hiepsikiemtrang2006
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Mâu thuẫn biện chứng với quá trình xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 2
Phần I: NỘI DUNG 3
1. Cơ sở lý luận 3
1.1. Sự đấu tranh của các mặt đối lập trong một thể thống nhất 3
1.2. Sực chuyển hoá của các mặt đối lập 5
2. Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường 6
2.1. Thực trạng kinh tế thị trường ỏ Việt Nam 6
2.1.1. Một số đặc điểm chung của nền kinh tế thị trường ở nước ta 6
2.1.2. Một số đặc điểm của kinh tế thị trường ở Việt Nam nhìn từ góc độ triết học 8
2.2. Những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam 10
2.2.1. Mấy vấn đề lý luận chung của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ giữa kinh tế và chính trị 10
2.2.2. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. 14
2.2.3. Mâu thuẫn giữa các hình thái kinh tế trước đây và trong kinh tế thị trường 15
2.2.4. Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người xã hội chủ nghĩa. 16
Phần II: KẾT LUẬN 19
Phần III: DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-09-tieu_luan_mau_thuan_bien_chung_voi_qua_trinh_xay_d.2SpiCxwzja.swf /tai-lieu/tieu-luan-mau-thuan-bien-chung-voi-qua-trinh-xay-dung-kinh-te-thi-truong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-75120/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
cách thứ nhất: Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở trình độ cao hơn xét về mặt phương diện chất của sự vật.
Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến đấu tranh chuyển hoá lẫn nhau để hình thành quan hệ sản xuất mới là quan hệ sản xuất tư bản Chủ nghĩa và lực lượng sản xuất mới cao hơn về trình độ.
cách thứ hai: Có hai mặt chuyển hoá lẫn nhau để hình thành hai mặt đối lập mới hoàn toàn.
Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam chuyển từ kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa.
Từ những mâu thuẫn trên cho ta thấy trong thế giới hiện thực, bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau. Sự đấu tranh chuyển hoá của các mặt đối lập trong những điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ biến của thế giới. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũng mất đi, sự vật mới hình thành, sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới. Các mặt đối lập này đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vật mới hơn. Cứ như vậy mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan thường xuyên biến đổi và phát triển không ngừng. Vì vậy, mâu thuẫn và nguồn gốc, là động lực của mọi quá trình phát triển.
2. Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường.
2.1. Thực trạng kinh tế thị trường ở Việt Nam:
Nền kinh ở nước ta hiện nay, có thể nói đang ở trong giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, hành chính - bao cấp sang nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Do vậy những đặc điểm của giai đoạn quá độ trong nền kinh tế nước ta đương nhiên là một vấn đề có ý nghĩa, rất cần được nghiên cứu, xem xét. Nhận thức được những đặc điểm phức tạp của giai đoạn quá độ đó, chúng ta sẽ tránh được những sai lầm chủ quan, nóng vội hay những khuynh hướng cực đoan, máy móc: sao chép, nhập nguyên bản KTTT từ bên ngoài vào.
2.1.1. Một số đặc điểm chung của nền kinh tế thị trường ở nước ta:
Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử, nó nhằm tới mục tiêu cụ thể và mang tính cách mạng. Nó thay cũ đổi mới hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn, cả về kinh tế và chính trị - xã hội, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh, điều kiện mới.
Như chúng ta đã biết, trừ khi Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) được xây dựng, tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đều thực hiện kinh tế kế hoạch tập trung, cơ chế vận hành và quản lý kinh tế này được duy trì một thời gian khá dài và xem như là đặc trưng riêng biệt của CNXH, là cái đối lập với cơ chế thị trường của Chủ nghĩa Tư bản (CNTB). Sự thực thì không phải hoàn toàn như vậy, nền kinh tế tập trung không chỉ là sản phẩm riêng của CNXH, cũng như nền KTTT không phải duy nhất được thiết lập trong CNTB,...Nền kinh tế tập trung đã được các nước Bư bản áp dụng từ trước khi nhiều nước xác lập chế độ Xã hội Chủ nghĩa. Nhưng các nước Tư bản Chủ nghĩa đã xoá bỏ cơ chế này sau khi chiến tranh kết thúc và đã đạt được những thành tựu rất lớn về kinh tế xã hội. Công bằng mà nói, nền kinh tế thị trường cũng chưa phải là cái duy nhất bảo đảm cho sự tăng trưởng và phát triển của xã hội.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH thì sự tồn tại của nền sản xuất hàng hoá, nền KTTT - bước phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá-là lẽ đương nhiên. Như vậy, có thể nói rằng nền KTTT cũng như nền kinh tế tập trung không phải là thuộc tính cố hữu, đặc thù của một chế độ xã hội nào, vấn đề áp dụng mỗi nền kinh tế đó vào thời điểm, hoàn cảnh lịch sử nào cho phù hợp để dành lại hiệu quả cao nhất. Chúng ta đang trong giai đoạn quá độ đi lên CNXH, bởi thế việc phát triển nền KTTT là một tất yếu khách quan. Mới chỉ có hơn chục năm đổi mới vừa qua, với việc chuyển sang nền KTTT, Việt Nam đã cho nhân dân Thế giới ngỡ ngàng. Từ chỗ chúng ta còn xa lạ, nay đã hội nhập được với nền kinh tế tiên tiến, hiện đại. Tất cả những thành tựu kinh tế mà chúng ta đã đạt được khi chuyển sang nền KTTT đã nói lên công cuộc đổi mới ở nước ta là một cuộc cách mạng thực sự.
ở Việt Nam có đặc điểm là bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là mục tiêu, nhiệm vụ không kém phần quan trọng làm sáng tỏ thêm ý nghĩa và vai trò cách mạng của công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta một lần nữa khẳng định những giá trị khoa học bền vững của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời luôn lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động.
2.1.2. Một số đặc điểm của kinh tế thị trường ở Việt Nam nhìn từ góc độ triết học.
Thực tiễn vận động của nền kinh tế thế giới những năm gần đây cho thấy, mô hình phát triển kinh tế theo xu hướng thị trường có sự điều tiết vĩ mô từ trung tâm, trong bối cảnh của thời đại ngày nay, là một mô hình hợp lý hơn cả. Mô hình này, về đại thể, đáp ứng được những thách thức của sự phát triển.
ở nước ta, việc thực hiện mô hình này, trong thực tế, chẳng những là nội dung của công cuộc đổi mới mà hơn thế nữa, còn là công cụ, là cách để nước ta đi tới mục tiêu xây dựng XHCN (xã hội chủ nghĩa).
Nền kinh tế nước ta hiện nay, có thể nói, đang ở trong giai đoạn qúa độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, hành chính, bao cấp sang nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Do vậy, những đặc điểm của giai đoạn qúa độ trong nền kinh tế nước ta, đương nhiên là một vấn đề có ý nghĩa, rất cần được nghiên cứu, xem xét. Nhận thức được những đặc điểm đó, chúng ta sẽ tránh được những sai lầm, chủ quan, nóng vội duy ý trí hay những khuynh hướng cực đoan, máy móc.
Vậy, từ phương diện triết học thì những đặc điểm của nền kinh tế quá độ của nước ta hiện nay là gì? Như chúng ta đã biết trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, mọi chức năng kinh tế - xã hội của nền kinh tế đều được triển khai trong quá trình kế hoạch hoá ở cấp độ quốc gia. Tính bao cấp Nhà nước đối với các hoạt động của sản xuất lưu thông, phân phối...khá nặng nề. ở nước ta trước đây, chế độ hoạch toán, trên thực tế còn nặng về mặt hình thức. Lợi ích kinh tế , đặc biệt là lợi ích cá nhân người lao động, một động lực trực tiếp của hoạt động xã hội chưa được quan tâm thích đáng. Vì thế, sự vận động của nền kinh tế nhìn chung là chậm chạp, kém năng động.
Kể từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng ( Tháng 12- 1986) đến nay, theo đường lối đổi mới, đất nước đã từng bước chuyển sang nền KTTT, theo đường lối đổi mới, đất nước đã từng bước chuyển sang nền KTTT với định hướng XHCN và điều đó có nghĩa l...