nhichi_1996

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi
MỞ ĐẦU

Trong bức tranh về lịch sử triều Nguyễn chúng ta thấy sự hiện diện rất rõ những nét đậm nhạt, những gam màu tối sáng khác nhau, thậm chí tồn tại những mảng đen trắng không rõ ràng. Sự đan xen giữa công và tội, giữa những cái tiến bộ và hạn chế của một vương triều vừa được xem như "vị khai quốc công thần" nhưng cũng vừa là một “tội đồ” của lịch sử dân tộc, triều Nguyễn đã thu hút không ít những học giả, những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến mình.
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước đòi hỏi sự ổn định lâu dài trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về chính trị - xã hội. Mâu thuẫn mang tính xung đột - dù được biểu hiện dưới bất kỳ góc độ nào - luôn luôn là cản trở cho mọi sự phát triển.
Xu hướng của thời đại ngày nay là chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thúc đẩy quốc tế hóa, toàn cầu hóa trên mọi phương diện thì mâu thuẫn là vấn đề mà hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam rất quan tâm và luôn tìm cách hạn chế. Khi tất cả mọi người trên thế giới đều có những mối quan tâm chung, có lợi ích chung về hòa bình, ổn định và hợp tác thì việc tránh để xảy ra xung đột trên mọi phương diện sẽ là điều cần thiết. Thế giới hiện vẫn còn tồn tại nhiều điểm nóng như Trung Đông, Ả Rập, khu vực Châu Phi… thậm chí có nơi nguy cơ xung đột còn bộc lộ dưới dạng tiềm ẩn như vùng Đông Bắc Á (quan hệ Hàn Quốc-Triều Tiên). Hậu quả của xung đột thì không gì có thể lường tính hết được, nhưng một thực tế rất rõ ràng rằng, bất kể khi nào, dù là ở đâu, nếu có xung đột hay mâu thuẫn xảy ra hậu quả cuối cùng lại chính là bản thân con người, bản thân chúng ta phải gánh chịu. Vì thế, giải quyết tốt các mâu thuẫn để tránh xảy ra xung đột là vấn đề được đặt ra một cách cấp thiết, trong đó có sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo những bài học kinh nghiệm từ quá khứ.
Đây là lý do khiến chúng tui chọn vấn đề nghiên cứu là: “Mâu thuẫn giữa xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong vương triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884”.
1.2. Mặc dù chưa có nhiều tài liệu đề cập đến những nội dung liên quan đến đề tài, song thực tế là trong triều đình nhà Nguyễn giai đoạn từ 1802 đến 1884 tồn tại hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương. Trong bối cảnh đầy biến động của thế kỷ XIX, đứng trước những yêu cầu của lịch sử, hai xu hướng này đã tỏ ra mâu thuẫn gay gắt: đầu tiên là việc thiết lập ngai vàng, lựa chọn người kế vị và sau nữa là những vấn đề liên quan đến quốc sách đã xuất hiện những bất ổn. Điều này là đương nhiên khi mà vương triều Nguyễn đã không có sự thống nhất cần thiết về tư tưởng chủ đạo (chúng ta không kỳ vọng một cách ngây thơ rằng mọi tư tưởng đều phải thống nhất với nhau, vì trong nhiều trường hợp sự đấu tranh giữa những tư tưởng khác nhau là nguyên nhân của sự phát triển). Ở đây cái cần bàn là triều đình nhà Nguyễn với sự hạn chế về mặt ý thức hệ đã không thể có một đối sách thống nhất và dứt khoát để lựa chọn cho mình một định hướng chính trị làm kim chỉ nam, khiến cho nội bộ nảy sinh những phe phái thay mặt cho những xu hướng thân ngoại bang. Nghiên cứu đề tài này là để tìm hiểu nguồn gốc, tính chất, đặc điểm và những tác động của cuộc xung đột giữa hai xu hướng thay mặt cho hai thế lực đang có ảnh hưởng lớn tới vương triều Nguyễn; là để góp thêm một cách nhìn mới, một sự lý giải xác đáng cho những trục trặc không đáng có trong sự phát triển của một vương triều, một quốc gia phong kiến thời ấy.
1.3. Từ lâu việc nghiên cứu về họ Nguyễn và vương triều Nguyễn đã tiêu tốn biết bao công sức, trí tuệ của các học giả cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Dường như tìm hiểu về các vấn đề lịch sử thời Nguyễn chưa bao giờ là nhàm chán đối với những ai quan tâm. Sở dĩ như thế là vì cho đến nay vẫn còn khá nhiều bí ẩn liên quan đến chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn chưa được khám phá hết, chưa được nhìn nhận nhất quán trong học giới cũng như trong nhận thức của nhân dân. Với gần một thế kỷ tồn tại có chủ quyền (1802-1884) và hơn nửa thế kỷ tiếp theo là cái bóng của chế độ thuộc địa (1884-1945), triều Nguyễn trong con mắt của dân gian và một số nhà nghiên cứu trước đây được xem như là tội đồ của lịch sử. Triều đại ấy thường chỉ nhận được một cách đánh giá: là bán nước, là phản động, là "cõng rắn cắn gà nhà", ''rước voi về dày mả tổ"… Một sự lên án, phê phán "cái tội" đến mức phủ định tất cả những gì thuộc về "cái công" của nhà Nguyễn. Tuy nhiên, từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây, dưới ánh sáng của tư duy đổi mới và những tài liệu mới, việc nhận thức về quá khứ gần gũi với thời đại chúng ta là triều Nguyễn đã không còn khắt khe như trước nữa. Vượt qua cái định kiến về một triều đại bán nước, triều đại tối phản động, dần dần giới sử học bắt đầu thừa nhận những công tích mà chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đã đóng góp cho lịch sử dân tộc. Rất nhiều công trình nghiên cứu mới trong và ngoài nước được công bố, hàng chục cuộc hội thảo về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn được tiến hành với những quan điểm khách quan, trung thực, công bằng, "biểu thị một thái độ sỏng phẳng đối với quá khứ" (GS Phan Huy Lê). Hội thảo quốc gia về "Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX" được tổ chức tại Thanh Hóa trong hai ngày 18-19/10/2008 có thể được ví như một "phiên tòa" được mở lại nhằm "minh oan" cho dòng họ Nguyễn. Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề đã đạt được sự đồng thuận, vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể đi đến thống nhất như: việc Nguyễn Ánh cầu cứu ngoại bang, vấn đề canh tân, nguyên nhân mất nước, vấn đề đạo Thiên Chúa, chính sách bế quan tỏa cảng... Rõ ràng nhận thức về vương triều Nguyễn mới chỉ có xu hướng xích lại gần nhau chứ chưa hề có một sự thống nhất hoàn toàn trong cách nhìn nhận và đánh giá.

Tóm lại, thế giới quan của các vua quan nhà Nguyễn bị bó hẹp trong khuôn khổ Nho giáo mà cho đến lúc này cái khuôn đó đã trở nên quá chật hẹp, thế mà chẳng ai muốn từ bỏ nó. Mặt khác, một bộ phận trong đó cũng đã hơn một lần cả bằng ý chí và hành động muốn thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp đó của Nho giáo nhằm mở rộng tầm nhìn, phát triển trí tuệ khoa học nhưng lại không dám thực hiện một cuộc cách mạng lớn cầm vũ khí chống ngoại xâm. Sự đối lập và lúng túng giữa hai khuynh hướng ấy đã gây khó cho việc xác lập một đường lối đúng đắn để mở đường cho cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc. Rõ là việc tìm ra một đường lối đúng đắn sẽ trở thành vô vọng nếu đường lối đó chỉ lấy Trung Quốc làm đối tượng nhắm đến duy nhất hay đường lối đó lại chỉ bám vào Pháp, vào Tây phương mà bỏ qua những giá trị truyền thống. Với Hòa ước Nhâm Tuất 1862 và hoà ước Patenotre 1884, toàn thể đất nước lọt vào tay thống trị của người Pháp và công cuộc thống nhất đất nước của Gia Long được coi như cáo chung. Việt Nam bước qua trang sử mới, đó là trang sử nô lệ. Và sau 1000 năm giành được độc lập từ Trung Quốc thời Ngô Quyền, nước Đại Việt lại một lần nữa mất quyền tự chủ. Cái nhục mất nước, tụt hậu của dân tộc Đại Việt ở thế kỷ XIX xuất phát từ nhiều yếu tố lịch sử khác nhau. Thế nhưng sự chọn lựa mô hình phát triển đất nước, sự ỷ dốc vào Thanh triều Trung Hoa trên mặt trận ngoại giao và văn hoá, cùng với chính sách bế môn toả cảng, và sự tin tưởng mù quáng vào giáo điều Thanh Nho ở giai đoạn phá sản của nó, bất chấp các bản điều trần yêu cầu canh tân của các sĩ phu tiến bộ, là những yếu tố quyết định làm cho đất nước mất cơ hội phát triển và trở thành suy nhược, và đưa đất nước vào vòng nô lệ.
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng tui đưa ra bốn kết luận khoa học về vấn đề mà luận văn đã đặt ra để nghiên cứu đó là:
- Sự hình thành khuynh hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương dưới triều Nguyễn từ 1802 - 1884 vừa có nguyên nhân khách quan vừa có nguyên nhân chủ quan.
- Sự tồn tại, đấu tranh lẫn nhau giữa hai khuynh hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương kéo dài trong nhiều thập kỷ đã không có tác dụng thúc đẩy sự phát triển lịch sử mà còn gây ra những rối ren, khủng hoảng không đáng có. Đó được coi là nguyên nhân của những nguy cơ mất nước sau này.
- Là người đứng đầu vương triều, cầm nắm vận mệnh quốc gia, mà không thống nhất được tư tưởng của hai khuynh hướng đối lập, không đưa ra được những đối sách phù hợp, nhằm giữ vững nền độc lập dân tộc là trách nhiệm mà triều Nguyễn phải nhận lấy trước lịch sử, khi họ đã không làm tròn vai trò mà lịch sử giao phó.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Giải pháp để giải quyết mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn Luận văn Kinh tế 0
P Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình - Nghiên cứu trường hợp phường Tứ Liên quận Tây Hồ và xã Thượng Cát huyện Từ Liêm Văn hóa, Xã hội 0
S Những mâu thuẫn chính trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản kể từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2 Kinh tế quốc tế 0
S [Free] VẬN DỤNG MỐI LIÊN HỆ MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG GIỮA BẢN CHẤT SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỂ GIẢI QUYẾT Tài liệu chưa phân loại 0
Z Mâu thuẫn giữa sản xuất tiêu dùng hàng hoá. Liên hệ thực tế ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 4
V Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX trong giai đoạn đi lên CNXH ở nước ta thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
F Báo cáo Phân tích mâu thuẫn giữa việc mở rộng cảng Cái Lân và phát triển du lịch ở Hạ Long Tài liệu chưa phân loại 0
Q Mâu thuẫn giữa người với người: một số nội dung cơ bản Tài liệu chưa phân loại 0
N Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế Văn hóa, Xã hội 0
P Mâu thuẫn giữa hội nhập và nền kinh tế đất nước, hội nhập với chủ quyền dân tộc và an ninh quốc gia, hội nhập và văn hóa Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top