Download miễn phí Xác định khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất cà phê robusta của Việt Nam
Giới thiệu
I. Sự cần thiết của nghiên cứu
Từ năm 1994 đến năm 1999, khi giá cà phê thế giới tăng đột biến do sương muối ở Brazil, ngành cà phê Việt Nam đã có những thăng tiến vượt bậc. Từ một nước có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thấp những năm đầu thập kỷ 90, Việt Nam dần trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Brazil - nước có truyền thống phát triển ngành cà phê trong những năm cuối thập kỷ 90. Nếu chỉ tính riêng cà phê Robusta, năm 2001, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với 42% thị phần. Trong các sản phẩm nông nghiệp, cà phê trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ 2 (sau gạo - cây lương thực truyền thống của Việt Nam) với kim ngạch dao động trong khoảng từ 400 đến 600 triệu USD/năm, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm cùng kiệt ở Việt Nam . Năm 1994, diện tích cà phê Việt Nam chỉ vào khoảng 119300 ha với khoảng 200 nghìn tấn xuất khẩu, nhưng đến năm 2000, diện tích cà phê đã vào khoảng 513 nghìn ha và hơn 800 nghìn tấn xuất khẩu.Tăng trưởng cà phê Việt Nam làm cho tất cả các chuyên gia trong và ngoài nước đều ngạc nhiên. Ngay cả các kế hoạch lạc quan nhất trong những năm trước đó cũng chỉ dừng ở mức 350 nghìn ha và 450 nghìn tấn.
Trong giai đoạn này, mọi người từ nông dân, cán bộ công nhân viên ở Tây Nguyên, những người từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh đều đổ xô đi tìm đất, mua đất làm vườn cà phê. Những người cùng kiệt và đồng bào dân tộc ít người mở rộng diện tích cà phê bằng cách khai hoang, phá rừng. Đây là nguyên nhân làm cho diện tích và sản lượng cà phê tăng nhanh.
Đăk Lăk là tỉnh lớn nhất Việt Nam nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên với tổng diện tích tự nhiên 19.599 km2 và đặc điểm đất đai chủ yếu là đất đỏ Bazan. Khí hậu thời tiết vùng Tây Nguyên đã tạo cho Đăk Lăk điều kiện rất thích hợp để phát triển những loại cây công nghiệp có giá trị hàng hoá lớn như cà phê, cao su, hồ tiêu v.v . Trong giai đoạn 1995 - 2000, cây cà phê là một cây công nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho người dân nói riêng và cho cả tỉnh Đăk Lăk nói chung. Do lợi nhuận trồng cà phê cao nên người dân đã giàu lên nhờ nó và có tới hàng chục vạn người từ 61 tỉnh thành Việt Nam đến Đăk Lăk để lập nghiệp, trong đó phần lớn là dân di cư tự do, mở rộng diện tích trồng cà phê. Những người dân đi di cư tự do này đã gây ra biết bao khó khăn cho Đăk Lăk trong quản lý nhân hộ khẩu, an ninh trật tự và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hàng ngàn vụ tranh chấp đất đai, hàng ngàn vụ vi phạm lâm luật đã xảy ra. Nhiều trường học, cơ sở y tế quá tải.
Khi thị trường cà phê thế giới rơi vào khủng hoảng trong 4 năm gần đây. Giá cà phê thế giới giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 40 năm qua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích ngành cà phê nói chung và các đối tượng tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê nói riêng. Theo nghiên cứu của ICARD, OXFAM Anh và OXFAM Hong Kong năm 2001, mức sống của hầu hết người trồng cà phê Đăk Lăk đều có xu hướng giảm, hộ giầu chuyển xuống khá, khá xuống trung bình, trung bình xuống cùng kiệt và cùng kiệt xuống đói. Nhiều hộ hiện nay không đủ lương thực để ăn và nợ ngân hàng do vay tiền đầu tư vào trồng cà phê trong những năm trước đó, bình quân 4,5 triệu đồng. Người lao động thiếu việc làm và giá thuê lao động giảm. Nhiều cơ sở thu gom và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê đang nợ đọng ngân hàng, bình quân hơn 5 tỷ đồng. Việt Nam là một trong số những nước chịu thiệt hại nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng giá.
Không phải chỉ thiệt hại về mặt kinh tế, ngành cà phê Việt Nam còn chịu thiệt hại cả về mặt môi trường và tăng trưởng bền vững. Cà phê Việt Nam ban đầu chủ yếu được trồng ở những vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp nhưng sau đó dần được mở rộng sang các vùng đất ít thích hợp như đất dốc, đất không đủ nước tưới. Ví dụ, đào giếng để tưới cà phê bắt đầu được người dân chú trọng đầu tư từ năm 1987. Theo ước tính vào những năm cuối thập kỷ 80, độ sâu của các giếng đào chỉ vào khoảng 16 mét là đủ để tưới nước. Tuy nhiên đến năm 1999, giếng phải có độ sâu khoảng 25 mét thì mới đủ nước tưới. Hiện nay nhiều vùng không có nước tưới, thậm chí đã thuê máy khoan xuống từ 60 đến 70 mét mà vẫn không có nước. Bên cạnh với nguồn nước ngầm suy giảm, nguồn tài nguyên rừng cũng giảm mạnh do người dân phá rừng để trồng cà phê, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái. Trong 20 năm qua, rừng ở Đăk Lăk – tỉnh chuyên canh cà phê lớn nhất Việt Nam – giảm bình quân 20 nghìn ha/năm. Phá rừng và khai thác nước ngầm để trồng và tưới cà phê quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tăng trưởng kinh tế nói chung và ngành cà phê Việt Nam nói riêng trong tương lai.
Những thiệt hại của ngành cà phê Việt Nam như là một minh chứng cho thấy "thị trường tự do" hay "cơ chế thị trường" thuần tuý không phải là công cụ luôn dẫn dắt ngành cà phê tới lợi ích tối đa. Tăng trưởng bền vững trong tương lai của ngành cà phê Việt Nam cần can thiệp chính sách hiệu quả của nhà nước.
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chính sách khác nhau nhằm hạn chế những tác động do cuộc khủng hoảng giá gây ra như thu mua tạm trữ cà phê, thưởng xuất khẩu, thu mua và phá huỷ các sản phẩm cà phê chất lượng thấp, giảm diện tích trồng cà phê Robusta, trợ cấp gạo vải cho người trồng cà phê cùng kiệt và đồng bào dân tộc thiểu số, khuyến khích đa dạng hoá sản xuất, tìm kiếm và mở rộng thị trường như cà phê Arabica, ca cao, bông, chè, tiêu, điều và điều chỉnh lại qui định về tiêu chuẩn chất lượng cà phê phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế v.v . Tất cả những chính sách đó đã góp phần tích cực vào việc ổn định tình hình kinh tế - xã hội của ngành cà phê Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng giá.
Tuy nhiên, để nâng cao vị thế hay khả năng tăng trưởng bền vững của ngành cà phê Việt Nam và khai thác tối đa lợi ích từ cây cà phê, Việt Nam cần tiến hành rà soát và đánh giá chính xác lợi thế cạnh tranh hiện tại của sản phẩm cà phê để từ đó ban hành các chính sách nâng cao khả năng cạnh tranh hiện tại. Đặc biệt khi nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực (AFTA, APEC) và thế giới (WTO). Do đó, một loạt các chính sách hỗ trợ ngành cà phê Việt Nam thực hiện trong những năm vừa qua có thể không được phép thực hiện như chính sách thu mua tạm trữ, thưởng xuất khẩu v.v và dẫn đến một biến động nhỏ của thị trường thế giới có thể gây ra những ảnh hưởng rất xấu tới những người tham gia trồng, chế biến và tiêu thụ cà phê, đặc biệt khi sức cạnh tranh cà phê Việt Nam thấp. Do đó, việc nghiên cứu/đánh giá “Khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất cà phê Robusta Việt Nam” là hết sức cần thiết, đưa ra những gợi ý chính sách trung hạn và dài hạn để điều chỉnh qui mô sản xuất thích hợp, cải thiện chất lượng, giảm giá thành để từng bước cải thiện những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam.
2. Tóm tắt các nghiên cứu hiện hành
Cuộc khủng hoảng giá cà phê toàn cầu từ cuối năm 1999 đến cuối năm 2002 đã gây ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến ngành cà phê Việt Nam. Rất nhiều nghiên cứu của các cá nhân, cơ quan nghiên cứu nhà nước, các tổ chức phi chính phủ đã/đang hoàn thành nhằm tìm giải pháp tăng khả năng cạnh tranh cà phê Việt Nam, giảm thiểu những ảnh hưởng của xu hướng biến động giá thế giới. Sau đây là danh mục các nghiên cứu chính:
ã Trung tâm thông tin của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ICARD) đã kết hợp với Oxfam Anh và Oxfam Hồng Kông tiến hành nghiên cứu "Đánh giá ảnh hưởng của quá trình tự do hoá thương mại đến người trồng cà phê ở tỉnh Đăk Lăk".
ã Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) tiến hành nghiên cứu về "Khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trong bồi cảnh tại Châu á".
ã Một nhóm chuyên gia của trường Tổng hợp Free, Amsterdam nghiên cứu "Khả năng đề xuất các công cụ quản lý rủi ro đối với người sản xuất nông nghiệp với 3 loại nông sản chính: hồ tiêu, cao su và cà phê".
ã Nghiên cứu kết hợp giữa Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đăk Lăk và DANIDA về "Đa dạng hoá cây trồng và nghiên cứu thị trường nông sản phẩm".
ã Một nhóm nghiên cứu gồm giáo sư của trường Đại học tổng hợp Tây úc, Australia; giáo sư và sinh viên của trường Đại học tổng hợp Arizona, USA, đã tiến hành nghiên cứu về "Một số thách thức của việc phát triển thị trường cho mặt hàng cà phê Việt Nam tại thị trường Việt Nam và Thị trường Mỹ".
ã Hiệp hội Cà phê Cao cao Việt Nam đã tiến hành "Nghiên cứu và đề xuất đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam".
ã Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã tiến hành đề tài nghiên cứu về "Tổng quan Phát triển cà phê Việt Nam".
ã Thiếu tên Báo cáo của thầy Nguyễn Thắng, viện kinh tế nông nghiệp và viện kinh tế thương mại.
Các ý tưởng chính của các nghiên cứu kỹ thuật
Các nghiên cứu kỹ thuật chủ yếu tập trung vào việc tìm giải pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả trồng và chăm sóc cà phê, kỹ thuật thu hái, tăng ứng dụng công nghệ chế biến ướt để làm cho cà phê đạt chất lượng tốt hơn (độ ẩm, tạp chất, mầu sắc, hương vị) và không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Các nghiên cứu này cũng khuyến cáo nên giảm diện tích trồng cà phê ở những vùng có địa hình, điều kiện đất và nước không phù hợp và nên chuyển đổi sang các loại cây trồng khác phù hợp hơn.
Sản lượng cà phê Việt Nam chủ yếu là cà phê vối với phương pháp chế biến chính là chế biến khô, cà phê quả tươi được phơi khô bằng ánh nắng mặt trời hay sấy. Nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp chế biến khô với giá thành thấp nhưng cà phê chế biến theo phương pháp khô có phẩm chất kém hơn cà phê chế biến theo phương pháp ướt. Mấy năm gần đây, do cung vượt quá cầu, giá cả giảm liên tục xuống mức thấp nhất, người mua yêu cầu chất lượng cao hơn. Vì vậy, gần đây có nhiều nghiên cứu tập trung nhiều vào lĩnh vực tăng cường ứng dụng công nghệ chế biến ướt đề làm cho cà phê đạt chất lượng tốt hơn bảo đảm về độ ẩm, tạp chất, màu sắc, và hương vị.
Các ý tưởng chính của các nghiên cứu kinh tế
Các nghiên cứu kinh tế hiện có chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực là xúc tiến thương mại và đánh giá ảnh hưởng biến động giá cà phê đến người nghèo. Trong Báo cáo "Tình hình xuất khẩu cà phê và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu năm 2002", VICOFA khuyến nghị ngành cà phê Việt Nam phải tăng cường quảng bá sản phẩm cà phê Việt Nam thông qua các hội chợ, triển lãm quốc tế, bán trực tiếp cho các nhà rang xay, quảng cáo sản phẩm trên các chuyến bay của Lufthansa. Báo cáo cũng chỉ rõ sự cần thiết phải mở rộng diện tích trồng cà phê Arabica và tiếp tục chăm sóc vườn cà phê Robusta.
Trong Báo cáo nghiên cứu kết hợp giữa ICARD, Oxfam Anh và Oxfam Hongkong "Đánh giá ảnh hưởng của tự do hoá thương mại đến người trồng cà phê cùng kiệt tỉnh Đăk Lăk" cuối năm 2002 và được trình bầy tại Hội thảo "Toàn cầu hoá, thương mại và chính sách vượt qua đói nghèo" do Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp tổ chức ngày 19/03/2003, nhóm nghiên chỉ rõ những khó khăn chủ quan và khách quan khác nhau về cấu trúc thị trường và thể chế chính sách đã làm cho những người trồng cà phê nghèo, đặc biệt là người dân tộc thiểu số ngày càng cùng kiệt hơn và dễ bị tổn thương dưới tác động lên xuống của giá thế giới. Hai trong những gợi ý chính sách quan trọng của Báo cáo là khuyến nghị diện tích trồng cà phê Việt Nam nên được duy trì khoảng 500 nghìn ha và tăng thông tin thị trường cho những người cùng kiệt và đồng bào dân tộc ở vùng sâu vùng xa.
Trong Báo cáo nghiên cứu "Khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trong bối cảnh tại Châu á" kết hợp giữa MARD và FAO cho thấy từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã ký một loạt các thoả thuận như khối mậu dịch tự do ASEAN, thoả thuận về hiệu lực thuế quan ưu đãi chung. Những thoả thuận này tạo cho Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng những cơ hội nhưng đồng thời cũng sẽ nảy sinh nhiều thách thức. Để hội nhập với thị trường khu vực, chỉ có thể bằng cách nâng cao lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế và đặc biệt là nền nông nghiệp cụ thể là hai mặt hàng chính là cà phê và cao su. Mục đích của nghiên cứu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Tổ chức Nông Lương Thế giới về khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trong bối cảnh ASEAN đã thu thập các tài liệu liên quan đến phát triển cà phê, nghiên cứu giá cà phê tại vườn, giá xuất khẩu và giá thị trường nghiên cứu hiện trạng thực tế của hạ tầng và hệ thống thông tin liên quan đến sản xuất cà phê ở Việt Nam.
Nghiên cứu xem xét một số chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và gợi ý với chính phủ một số thay đổi thể chế cần thiết để thực hiện có hiệu quả các cam kết. Nghiên cứu còn đề xuất một số chính sách đối với cà phê trong các lĩnh vực phát triển cà phê tiểu điền, quản lý tỷ giá trao đổi tiền tệ, thu hút đầu tư nước ngoài, và tăng cường tiềm năng kỹ thuật và khoa học: công tác khuyến nông, tập trung vào các nghiên cứu về quảng bá, tiếp thị, đóng gói, bao bì và bảo hộ chất lượng cà phê. Tăng cường các hiệp hội cà phê; tổ chức thị trường giao xa, thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu cà phê, quỹ hỗ trợ sản xuất; cải thiện và duy trì lợi thế so sánh của cà phê Việt Nam ở cả thị trường nội địa, thị trường ASEAN và thị trường quốc tế.
Trong Báo cáo "Khả năng đề xuất các công cụ quản lý rui ro đối với người sản xuất nông nghiệp với 3 loại nông sản chính: hồ liêu, cao su và cà phê" do nhóm chuyên gia trường đại học Free, Amsterdam thực hiện đã xem xét khả năng cung cấp các công cụ quản lý rủi ro đối với các nhà sản xuất nông nghiệp từ kết quả khảo sát thực tế của tác giả vào tháng 5 năm 2002. Ba báo cáo cho 3 ngành hàng chính: hồ tiêu, cao su và cà phê đã phác thảo những nét chính về mức độ phụ thuộc vào các chủ yếu của Việt Nam, một đất nước có khoảng 80% dân số sinh sống ở vùng nông thôn với khoảng 90% dân số thuộc diện nghèo. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và đang diễn ra quá trình thành thị hoá. Trong hai thập kỷ tới, sản xuất các mặt hàng nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình nông thôn, bởi vì họ còn có quá ít các lựa chọn thay thế khác.
Nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học tổng hợp Tây úc và Arizona, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu "Một số thách thức của việc phát triển thị trường cho mặt hàng cà phê Việt Nam tại thị trường Việt Nam và Thị trường Mỹ" đã được tiến hành với mục đích là xem xét ngành kinh doanh nông nghiệp của Việt Nam, trọng tâm tập trung của nghiên cứu là xem xét những sản phẩm nông nghiệp có nhiều hứa hẹn và thị trường xuất khẩu cho những sản phẩm này. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung vào nghiên cứu sản phẩm cà phê, các yếu tố ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu cà phê, thị trường tiềm năng, và vai trò của kinh doanh nông nghiệp và cà phê đối với thị trường và phát triển.
Như vậy, các nghiên cứu hiện nay đã đề cập cùng một lúc đến nhiều khâu trong ngành cà phê Việt Nam từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hoá, từ các yếu tố kỹ thuật đến các yếu tố kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đưa ra các gợi ý chính sách chủ yếu dưới dạng định tính hơn là định lượng. Thêm vào đó, các gợi ý chính sách rõ ràng hay khả thi chủ yếu tập trung ở khâu sản xuất tại hộ và hoạt động xuất khẩu. Một nghiên cứu chi tiết hơn, đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam bao gồm tất cả các đối tượng tham gia trồng, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hiện chưa được tiến hành. Do đó, các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa được cung cấp một bức tranh toàn cảnh, chi tiết và các bước đi cụ thể để tăng khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trong trung và dài hạn.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu nhập thông tin có sẵn:
ã Các Báo cáo nghiên cứu.
ã Các bài báo và tạp chí liên quan.
ã Các thông tin trên Internet.
ã Hội thảo.
ã ý kiến của các chuyên gia trong ngành.
Thu thập thông tin từ thực địa, tỉnh Đăk Lăk:
ã Điều tra tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ tại hộ.
ã Điều tra tình hình thu mua, vận chuyển và tiêu thụ của các đại lý thu mua.
ã Điều tra tình hình thu mua, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ (trong nước và xuất khẩu) của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê.
3.2. Phương pháp phân tích thông tin
Thống kê mô tả. Thống kê mô tả dùng để mô tả hiện trạng các thông tin thu được, cố gắng làm nổi bật những vấn để liên quan đến khả năng cạnh tranh ngành cà phê Việt Nam.
Mô hình kinh tế lượng. Mô hình kinh tế lượng dự kiến được sử dụng cho 3 mục đích.
o Thứ nhất để xác định các hệ số của đường cung và đường cầu cà phê Việt Nam. Các hệ số ước tính sẽ là đầu vào cho mô hình Cân bằng riêng phần.
o Thứ hai để xác định mối tương tác qua lại giữa sản lượng cà phê Việt Nam và giá thế giới.
Mô hình cân bằng riêng phần
o Xây dựng đường cung/cầu cà phê Robusta Việt Nam.
o Mô phỏng ảnh hưởng của các lựa chọn chính sách tới khả năng cạnh tranh ngành cà phê Robusta Việt Nam
Download miễn phí cho anh em Ketnooi:
Ai cần download tài liệu gì thì đăng tại đây yêu cầu:
viewtopic.php?f=131&t=100854
Giới thiệu
I. Sự cần thiết của nghiên cứu
Từ năm 1994 đến năm 1999, khi giá cà phê thế giới tăng đột biến do sương muối ở Brazil, ngành cà phê Việt Nam đã có những thăng tiến vượt bậc. Từ một nước có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thấp những năm đầu thập kỷ 90, Việt Nam dần trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Brazil - nước có truyền thống phát triển ngành cà phê trong những năm cuối thập kỷ 90. Nếu chỉ tính riêng cà phê Robusta, năm 2001, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với 42% thị phần. Trong các sản phẩm nông nghiệp, cà phê trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ 2 (sau gạo - cây lương thực truyền thống của Việt Nam) với kim ngạch dao động trong khoảng từ 400 đến 600 triệu USD/năm, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm cùng kiệt ở Việt Nam . Năm 1994, diện tích cà phê Việt Nam chỉ vào khoảng 119300 ha với khoảng 200 nghìn tấn xuất khẩu, nhưng đến năm 2000, diện tích cà phê đã vào khoảng 513 nghìn ha và hơn 800 nghìn tấn xuất khẩu.Tăng trưởng cà phê Việt Nam làm cho tất cả các chuyên gia trong và ngoài nước đều ngạc nhiên. Ngay cả các kế hoạch lạc quan nhất trong những năm trước đó cũng chỉ dừng ở mức 350 nghìn ha và 450 nghìn tấn.
Trong giai đoạn này, mọi người từ nông dân, cán bộ công nhân viên ở Tây Nguyên, những người từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh đều đổ xô đi tìm đất, mua đất làm vườn cà phê. Những người cùng kiệt và đồng bào dân tộc ít người mở rộng diện tích cà phê bằng cách khai hoang, phá rừng. Đây là nguyên nhân làm cho diện tích và sản lượng cà phê tăng nhanh.
Đăk Lăk là tỉnh lớn nhất Việt Nam nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên với tổng diện tích tự nhiên 19.599 km2 và đặc điểm đất đai chủ yếu là đất đỏ Bazan. Khí hậu thời tiết vùng Tây Nguyên đã tạo cho Đăk Lăk điều kiện rất thích hợp để phát triển những loại cây công nghiệp có giá trị hàng hoá lớn như cà phê, cao su, hồ tiêu v.v . Trong giai đoạn 1995 - 2000, cây cà phê là một cây công nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho người dân nói riêng và cho cả tỉnh Đăk Lăk nói chung. Do lợi nhuận trồng cà phê cao nên người dân đã giàu lên nhờ nó và có tới hàng chục vạn người từ 61 tỉnh thành Việt Nam đến Đăk Lăk để lập nghiệp, trong đó phần lớn là dân di cư tự do, mở rộng diện tích trồng cà phê. Những người dân đi di cư tự do này đã gây ra biết bao khó khăn cho Đăk Lăk trong quản lý nhân hộ khẩu, an ninh trật tự và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hàng ngàn vụ tranh chấp đất đai, hàng ngàn vụ vi phạm lâm luật đã xảy ra. Nhiều trường học, cơ sở y tế quá tải.
Khi thị trường cà phê thế giới rơi vào khủng hoảng trong 4 năm gần đây. Giá cà phê thế giới giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 40 năm qua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích ngành cà phê nói chung và các đối tượng tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê nói riêng. Theo nghiên cứu của ICARD, OXFAM Anh và OXFAM Hong Kong năm 2001, mức sống của hầu hết người trồng cà phê Đăk Lăk đều có xu hướng giảm, hộ giầu chuyển xuống khá, khá xuống trung bình, trung bình xuống cùng kiệt và cùng kiệt xuống đói. Nhiều hộ hiện nay không đủ lương thực để ăn và nợ ngân hàng do vay tiền đầu tư vào trồng cà phê trong những năm trước đó, bình quân 4,5 triệu đồng. Người lao động thiếu việc làm và giá thuê lao động giảm. Nhiều cơ sở thu gom và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê đang nợ đọng ngân hàng, bình quân hơn 5 tỷ đồng. Việt Nam là một trong số những nước chịu thiệt hại nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng giá.
Không phải chỉ thiệt hại về mặt kinh tế, ngành cà phê Việt Nam còn chịu thiệt hại cả về mặt môi trường và tăng trưởng bền vững. Cà phê Việt Nam ban đầu chủ yếu được trồng ở những vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp nhưng sau đó dần được mở rộng sang các vùng đất ít thích hợp như đất dốc, đất không đủ nước tưới. Ví dụ, đào giếng để tưới cà phê bắt đầu được người dân chú trọng đầu tư từ năm 1987. Theo ước tính vào những năm cuối thập kỷ 80, độ sâu của các giếng đào chỉ vào khoảng 16 mét là đủ để tưới nước. Tuy nhiên đến năm 1999, giếng phải có độ sâu khoảng 25 mét thì mới đủ nước tưới. Hiện nay nhiều vùng không có nước tưới, thậm chí đã thuê máy khoan xuống từ 60 đến 70 mét mà vẫn không có nước. Bên cạnh với nguồn nước ngầm suy giảm, nguồn tài nguyên rừng cũng giảm mạnh do người dân phá rừng để trồng cà phê, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái. Trong 20 năm qua, rừng ở Đăk Lăk – tỉnh chuyên canh cà phê lớn nhất Việt Nam – giảm bình quân 20 nghìn ha/năm. Phá rừng và khai thác nước ngầm để trồng và tưới cà phê quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tăng trưởng kinh tế nói chung và ngành cà phê Việt Nam nói riêng trong tương lai.
Những thiệt hại của ngành cà phê Việt Nam như là một minh chứng cho thấy "thị trường tự do" hay "cơ chế thị trường" thuần tuý không phải là công cụ luôn dẫn dắt ngành cà phê tới lợi ích tối đa. Tăng trưởng bền vững trong tương lai của ngành cà phê Việt Nam cần can thiệp chính sách hiệu quả của nhà nước.
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chính sách khác nhau nhằm hạn chế những tác động do cuộc khủng hoảng giá gây ra như thu mua tạm trữ cà phê, thưởng xuất khẩu, thu mua và phá huỷ các sản phẩm cà phê chất lượng thấp, giảm diện tích trồng cà phê Robusta, trợ cấp gạo vải cho người trồng cà phê cùng kiệt và đồng bào dân tộc thiểu số, khuyến khích đa dạng hoá sản xuất, tìm kiếm và mở rộng thị trường như cà phê Arabica, ca cao, bông, chè, tiêu, điều và điều chỉnh lại qui định về tiêu chuẩn chất lượng cà phê phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế v.v . Tất cả những chính sách đó đã góp phần tích cực vào việc ổn định tình hình kinh tế - xã hội của ngành cà phê Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng giá.
Tuy nhiên, để nâng cao vị thế hay khả năng tăng trưởng bền vững của ngành cà phê Việt Nam và khai thác tối đa lợi ích từ cây cà phê, Việt Nam cần tiến hành rà soát và đánh giá chính xác lợi thế cạnh tranh hiện tại của sản phẩm cà phê để từ đó ban hành các chính sách nâng cao khả năng cạnh tranh hiện tại. Đặc biệt khi nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực (AFTA, APEC) và thế giới (WTO). Do đó, một loạt các chính sách hỗ trợ ngành cà phê Việt Nam thực hiện trong những năm vừa qua có thể không được phép thực hiện như chính sách thu mua tạm trữ, thưởng xuất khẩu v.v và dẫn đến một biến động nhỏ của thị trường thế giới có thể gây ra những ảnh hưởng rất xấu tới những người tham gia trồng, chế biến và tiêu thụ cà phê, đặc biệt khi sức cạnh tranh cà phê Việt Nam thấp. Do đó, việc nghiên cứu/đánh giá “Khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất cà phê Robusta Việt Nam” là hết sức cần thiết, đưa ra những gợi ý chính sách trung hạn và dài hạn để điều chỉnh qui mô sản xuất thích hợp, cải thiện chất lượng, giảm giá thành để từng bước cải thiện những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam.
2. Tóm tắt các nghiên cứu hiện hành
Cuộc khủng hoảng giá cà phê toàn cầu từ cuối năm 1999 đến cuối năm 2002 đã gây ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến ngành cà phê Việt Nam. Rất nhiều nghiên cứu của các cá nhân, cơ quan nghiên cứu nhà nước, các tổ chức phi chính phủ đã/đang hoàn thành nhằm tìm giải pháp tăng khả năng cạnh tranh cà phê Việt Nam, giảm thiểu những ảnh hưởng của xu hướng biến động giá thế giới. Sau đây là danh mục các nghiên cứu chính:
ã Trung tâm thông tin của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ICARD) đã kết hợp với Oxfam Anh và Oxfam Hồng Kông tiến hành nghiên cứu "Đánh giá ảnh hưởng của quá trình tự do hoá thương mại đến người trồng cà phê ở tỉnh Đăk Lăk".
ã Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) tiến hành nghiên cứu về "Khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trong bồi cảnh tại Châu á".
ã Một nhóm chuyên gia của trường Tổng hợp Free, Amsterdam nghiên cứu "Khả năng đề xuất các công cụ quản lý rủi ro đối với người sản xuất nông nghiệp với 3 loại nông sản chính: hồ tiêu, cao su và cà phê".
ã Nghiên cứu kết hợp giữa Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đăk Lăk và DANIDA về "Đa dạng hoá cây trồng và nghiên cứu thị trường nông sản phẩm".
ã Một nhóm nghiên cứu gồm giáo sư của trường Đại học tổng hợp Tây úc, Australia; giáo sư và sinh viên của trường Đại học tổng hợp Arizona, USA, đã tiến hành nghiên cứu về "Một số thách thức của việc phát triển thị trường cho mặt hàng cà phê Việt Nam tại thị trường Việt Nam và Thị trường Mỹ".
ã Hiệp hội Cà phê Cao cao Việt Nam đã tiến hành "Nghiên cứu và đề xuất đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam".
ã Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã tiến hành đề tài nghiên cứu về "Tổng quan Phát triển cà phê Việt Nam".
ã Thiếu tên Báo cáo của thầy Nguyễn Thắng, viện kinh tế nông nghiệp và viện kinh tế thương mại.
Các ý tưởng chính của các nghiên cứu kỹ thuật
Các nghiên cứu kỹ thuật chủ yếu tập trung vào việc tìm giải pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả trồng và chăm sóc cà phê, kỹ thuật thu hái, tăng ứng dụng công nghệ chế biến ướt để làm cho cà phê đạt chất lượng tốt hơn (độ ẩm, tạp chất, mầu sắc, hương vị) và không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Các nghiên cứu này cũng khuyến cáo nên giảm diện tích trồng cà phê ở những vùng có địa hình, điều kiện đất và nước không phù hợp và nên chuyển đổi sang các loại cây trồng khác phù hợp hơn.
Sản lượng cà phê Việt Nam chủ yếu là cà phê vối với phương pháp chế biến chính là chế biến khô, cà phê quả tươi được phơi khô bằng ánh nắng mặt trời hay sấy. Nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp chế biến khô với giá thành thấp nhưng cà phê chế biến theo phương pháp khô có phẩm chất kém hơn cà phê chế biến theo phương pháp ướt. Mấy năm gần đây, do cung vượt quá cầu, giá cả giảm liên tục xuống mức thấp nhất, người mua yêu cầu chất lượng cao hơn. Vì vậy, gần đây có nhiều nghiên cứu tập trung nhiều vào lĩnh vực tăng cường ứng dụng công nghệ chế biến ướt đề làm cho cà phê đạt chất lượng tốt hơn bảo đảm về độ ẩm, tạp chất, màu sắc, và hương vị.
Các ý tưởng chính của các nghiên cứu kinh tế
Các nghiên cứu kinh tế hiện có chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực là xúc tiến thương mại và đánh giá ảnh hưởng biến động giá cà phê đến người nghèo. Trong Báo cáo "Tình hình xuất khẩu cà phê và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu năm 2002", VICOFA khuyến nghị ngành cà phê Việt Nam phải tăng cường quảng bá sản phẩm cà phê Việt Nam thông qua các hội chợ, triển lãm quốc tế, bán trực tiếp cho các nhà rang xay, quảng cáo sản phẩm trên các chuyến bay của Lufthansa. Báo cáo cũng chỉ rõ sự cần thiết phải mở rộng diện tích trồng cà phê Arabica và tiếp tục chăm sóc vườn cà phê Robusta.
Trong Báo cáo nghiên cứu kết hợp giữa ICARD, Oxfam Anh và Oxfam Hongkong "Đánh giá ảnh hưởng của tự do hoá thương mại đến người trồng cà phê cùng kiệt tỉnh Đăk Lăk" cuối năm 2002 và được trình bầy tại Hội thảo "Toàn cầu hoá, thương mại và chính sách vượt qua đói nghèo" do Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp tổ chức ngày 19/03/2003, nhóm nghiên chỉ rõ những khó khăn chủ quan và khách quan khác nhau về cấu trúc thị trường và thể chế chính sách đã làm cho những người trồng cà phê nghèo, đặc biệt là người dân tộc thiểu số ngày càng cùng kiệt hơn và dễ bị tổn thương dưới tác động lên xuống của giá thế giới. Hai trong những gợi ý chính sách quan trọng của Báo cáo là khuyến nghị diện tích trồng cà phê Việt Nam nên được duy trì khoảng 500 nghìn ha và tăng thông tin thị trường cho những người cùng kiệt và đồng bào dân tộc ở vùng sâu vùng xa.
Trong Báo cáo nghiên cứu "Khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trong bối cảnh tại Châu á" kết hợp giữa MARD và FAO cho thấy từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã ký một loạt các thoả thuận như khối mậu dịch tự do ASEAN, thoả thuận về hiệu lực thuế quan ưu đãi chung. Những thoả thuận này tạo cho Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng những cơ hội nhưng đồng thời cũng sẽ nảy sinh nhiều thách thức. Để hội nhập với thị trường khu vực, chỉ có thể bằng cách nâng cao lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế và đặc biệt là nền nông nghiệp cụ thể là hai mặt hàng chính là cà phê và cao su. Mục đích của nghiên cứu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Tổ chức Nông Lương Thế giới về khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trong bối cảnh ASEAN đã thu thập các tài liệu liên quan đến phát triển cà phê, nghiên cứu giá cà phê tại vườn, giá xuất khẩu và giá thị trường nghiên cứu hiện trạng thực tế của hạ tầng và hệ thống thông tin liên quan đến sản xuất cà phê ở Việt Nam.
Nghiên cứu xem xét một số chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và gợi ý với chính phủ một số thay đổi thể chế cần thiết để thực hiện có hiệu quả các cam kết. Nghiên cứu còn đề xuất một số chính sách đối với cà phê trong các lĩnh vực phát triển cà phê tiểu điền, quản lý tỷ giá trao đổi tiền tệ, thu hút đầu tư nước ngoài, và tăng cường tiềm năng kỹ thuật và khoa học: công tác khuyến nông, tập trung vào các nghiên cứu về quảng bá, tiếp thị, đóng gói, bao bì và bảo hộ chất lượng cà phê. Tăng cường các hiệp hội cà phê; tổ chức thị trường giao xa, thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu cà phê, quỹ hỗ trợ sản xuất; cải thiện và duy trì lợi thế so sánh của cà phê Việt Nam ở cả thị trường nội địa, thị trường ASEAN và thị trường quốc tế.
Trong Báo cáo "Khả năng đề xuất các công cụ quản lý rui ro đối với người sản xuất nông nghiệp với 3 loại nông sản chính: hồ liêu, cao su và cà phê" do nhóm chuyên gia trường đại học Free, Amsterdam thực hiện đã xem xét khả năng cung cấp các công cụ quản lý rủi ro đối với các nhà sản xuất nông nghiệp từ kết quả khảo sát thực tế của tác giả vào tháng 5 năm 2002. Ba báo cáo cho 3 ngành hàng chính: hồ tiêu, cao su và cà phê đã phác thảo những nét chính về mức độ phụ thuộc vào các chủ yếu của Việt Nam, một đất nước có khoảng 80% dân số sinh sống ở vùng nông thôn với khoảng 90% dân số thuộc diện nghèo. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và đang diễn ra quá trình thành thị hoá. Trong hai thập kỷ tới, sản xuất các mặt hàng nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình nông thôn, bởi vì họ còn có quá ít các lựa chọn thay thế khác.
Nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học tổng hợp Tây úc và Arizona, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu "Một số thách thức của việc phát triển thị trường cho mặt hàng cà phê Việt Nam tại thị trường Việt Nam và Thị trường Mỹ" đã được tiến hành với mục đích là xem xét ngành kinh doanh nông nghiệp của Việt Nam, trọng tâm tập trung của nghiên cứu là xem xét những sản phẩm nông nghiệp có nhiều hứa hẹn và thị trường xuất khẩu cho những sản phẩm này. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung vào nghiên cứu sản phẩm cà phê, các yếu tố ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu cà phê, thị trường tiềm năng, và vai trò của kinh doanh nông nghiệp và cà phê đối với thị trường và phát triển.
Như vậy, các nghiên cứu hiện nay đã đề cập cùng một lúc đến nhiều khâu trong ngành cà phê Việt Nam từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hoá, từ các yếu tố kỹ thuật đến các yếu tố kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đưa ra các gợi ý chính sách chủ yếu dưới dạng định tính hơn là định lượng. Thêm vào đó, các gợi ý chính sách rõ ràng hay khả thi chủ yếu tập trung ở khâu sản xuất tại hộ và hoạt động xuất khẩu. Một nghiên cứu chi tiết hơn, đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam bao gồm tất cả các đối tượng tham gia trồng, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hiện chưa được tiến hành. Do đó, các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa được cung cấp một bức tranh toàn cảnh, chi tiết và các bước đi cụ thể để tăng khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trong trung và dài hạn.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu nhập thông tin có sẵn:
ã Các Báo cáo nghiên cứu.
ã Các bài báo và tạp chí liên quan.
ã Các thông tin trên Internet.
ã Hội thảo.
ã ý kiến của các chuyên gia trong ngành.
Thu thập thông tin từ thực địa, tỉnh Đăk Lăk:
ã Điều tra tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ tại hộ.
ã Điều tra tình hình thu mua, vận chuyển và tiêu thụ của các đại lý thu mua.
ã Điều tra tình hình thu mua, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ (trong nước và xuất khẩu) của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê.
3.2. Phương pháp phân tích thông tin
Thống kê mô tả. Thống kê mô tả dùng để mô tả hiện trạng các thông tin thu được, cố gắng làm nổi bật những vấn để liên quan đến khả năng cạnh tranh ngành cà phê Việt Nam.
Mô hình kinh tế lượng. Mô hình kinh tế lượng dự kiến được sử dụng cho 3 mục đích.
o Thứ nhất để xác định các hệ số của đường cung và đường cầu cà phê Việt Nam. Các hệ số ước tính sẽ là đầu vào cho mô hình Cân bằng riêng phần.
o Thứ hai để xác định mối tương tác qua lại giữa sản lượng cà phê Việt Nam và giá thế giới.
Mô hình cân bằng riêng phần
o Xây dựng đường cung/cầu cà phê Robusta Việt Nam.
o Mô phỏng ảnh hưởng của các lựa chọn chính sách tới khả năng cạnh tranh ngành cà phê Robusta Việt Nam
Download miễn phí cho anh em Ketnooi:
You must be registered for see links
Ai cần download tài liệu gì thì đăng tại đây yêu cầu:
viewtopic.php?f=131&t=100854