạng kinh tế có thể mang lại là động lực thúc đẩy sự tham gia của đông đảo dân chúng.Đặc trưng căn bản của cách mạng kinh tế là tính chất bước nhảy. Chính bước nhảy biện chứng này làm cho chất lượng của hình thái kinh tế – xã hội sau bao giờ cũng cao hơn so với hình thái có trước.
Có thể xem việc chuyển dổi nền kinh tế Việt Nam từ kinh tế bao cấp sang KTTT cũng là một cuộc cách mạng kinh tế . Đây là một cuộc cách mạng kinh tế mà đi đôi với nó là sự biến đổi về kiến trúc thuợng tầng của xã hội : sự thay đổi cơ chế quản lý, chủ trương chính sách, pháp luật, tư tưởng xã hội v.v…để thích ứng với nền kinh tế mới.
Vậy ta có thể thấy tính chất bước nhảy của cách mạng xã hội góp phần quan trọng vào sự phát triển cuả mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội loài người.
Phần II.
Vận dụng quy luật mâu thuẫn vào việc xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
I.Khái quát chung về KTTT và đặc trưng của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
I.1. Khái quát chung về KTTT.
Trước hết ta tìm hiểu hai khái niệm sau: khái niệm kinh tế hàng hoá và khái niệm cơ chế thị trường.
“Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế- xã hội mà trong đó hình thái phổ biến của sản xuất là sản xuất ra sản phẩm để bán và trao đổi trên thị trường”(1).
“Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều chỉnh nền kinh tế hàng hoá dưới sự tác động khách quan của các quy luật kinh tế vốn có của nó, cơ chế đó quyết định những vấn đề cơ bản của nền kinh tế (2).
Từ đó ta có: “ kinh tế hàng hoá được điều tiết bởi cơ chế thị trường hay vận động theo cơ chế thị trường gọi là “ kinh tế thị trường ””(3)[ (1) , ( 2 ),(3): Kinh tế chính trị Mác- Lê nin, tập hai, Nxb Giáo dục, 1996, tr 103, 191,104 ].
Hiện nay không có một nước nào trên thế giới có nền KTTT vận động hoàn toàn theo cơ chế thị trường “ hoàn hảo ” hoàn toàn do “ bàn tay vô hình ” theo cách nói của Adam-Smith, nhà kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh ở thế kỷ XVIII. Trái lại, chúng đều vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của các doanh nghiệp lớn và Nhà nước ở những mức độ và phạm vi khác nhau.
Và ở nước ta, kinh tế hàng hoá mà Đảng ta chủ trương xây dựng và phát triển trong thời kỳ quá độ lên CNXH là “ nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ” [ Văn kiện Đại hội Đảng lần VII, Nxb Chính trị quốc gia, 1996, tr21]
I.2. Đặc trưng của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam .
Nền KTTT định hướng XHCN cũng có những tính chất chung của nền kinh tế : nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của KTTT như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh; có chủ thể kinh tế có tính độc lập, tự chủ ; thị trường có vai trò quyết định trong việc phân phối các nguồn lực kinh tế; giá cả do thị trường quyết định; Nhà nước thực hiện điều tiết kinh tế vĩ mô để giảm bớt những thất bại của thị trường.
Nhưng bất cứ nền KTTT nào cũng hoạt động trong những điều kiện lịch sử-xã hội của một nước nhất định, nên nó bị chi phối bởi điều kiện lịch sử và đặc biệt là chế độ xã hội của nước đó, và do đó có đặc điểm riêng phân biệt với KTTT các nước khác.
Nền KTTT ở Việt Nam có những đặc trưng sau:
Thứ nhât, nền kinh tế dựa trên cơ cấu đa dạng về hình thức sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước làm chủ đạo. Do đó nền kinh tế gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Trong nền KTTT ở nước ta tồn tại ba loại hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Từ ba hình thức sở hữu cơ bản đó hình thành nhiều thành phần kinh tế , nhiều tổ chức sản xuất kinh doanh . Việc xác định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo là sự khác biệt có tính chất bản chất giữa KTTT định hướng XHCN với KTTT tư bản chủ nghĩa. Tính định hướng XHCN của nền kinh tế ở nước ta đã quy định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, bởi lẽ, mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương ứng với nó. Kinh tế Nhà nướ...