nguyenthuy_2603
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên, hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các quốc gia. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam; đặc biệt là trong quá trình xây dựng phát triển đất nước và theo đuổi mục tiêu tiến kịp hội nhập với các nước khác trên thế giới. Để làm được điều đó đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu kinh tế học. Có ba lý do khiến chúng ta phải làm điều đó. Lý do thứ nhất nghiên cứu kinh tế học giúp chúng ta hiểu được thế giới mà chúng ta đang sống. Lý do thứ hai là nó giúp cho chúng ta trở nên khôn khéo hơn trong nền kinh tế. Và lý do cuối cùng để nghiên cứu kinh tế học là nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn khả năng và những giới hạn của một chính sách kinh tế. Việc nghiên cứu kinh tế học tự nó không làm cho chúng ta trở lên giàu có nhưng nó cung cấp cho chúng ta một số công cụ giúp chúng ta đạt tới mục tiêu đó. Ngày nay, một trong những phương pháp nghiên cứu kinh tế học hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi là phương pháp mô hình hóa toán kinh tế và cụ thể là mô hình tăng trưởng Harrod – Domar và mô hình tăng trưởng Solow – Swan.
I. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỌC
1. Kinh tế học và nền kinh tế.
Nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển vô cùng mạnh mẽ trong suốt thế kỉ qua. Giá trị của cải và sự phong phú của hàng hoá và dịch vụ đã tăng lên rất nhiều. Có rất nhiều quốc gia trở lên rất giàu có. Tuy nhiên còn nhiều quốc gia khác lại rất nghèo. Nhưng một thực tế kinh tế luôn tồn tại ở mọi nơi và mọi lúc đó là sự khan hiếm. Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thỏa mãn tất cả các nhu cầu vô hạn và ngày càng tăng của con người. Kinh tế học giúp chúng ta hiểu về cách giải quyết vấn đề khan hiếm đó trong các cơ chế kinh tế khác nhau.
Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng.
Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử dụng khác nhau.
Do các nguồn lực khan hiếm mà nhu cầu của con người là vô hạn nên sử dụng các nguồn lực đó như thế nào để có hiệu quả và không bị lãng phí đã trở thành vấn đề quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới. Từ đó đã đặt ra nhiệm vụ phải nghiên cứu kinh tế học.
2. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học.
Kinh tế học là một môn khoa học nên phương pháp nghiên cứu kinh tế học cũng tương tự các môn khoa học tự nhiên như sinh học, hóa học hay vật lý. Tuy nhiên vì kinh tế học nghiên cứu hành vi kinh tế của con người nên phương pháp nghiên cứu kinh tế học cũng có nhiều điểm khác với các môn khoa học tự nhiên khác.
2.1. Phương pháp mô hình hóa
Để nghiên cứu kinh tế học, các giả thuyết kinh tế được thành lập và được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Nếu các phép thử được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần đều cho kết quả thực nghiệm đúng như giả thuyết thì giả thuyết kinh tế được coi là lý thuyết kinh tế. Một vài giả thuyết và lý thuyết kinh tế được công nhận một cách rộng rãi thì được gọi là quy luật kinh tế. Các bước tuần tự trong phương pháp nghiên cứu kinh tế học:
a. Xác định vấn đề nghiên cứu.
Bước đầu tiên được áp dụng trong phương pháp nghiên cứu kinh tế học là phải xác định được vấn đề nghiên cứu. Ví dụ các nhà kinh tế mong muốn tìm hiểu hiện tượng kinh tế bất thường là vì sao người dân lại giảm tiệu thụ xăng dầu trong mấy tháng qua.
b. Phát triển mô hình.
Bước thứ hai là xây dựng mô hình kinh tế để tìm được câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu đã xác định. Mô hình kinh tế là một cách thức mô tả thực tế đã được đơn giản hoá để hiểu và đoán được mối quan hệ của các biến số. Mô hình kinh tế có thể được mô tả bằng lời, bảng số liệu, đồ thị hay các phương trình toán học.
c. Kiểm chứng giả thuyết kinh tế.
Mô hình kinh tế chỉ có ích khi và chỉ khi nó đưa ra được những đoán đúng. Ở bước này, các nhà kinh tế học sẽ tập hợp các số liệu để kiểm chứng lại giả thuyết. Nếu kết quả thực nghiệm phù hợp với giả thuyết thì giả thuyết được công nhận còn nếu ngược lại giả thuyết sẽ bị bác bỏ.
2.2. Phương pháp so sánh tĩnh.
Giả định các yếu tố khác không thay đổi
Các giả thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa các biến luôn phải đi kèm
với giả định Ceteris Paribus trong mô hình. Ceteris Paribus là một trong thuật ngữ latinh được sử dụng thường xuyên trong kinh tế học có nghĩa là các yếu tố khác không thay đổi. Ví dụ về xăng dầu, giả định quan trọng của mô hình là thu nhập của người tiêu dùng, giá cả các hàng hoá khác và một vài biến số khác không thay đổi. Giả định này cho phép chúng ta tập trung vào mối quan hệ giữa hai biến số chính yếu: giá xăng dầu và lượng tiêu thụ xăng dầu trong từng tháng.
Đối với các môn khoa học trong phòng thí nghiệm, việc thực hiện các thí nghiệm mà chỉ những biến số quan tâm được thay đổi còn các yếu tố khác được giữ nguyên có vẻ dễ dàng. Tuy nhiên, đối với kinh tế học phòng thí nghiệm là thế giới thực, là cuộc sống nên nhìn chung các nhà kinh tế học khó có thể thực hiện được những thực nghiệm hoàn hảo như trong phòng thí nghiệm, các biến số kinh tế mà các nhà kinh tế học quan tâm như tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số giá cả, sản lượng, v.v... luôn thay đổi và chịu tác động của rất nhiều nhân tố cùng một lúc. Vì thế muốn kiểm tra giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến số kinh tế, các nhà kinh tế thường phải sử dụng các kỹ thuật phân tích thông kê được thiết kế riêng cho trường hợp các yếu tố khác không thể cố định được.
2.3. Quan hệ nhân quả.
Các giả thuyết kinh tế mô tả mối quan hệ giữa các biến số mà sự thay đổi của biến số này là nguyên nhân khiến một hay các biến khác thay đổi theo.
Biến chịu sự tác động gọi là biến phụ thuộc còn biến thay đổi tác động đến các biến khác được gọi là biến độc lập. Biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc nhưng bản thân thì chịu sự tác động của các biến số khác ngoài mô hình.
Một lỗi thường gặp trong phân tích số liệu là kết luận sai lầm về quan hệ nhân quả: sự thay đổi của một biến số này là nguyên nhân sự thay đổi biến số kia chỉ vì chúng có xu hướng xảy ra đồng thời. Một ví dụ vui là số người đi bộ dùng ô khi trời mưa tăng lên, sẽ rất buồn cười nếu kết luận rằng con người tạo ra mưa bằng cách bật mở ô che. Vì sự nguy hiểm khi đưa ra kết luận về mối quan hệ nhân quả nên các nhà kinh tế học thường sử dụng các phép thử thống kê để xác định xem liệu sự thay đổi của một biến có thực sự là nguyên nhân gây ra sự thay đổi quan sát được ở biến khác hay không. Tuy nhiên bên cạch nguyên nhân khó có thể có những thực nghiệm hoàn hảo như trong phòng thí nghiệm, những phép thử thống kê không phải lúc nào cũng đủ sức thuyết phục các nhà kinh tế học tin vào mối quan hệ nhân quả thực sự.
3. Phưong pháp mô hình trong kinh tế.
Phương pháp mô hình là mô hình hoá các đối tượng ( các vấn đề kinh tế ) thành các mô hình ( hay là hình ảnh của chúng ).
3.1. Các mô hình lý thuyết.
Nền kinh tế hiện đại là một cơ chế hoạt động rất phức tạp. Trên thế giới có hàng trăm quốc gia, mỗi quốc gia có hàng ngàn hàng vạn doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Các loại hàng hoá dịch vụ đa dạng phong phú và ngày càng tăng. Những người lao động thì làm việc trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, và đưa ra các hành vi kinh tế của mình như là chọn hàng hoá nào để mua sắm sử dụng dịch vụ nào. Bởi vậy chúng ta không thể mô tả các đặc điểm của một thị trường thực thụ một cách chi tiết nên các nhà kinh tế đã chọn cách trừu tượng hoá sự phức tạp của thực tại và phát triển một mô hình đơn giản hơn nắm bắt được những yếu tố cơ bản.
Việc sử dụng mô hình là rất phổ biến ngay cả trong khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Trong đời sống các kỹ sư điện có thể nhìn vào sơ đồ mạng lưới điện để tìm ra được những nơi có vấn đề, kiến trúc sư sử dụng sa bàn để quy hoạch nhà cửa. Trong khoa học vật lý, hoá học thường sử dụng các phép trừu tượng hoá để đơn giản các hiện tượng của thế giới thực tại phục vụ cho việc nghiên cứu dễ dàng hơn. Cũng như vậy các nhà kinh tế đã phát triển các mô hình như là công cụ hỗ trợ nghiên cứu các vấn đề kinh tế. Thí dụ: để hiểu được cơ chế hoạt động của nền kinh tế, chúng ta sẽ trừu tượng hoá thực tế và xây dựng một mô hình đơn giản hoá về nền kinh tế. Nền kinh tế bao gồm các bộ phận hợp thành và sự tương tác giữa chúng với nhau. Các bộ phận hợp thành nền kinh tế là người ra quyết định bao gồm hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Các thành viên này tương tác với nhau theo các cơ chế phối hợp
khác nhau.
Mô hình nền kinh tế - mô hình dòng luân chuyển
Trong mô hình này, các thành viên kinh tế tương tác với nhau trên hai thị trường đó là thị trường sản phẩm và thị trường yếu tố sản xuất. Tham gia vào thị trường sản phẩm, các hộ gia đình chi tiêu thu nhập của mình để đổi lấy hàng hoá hay dịch vụ cần thiết do các doanh nghiệp sản xuất. Tham gia vào thị trường yếu tố sản xuất, các hộ gia đình cung cấp các nguồn lực như lao động, đất đai và vốn cho các doanh nghiệp để đổi lấy thu nhập mà các doanh nghiệp trả cho việc sử dụng các nguồn lực đó. Còn các doanh nghiệp tham gia vào hai thị trường đó để mua hay thuê các yếu tố sản xuất cần thiết để tạo ra hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn. Chính phủ tham gia vào hai thị trường này để cung cấp các hàng hoá, dịch vụ mà xã hội mong muốn mà thị trường không sản xuất một cách hiệu quả. Ngoài ra chính phủ còn điều tiết thu nhập thông qua thuế và các chương trình trợ cấp.
3.2. Kiểm định mô hình.
Tất nhiên, không phải mọi mô hình đều tỏ ra thích hợp. Ví dụ mô hình địa tâm về sự chuyển động của các hành tinh do Ptolemy đưa ra rốt cuộc không được chấp nhận vì chúng không thể mô tả một cách chính xác các hành tinh chuyển động quanh mặt trời như thế nào. Một mục tiêu quan trọng của các nhà nghiên cứu khoa học là loại bỏ những mô hình không thích hợp ra khỏi các mô hình thích hợp. Hai phương pháp thường được sử dụng để kiểm tra mô hình kinh tế:
- Phương pháp trực tiếp, tìm kiếm thiết lập sự xác đáng của các giả định mà các mô hình dự vào.
- Phương pháp gián tiếp, tìm cách xác nhận sự xác đáng bằng cách chỉ ra rằng một mô hình được đơn giản hoá đã đoán chính xác được những sự kiện trên thực tế.
3.3. Đặc điểm chung của các mô hình kinh tế.
Hiện nay, số lượng các mô hình kinh tế được sử dụng rất lớn. Trong các mô hình các giả định được đưa ra ở mức độ phụ thuộc vào vấn đề đang được giải quyết. VD: mô hình tổng cung – tổng cầu sẽ rất phức tạp và lớn hơn nhiều so với mô hình cung - cầu một loại hàng hoá cụ thể nào đó. Tuy nhiên, trên thực tế mô hình kinh tế là sự kết hợp của ba yếu tố chung.
- Giả thiết Ceteris paribus ( các yếu tố khác không đổi ).
- Giả định rằng mọi quyết định kinh tế đều nhằm tối ưu hoá gì đó.
- Phân biệt rõ ràng giữa những vấn đề thực chứng và chuẩn tắc.
3.3.1. Giả thiết Ceteris paribus.
Những mô hình sử dụng trong kinh tế học nhằm mô tả một cách tương đối những mối quan hệ giản đơn. Mô hình thị trường gạo nhằm giải thích giá gạo đối với một số biến tiền công của nông dân, lượng mưa trong vụ gieo trồng, thu nhập của người tiêu dùng, dù chúng ta đều biết còn rất nhiều tác nhân bên ngoài như sâu bệnh, biến động giá phân bón ... ảnh hưỏng đến giá gạo nhưng những nhân tố này được giữ không đổi khi ta xây dựng mô hình. Điều quan trọng ở đây là chúng ta không giả định các yếu tố khác không ảnh hưởng đến giá gạo mà các yếu tố đó được giả định là không đổi trong giai đoạn nghiên cứu phân tích. Theo cách này, tác động của chỉ một vài nhân tố có thể nghiên cứu được trong một dạng đơn giản hóa. Những giả định Ceteris paribus ( các yếu tố khác không đổi ) được sử dụng trong mọi mô hình kinh tế.
3.3.2. Các giả định tối ưu hoá.
Nhiều mô hình kinh tế bắt đầu từ giả định rằng các tác nhân kinh tế được nghiên cứu theo đuổi mục tiêu của mình một cách hợp lý và được chấp nhận rộng rãi như một điểm khởi đầu thích hợp để phát triển mô hình kinh tế. Có hai lý do để dẫn đến sự chấp nhận trên là:
- Các giả định tối ưu hoá rất hữu dụng để tạo ra mô hình chính xác và có thể giải được. Nguyên nhân chính là những mô hình này có thể đưa nhiều thuật toán phù hợp với bài toán tối ưu hoá.
- Lý do thứ hai liên quan đến giá trị thực nghiệm rõ ràng của chúng.
3.3.3. Phân biệt thực chứng và chuẩn tắc.
Đặc điểm cuối cùng của mọi mô hình kinh tế là việc phân biệt cẩn thận giữa những vấn đề mang tính thực chứng và chuẩn tắc. Chúng ta chủ yếu mới bàn đến những lý thuyết kinh tế thực chứng. Những lý thuyết khoa học lấy thực tế làm đối tượng nghiên cứu, nỗ lực giải thích các hiện tượng kinh tế quan sát được. Kinh tế học thực chứng tìm cách xác định các nguồn lực trong thực tế được phân bổ như thế nào trong nền kinh tế. Kinh tế chuẩn tắc đưa ra quan điểm rõ ràng điều gì cần làm.
3.3. Sự phát triển của các mô hình.
Mô hình kinh tế chính là cách thức diễn đạt những con đưòng, hình thái, nội dung phát triển kinh tế của các quốc gia thông qua các biến số, các nhân tố kinh tế trong quan hệ chặt chẽ với các điều kiện chính trị, xã hội. Các mô hình có thể được diễn đạt dưới dạng lời văn, biểu đồ, đồ thị hay phương trình toán học
Khi tư bản trên đầu lao động k tăng, thì giá trị khấu hao δk tăng, hơn nữa, dẫn đến tư bản mới trên đầu lao động nk tăng. Gọi δk + nk hay (δ+n)k là đầu tư cần thiết, vì nó bù đắp phần tài sản bị hao mòn và đáp ứng vốn cho lao động mới tăng thêm.
Điểm A trên Hình 1 là giao của đường đầu tư cần thiết (δ+n)k và đường đầu tư trên đầu lao động i. Nó cho thấy đó là một sự cân bằng.
Tại trạng thái vốn trên đầu lao động k1 nhở hơn k*, thì đầu tư i = sy lớn hơn đầu tư cần thiết (δ+n)k, có nghĩa là k = sy – (δ+n)k > 0 do đó dẫn đến k tăng.
Ngược lại, tại trạng thái vốn trên đầu lao động k2 lớn hơn k*, thì đầu tư i = sy nhỏ hơn đầu tư cần thiết (δ+n)k, có nghĩa là k = sy – (δ+n)k < 0, do đó k giảm.
Ta có, k tăng lên đến mức k*, và ngược lại khi nó giảm, thì giảm đến mức k*. Cả hai trường hợp tăng và giảm đều đạt đến một trạng thái cân bằng. Và người ta gọi đó là điểm ổn định hay trạng thái ổn định.
Tại trạng thái ổn định k*, chúng ta nhận thấy rằng đầu tư và đầu tư cần thiết cân bằng nhau, hay ?k = sy – (δ+n)k* = 0, tốc độ tăng của sản lượng trên lao động bằng không (gy = 0), và tốc độ tăng của vốn trên mỗi lao động bằng không (gk = 0).
Như vậy,Mô hình Solow mở rộng mô hình Harrod-Domar theo hai cách. Thứ nhất, ông xem xét lao động như một nhân tố thứ yếu của quá trình sản xuất. Thứ hai, ông đưa ra một nghiên cứu về khoa học ứng dụng, các biến số độc lập thứ ba. Quan trọng nhất là không giống với hệ số cố định, lãi suất cố định đối với quy mô tiêu dùng của mô hình Harrod - Domar, mô hình của Solow thể hiện việc giảm năng suất đối với lao động và vốn một cách riêng lẻ và năng suất cố định đối với cả hai nhân tố nói chung.
Các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trở thành hệ số dư trong mô hình Solow, giải thích cho sự tăng trưởng dài hạn. Mức độ của nó được thừa nhận là được quyết định ngoại sinh và độc lập với tất cả các hệ số khác.
Lý thuyết tăng trưởng truyền thống, trên cơ sở của mô hình tăng trưởng Solow, giải thích rằng vì ở các nước phát triển, vốn tương đối nhiều hơn so với ở các nước đang phát triển, theo luật tiệm giảm, vốn sẽ có một mức lãi suất thấp hơn ở các nước phát triển so với ở các nước đang phát triển. Kết quả là vốn sẽ có một chiều hướng tự nhiên chảy đến các nước đang phát triển nơi mà tỷ lệ lãi suất cao hơn. Vì vậy từ bối cảnh của các nước đang phát triển, chiến lược tốt nhất sẽ là mở rộng cửa để thu hút đầu tư nước ngoài và tháo gỡ tất cả các rào cản đối với luồng vốn nước ngoài.
KẾT LUẬN
Ngày nay, phương pháp mô hình nói chung và phương pháp mô hình toán nói riêng có tầm quan trọng rất lớn trong kinh tế. Điều này đã được khẳng định qua việc ứng dụng rộng rãi trong thực tế của các mô hình đặc biệt là mô hình toán kinh tê. Dựa vào các mô hình này chúng ta có thể tiến hành phân tích các hiện tượng kinh tế, dự báo các kết quả có thể xảy ra từ đó đưa ra những chính sách hợp lý để đưa nền kinh tế đạt hiệu quả cao hơn.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỌC 2
1. Kinh tế học và nền kinh tế. 2
2. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học. 2
2.1. Phương pháp mô hình hóa 2
2.2. Phương pháp so sánh tĩnh. 3
2.3. Quan hệ nhân quả. 4
3. Phưong pháp mô hình trong kinh tế. 5
3.1. Các mô hình lý thuyết. 5
3.2. Kiểm định mô hình. 7
3.3. Đặc điểm chung của các mô hình kinh tế. 7
II.MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HARROD – DOMAR VÀ SOLOW 12
1. MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HARROD – DOMAR. 12
1.1. Đặt vấn đề. 12
1.2. Mô hình hoá. 13
1.3. Ứng dụng: HỆ SỐ ICOR VÀ VẬN DỤNG TRONG LẬP KẾ HOẠCH, ĐÁNH GIÁ MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 16
1.3.1. Phương pháp tính hệ số ICOR 16
1.3.2. Vận dụng chỉ tiêu ICOR xác định nhu cầu vốn và mục tiêu tăng trưởng 18
2. MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ SOLOW – SWAN. 19
2.1. Sản xuất. 20
2.2. Nguồn lao động. 20
2.3. Khấu hao vốn. 20
2.4. Tiêu dùng. 20
2.5Xác định mô hình 20
KẾT LUẬN 23
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên, hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các quốc gia. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam; đặc biệt là trong quá trình xây dựng phát triển đất nước và theo đuổi mục tiêu tiến kịp hội nhập với các nước khác trên thế giới. Để làm được điều đó đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu kinh tế học. Có ba lý do khiến chúng ta phải làm điều đó. Lý do thứ nhất nghiên cứu kinh tế học giúp chúng ta hiểu được thế giới mà chúng ta đang sống. Lý do thứ hai là nó giúp cho chúng ta trở nên khôn khéo hơn trong nền kinh tế. Và lý do cuối cùng để nghiên cứu kinh tế học là nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn khả năng và những giới hạn của một chính sách kinh tế. Việc nghiên cứu kinh tế học tự nó không làm cho chúng ta trở lên giàu có nhưng nó cung cấp cho chúng ta một số công cụ giúp chúng ta đạt tới mục tiêu đó. Ngày nay, một trong những phương pháp nghiên cứu kinh tế học hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi là phương pháp mô hình hóa toán kinh tế và cụ thể là mô hình tăng trưởng Harrod – Domar và mô hình tăng trưởng Solow – Swan.
I. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỌC
1. Kinh tế học và nền kinh tế.
Nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển vô cùng mạnh mẽ trong suốt thế kỉ qua. Giá trị của cải và sự phong phú của hàng hoá và dịch vụ đã tăng lên rất nhiều. Có rất nhiều quốc gia trở lên rất giàu có. Tuy nhiên còn nhiều quốc gia khác lại rất nghèo. Nhưng một thực tế kinh tế luôn tồn tại ở mọi nơi và mọi lúc đó là sự khan hiếm. Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thỏa mãn tất cả các nhu cầu vô hạn và ngày càng tăng của con người. Kinh tế học giúp chúng ta hiểu về cách giải quyết vấn đề khan hiếm đó trong các cơ chế kinh tế khác nhau.
Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng.
Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử dụng khác nhau.
Do các nguồn lực khan hiếm mà nhu cầu của con người là vô hạn nên sử dụng các nguồn lực đó như thế nào để có hiệu quả và không bị lãng phí đã trở thành vấn đề quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới. Từ đó đã đặt ra nhiệm vụ phải nghiên cứu kinh tế học.
2. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học.
Kinh tế học là một môn khoa học nên phương pháp nghiên cứu kinh tế học cũng tương tự các môn khoa học tự nhiên như sinh học, hóa học hay vật lý. Tuy nhiên vì kinh tế học nghiên cứu hành vi kinh tế của con người nên phương pháp nghiên cứu kinh tế học cũng có nhiều điểm khác với các môn khoa học tự nhiên khác.
2.1. Phương pháp mô hình hóa
Để nghiên cứu kinh tế học, các giả thuyết kinh tế được thành lập và được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Nếu các phép thử được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần đều cho kết quả thực nghiệm đúng như giả thuyết thì giả thuyết kinh tế được coi là lý thuyết kinh tế. Một vài giả thuyết và lý thuyết kinh tế được công nhận một cách rộng rãi thì được gọi là quy luật kinh tế. Các bước tuần tự trong phương pháp nghiên cứu kinh tế học:
a. Xác định vấn đề nghiên cứu.
Bước đầu tiên được áp dụng trong phương pháp nghiên cứu kinh tế học là phải xác định được vấn đề nghiên cứu. Ví dụ các nhà kinh tế mong muốn tìm hiểu hiện tượng kinh tế bất thường là vì sao người dân lại giảm tiệu thụ xăng dầu trong mấy tháng qua.
b. Phát triển mô hình.
Bước thứ hai là xây dựng mô hình kinh tế để tìm được câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu đã xác định. Mô hình kinh tế là một cách thức mô tả thực tế đã được đơn giản hoá để hiểu và đoán được mối quan hệ của các biến số. Mô hình kinh tế có thể được mô tả bằng lời, bảng số liệu, đồ thị hay các phương trình toán học.
c. Kiểm chứng giả thuyết kinh tế.
Mô hình kinh tế chỉ có ích khi và chỉ khi nó đưa ra được những đoán đúng. Ở bước này, các nhà kinh tế học sẽ tập hợp các số liệu để kiểm chứng lại giả thuyết. Nếu kết quả thực nghiệm phù hợp với giả thuyết thì giả thuyết được công nhận còn nếu ngược lại giả thuyết sẽ bị bác bỏ.
2.2. Phương pháp so sánh tĩnh.
Giả định các yếu tố khác không thay đổi
Các giả thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa các biến luôn phải đi kèm
với giả định Ceteris Paribus trong mô hình. Ceteris Paribus là một trong thuật ngữ latinh được sử dụng thường xuyên trong kinh tế học có nghĩa là các yếu tố khác không thay đổi. Ví dụ về xăng dầu, giả định quan trọng của mô hình là thu nhập của người tiêu dùng, giá cả các hàng hoá khác và một vài biến số khác không thay đổi. Giả định này cho phép chúng ta tập trung vào mối quan hệ giữa hai biến số chính yếu: giá xăng dầu và lượng tiêu thụ xăng dầu trong từng tháng.
Đối với các môn khoa học trong phòng thí nghiệm, việc thực hiện các thí nghiệm mà chỉ những biến số quan tâm được thay đổi còn các yếu tố khác được giữ nguyên có vẻ dễ dàng. Tuy nhiên, đối với kinh tế học phòng thí nghiệm là thế giới thực, là cuộc sống nên nhìn chung các nhà kinh tế học khó có thể thực hiện được những thực nghiệm hoàn hảo như trong phòng thí nghiệm, các biến số kinh tế mà các nhà kinh tế học quan tâm như tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số giá cả, sản lượng, v.v... luôn thay đổi và chịu tác động của rất nhiều nhân tố cùng một lúc. Vì thế muốn kiểm tra giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến số kinh tế, các nhà kinh tế thường phải sử dụng các kỹ thuật phân tích thông kê được thiết kế riêng cho trường hợp các yếu tố khác không thể cố định được.
2.3. Quan hệ nhân quả.
Các giả thuyết kinh tế mô tả mối quan hệ giữa các biến số mà sự thay đổi của biến số này là nguyên nhân khiến một hay các biến khác thay đổi theo.
Biến chịu sự tác động gọi là biến phụ thuộc còn biến thay đổi tác động đến các biến khác được gọi là biến độc lập. Biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc nhưng bản thân thì chịu sự tác động của các biến số khác ngoài mô hình.
Một lỗi thường gặp trong phân tích số liệu là kết luận sai lầm về quan hệ nhân quả: sự thay đổi của một biến số này là nguyên nhân sự thay đổi biến số kia chỉ vì chúng có xu hướng xảy ra đồng thời. Một ví dụ vui là số người đi bộ dùng ô khi trời mưa tăng lên, sẽ rất buồn cười nếu kết luận rằng con người tạo ra mưa bằng cách bật mở ô che. Vì sự nguy hiểm khi đưa ra kết luận về mối quan hệ nhân quả nên các nhà kinh tế học thường sử dụng các phép thử thống kê để xác định xem liệu sự thay đổi của một biến có thực sự là nguyên nhân gây ra sự thay đổi quan sát được ở biến khác hay không. Tuy nhiên bên cạch nguyên nhân khó có thể có những thực nghiệm hoàn hảo như trong phòng thí nghiệm, những phép thử thống kê không phải lúc nào cũng đủ sức thuyết phục các nhà kinh tế học tin vào mối quan hệ nhân quả thực sự.
3. Phưong pháp mô hình trong kinh tế.
Phương pháp mô hình là mô hình hoá các đối tượng ( các vấn đề kinh tế ) thành các mô hình ( hay là hình ảnh của chúng ).
3.1. Các mô hình lý thuyết.
Nền kinh tế hiện đại là một cơ chế hoạt động rất phức tạp. Trên thế giới có hàng trăm quốc gia, mỗi quốc gia có hàng ngàn hàng vạn doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Các loại hàng hoá dịch vụ đa dạng phong phú và ngày càng tăng. Những người lao động thì làm việc trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, và đưa ra các hành vi kinh tế của mình như là chọn hàng hoá nào để mua sắm sử dụng dịch vụ nào. Bởi vậy chúng ta không thể mô tả các đặc điểm của một thị trường thực thụ một cách chi tiết nên các nhà kinh tế đã chọn cách trừu tượng hoá sự phức tạp của thực tại và phát triển một mô hình đơn giản hơn nắm bắt được những yếu tố cơ bản.
Việc sử dụng mô hình là rất phổ biến ngay cả trong khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Trong đời sống các kỹ sư điện có thể nhìn vào sơ đồ mạng lưới điện để tìm ra được những nơi có vấn đề, kiến trúc sư sử dụng sa bàn để quy hoạch nhà cửa. Trong khoa học vật lý, hoá học thường sử dụng các phép trừu tượng hoá để đơn giản các hiện tượng của thế giới thực tại phục vụ cho việc nghiên cứu dễ dàng hơn. Cũng như vậy các nhà kinh tế đã phát triển các mô hình như là công cụ hỗ trợ nghiên cứu các vấn đề kinh tế. Thí dụ: để hiểu được cơ chế hoạt động của nền kinh tế, chúng ta sẽ trừu tượng hoá thực tế và xây dựng một mô hình đơn giản hoá về nền kinh tế. Nền kinh tế bao gồm các bộ phận hợp thành và sự tương tác giữa chúng với nhau. Các bộ phận hợp thành nền kinh tế là người ra quyết định bao gồm hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Các thành viên này tương tác với nhau theo các cơ chế phối hợp
khác nhau.
Mô hình nền kinh tế - mô hình dòng luân chuyển
Trong mô hình này, các thành viên kinh tế tương tác với nhau trên hai thị trường đó là thị trường sản phẩm và thị trường yếu tố sản xuất. Tham gia vào thị trường sản phẩm, các hộ gia đình chi tiêu thu nhập của mình để đổi lấy hàng hoá hay dịch vụ cần thiết do các doanh nghiệp sản xuất. Tham gia vào thị trường yếu tố sản xuất, các hộ gia đình cung cấp các nguồn lực như lao động, đất đai và vốn cho các doanh nghiệp để đổi lấy thu nhập mà các doanh nghiệp trả cho việc sử dụng các nguồn lực đó. Còn các doanh nghiệp tham gia vào hai thị trường đó để mua hay thuê các yếu tố sản xuất cần thiết để tạo ra hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn. Chính phủ tham gia vào hai thị trường này để cung cấp các hàng hoá, dịch vụ mà xã hội mong muốn mà thị trường không sản xuất một cách hiệu quả. Ngoài ra chính phủ còn điều tiết thu nhập thông qua thuế và các chương trình trợ cấp.
3.2. Kiểm định mô hình.
Tất nhiên, không phải mọi mô hình đều tỏ ra thích hợp. Ví dụ mô hình địa tâm về sự chuyển động của các hành tinh do Ptolemy đưa ra rốt cuộc không được chấp nhận vì chúng không thể mô tả một cách chính xác các hành tinh chuyển động quanh mặt trời như thế nào. Một mục tiêu quan trọng của các nhà nghiên cứu khoa học là loại bỏ những mô hình không thích hợp ra khỏi các mô hình thích hợp. Hai phương pháp thường được sử dụng để kiểm tra mô hình kinh tế:
- Phương pháp trực tiếp, tìm kiếm thiết lập sự xác đáng của các giả định mà các mô hình dự vào.
- Phương pháp gián tiếp, tìm cách xác nhận sự xác đáng bằng cách chỉ ra rằng một mô hình được đơn giản hoá đã đoán chính xác được những sự kiện trên thực tế.
3.3. Đặc điểm chung của các mô hình kinh tế.
Hiện nay, số lượng các mô hình kinh tế được sử dụng rất lớn. Trong các mô hình các giả định được đưa ra ở mức độ phụ thuộc vào vấn đề đang được giải quyết. VD: mô hình tổng cung – tổng cầu sẽ rất phức tạp và lớn hơn nhiều so với mô hình cung - cầu một loại hàng hoá cụ thể nào đó. Tuy nhiên, trên thực tế mô hình kinh tế là sự kết hợp của ba yếu tố chung.
- Giả thiết Ceteris paribus ( các yếu tố khác không đổi ).
- Giả định rằng mọi quyết định kinh tế đều nhằm tối ưu hoá gì đó.
- Phân biệt rõ ràng giữa những vấn đề thực chứng và chuẩn tắc.
3.3.1. Giả thiết Ceteris paribus.
Những mô hình sử dụng trong kinh tế học nhằm mô tả một cách tương đối những mối quan hệ giản đơn. Mô hình thị trường gạo nhằm giải thích giá gạo đối với một số biến tiền công của nông dân, lượng mưa trong vụ gieo trồng, thu nhập của người tiêu dùng, dù chúng ta đều biết còn rất nhiều tác nhân bên ngoài như sâu bệnh, biến động giá phân bón ... ảnh hưỏng đến giá gạo nhưng những nhân tố này được giữ không đổi khi ta xây dựng mô hình. Điều quan trọng ở đây là chúng ta không giả định các yếu tố khác không ảnh hưởng đến giá gạo mà các yếu tố đó được giả định là không đổi trong giai đoạn nghiên cứu phân tích. Theo cách này, tác động của chỉ một vài nhân tố có thể nghiên cứu được trong một dạng đơn giản hóa. Những giả định Ceteris paribus ( các yếu tố khác không đổi ) được sử dụng trong mọi mô hình kinh tế.
3.3.2. Các giả định tối ưu hoá.
Nhiều mô hình kinh tế bắt đầu từ giả định rằng các tác nhân kinh tế được nghiên cứu theo đuổi mục tiêu của mình một cách hợp lý và được chấp nhận rộng rãi như một điểm khởi đầu thích hợp để phát triển mô hình kinh tế. Có hai lý do để dẫn đến sự chấp nhận trên là:
- Các giả định tối ưu hoá rất hữu dụng để tạo ra mô hình chính xác và có thể giải được. Nguyên nhân chính là những mô hình này có thể đưa nhiều thuật toán phù hợp với bài toán tối ưu hoá.
- Lý do thứ hai liên quan đến giá trị thực nghiệm rõ ràng của chúng.
3.3.3. Phân biệt thực chứng và chuẩn tắc.
Đặc điểm cuối cùng của mọi mô hình kinh tế là việc phân biệt cẩn thận giữa những vấn đề mang tính thực chứng và chuẩn tắc. Chúng ta chủ yếu mới bàn đến những lý thuyết kinh tế thực chứng. Những lý thuyết khoa học lấy thực tế làm đối tượng nghiên cứu, nỗ lực giải thích các hiện tượng kinh tế quan sát được. Kinh tế học thực chứng tìm cách xác định các nguồn lực trong thực tế được phân bổ như thế nào trong nền kinh tế. Kinh tế chuẩn tắc đưa ra quan điểm rõ ràng điều gì cần làm.
3.3. Sự phát triển của các mô hình.
Mô hình kinh tế chính là cách thức diễn đạt những con đưòng, hình thái, nội dung phát triển kinh tế của các quốc gia thông qua các biến số, các nhân tố kinh tế trong quan hệ chặt chẽ với các điều kiện chính trị, xã hội. Các mô hình có thể được diễn đạt dưới dạng lời văn, biểu đồ, đồ thị hay phương trình toán học
Khi tư bản trên đầu lao động k tăng, thì giá trị khấu hao δk tăng, hơn nữa, dẫn đến tư bản mới trên đầu lao động nk tăng. Gọi δk + nk hay (δ+n)k là đầu tư cần thiết, vì nó bù đắp phần tài sản bị hao mòn và đáp ứng vốn cho lao động mới tăng thêm.
Điểm A trên Hình 1 là giao của đường đầu tư cần thiết (δ+n)k và đường đầu tư trên đầu lao động i. Nó cho thấy đó là một sự cân bằng.
Tại trạng thái vốn trên đầu lao động k1 nhở hơn k*, thì đầu tư i = sy lớn hơn đầu tư cần thiết (δ+n)k, có nghĩa là k = sy – (δ+n)k > 0 do đó dẫn đến k tăng.
Ngược lại, tại trạng thái vốn trên đầu lao động k2 lớn hơn k*, thì đầu tư i = sy nhỏ hơn đầu tư cần thiết (δ+n)k, có nghĩa là k = sy – (δ+n)k < 0, do đó k giảm.
Ta có, k tăng lên đến mức k*, và ngược lại khi nó giảm, thì giảm đến mức k*. Cả hai trường hợp tăng và giảm đều đạt đến một trạng thái cân bằng. Và người ta gọi đó là điểm ổn định hay trạng thái ổn định.
Tại trạng thái ổn định k*, chúng ta nhận thấy rằng đầu tư và đầu tư cần thiết cân bằng nhau, hay ?k = sy – (δ+n)k* = 0, tốc độ tăng của sản lượng trên lao động bằng không (gy = 0), và tốc độ tăng của vốn trên mỗi lao động bằng không (gk = 0).
Như vậy,Mô hình Solow mở rộng mô hình Harrod-Domar theo hai cách. Thứ nhất, ông xem xét lao động như một nhân tố thứ yếu của quá trình sản xuất. Thứ hai, ông đưa ra một nghiên cứu về khoa học ứng dụng, các biến số độc lập thứ ba. Quan trọng nhất là không giống với hệ số cố định, lãi suất cố định đối với quy mô tiêu dùng của mô hình Harrod - Domar, mô hình của Solow thể hiện việc giảm năng suất đối với lao động và vốn một cách riêng lẻ và năng suất cố định đối với cả hai nhân tố nói chung.
Các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trở thành hệ số dư trong mô hình Solow, giải thích cho sự tăng trưởng dài hạn. Mức độ của nó được thừa nhận là được quyết định ngoại sinh và độc lập với tất cả các hệ số khác.
Lý thuyết tăng trưởng truyền thống, trên cơ sở của mô hình tăng trưởng Solow, giải thích rằng vì ở các nước phát triển, vốn tương đối nhiều hơn so với ở các nước đang phát triển, theo luật tiệm giảm, vốn sẽ có một mức lãi suất thấp hơn ở các nước phát triển so với ở các nước đang phát triển. Kết quả là vốn sẽ có một chiều hướng tự nhiên chảy đến các nước đang phát triển nơi mà tỷ lệ lãi suất cao hơn. Vì vậy từ bối cảnh của các nước đang phát triển, chiến lược tốt nhất sẽ là mở rộng cửa để thu hút đầu tư nước ngoài và tháo gỡ tất cả các rào cản đối với luồng vốn nước ngoài.
KẾT LUẬN
Ngày nay, phương pháp mô hình nói chung và phương pháp mô hình toán nói riêng có tầm quan trọng rất lớn trong kinh tế. Điều này đã được khẳng định qua việc ứng dụng rộng rãi trong thực tế của các mô hình đặc biệt là mô hình toán kinh tê. Dựa vào các mô hình này chúng ta có thể tiến hành phân tích các hiện tượng kinh tế, dự báo các kết quả có thể xảy ra từ đó đưa ra những chính sách hợp lý để đưa nền kinh tế đạt hiệu quả cao hơn.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỌC 2
1. Kinh tế học và nền kinh tế. 2
2. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học. 2
2.1. Phương pháp mô hình hóa 2
2.2. Phương pháp so sánh tĩnh. 3
2.3. Quan hệ nhân quả. 4
3. Phưong pháp mô hình trong kinh tế. 5
3.1. Các mô hình lý thuyết. 5
3.2. Kiểm định mô hình. 7
3.3. Đặc điểm chung của các mô hình kinh tế. 7
II.MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HARROD – DOMAR VÀ SOLOW 12
1. MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HARROD – DOMAR. 12
1.1. Đặt vấn đề. 12
1.2. Mô hình hoá. 13
1.3. Ứng dụng: HỆ SỐ ICOR VÀ VẬN DỤNG TRONG LẬP KẾ HOẠCH, ĐÁNH GIÁ MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 16
1.3.1. Phương pháp tính hệ số ICOR 16
1.3.2. Vận dụng chỉ tiêu ICOR xác định nhu cầu vốn và mục tiêu tăng trưởng 18
2. MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ SOLOW – SWAN. 19
2.1. Sản xuất. 20
2.2. Nguồn lao động. 20
2.3. Khấu hao vốn. 20
2.4. Tiêu dùng. 20
2.5Xác định mô hình 20
KẾT LUẬN 23
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: Anh (chị) phân tích lý thuyết tăng trưởng. Anh (chị) dựa trên hiểu biết về lý thuyết tăng trưởng, hãy phân tích và đánh giá quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sau 30 năm mở cửa và hội nhập kinh tế., mở đầu về nhu cầu và cơ sở mô hình tăng trưởng kinh tế, mô hình lý thuyết tăng trưởng kinh tế harrod-domar, ứng dụng mô hình harrod domar trong phân tích đầu tư, mô hình tăng trưởng harrod-domar giải pháp cho việt nam, ý nghĩa và ứng dụng mô hình harrod domar trong việc lập kế hoạch tăng trưởng kinh tế ở của một quốc gia
Last edited by a moderator: