nhockhongthemkhoc_3111992
New Member
Download miễn phí Đề tài Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kinh Môn
Lời mở đầu 1
Chương 1: Hộ sản xuất trong nền kinh tế nước ta và vai trò tín dụng đối với sự phát triển của hộ sản xuất 2
1.1. Kinh tế hộ sản xuất trong nền kinh tế Việt Nam. 2
1.1.1. Khái niệm hộ sản xuất. 2
1.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ sản xuất. 3
1.1.3. Vai trò hộ sản xuất và kinh tế hộ đối với sự phát triển kinh tế của nứơc ta 5
1.2. Tín dụng ngân hàng với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất. 8
1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. 8
1.2.2 Phân loại tín dụng. 8
1.3. Vai trò tín dụng ngân hàng với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất. 13
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tín dụng hộ sản xuất 16
1.4.1. Nhân tố thuộc về môi trường pháp lí. 16
1.4.2. Môi trường kinh tế. 17
1.4.3. Nhân tố thuộc về ngân hàng. 17
1.4.4. Nhân tố từ các hộ gia đình. 20
1.5. Chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất. 21
1.5.1. Khái niệm chung về chất lượng tín dụng. 21
1.5.2. Những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng. 22
1.5.2.1. Chỉ tiêu tương đối 22
1.5.2.2. Chỉ tiêu định lượng. 23
1.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. 24
1.5.3.1. Nhân tố khách quan. 24
1.5.3.2. Nhân tố chủ quan. 25
Chương 2: Thực trạng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT Kinh Môn 27
2.1. Giới thiệu chung về chi nhánh. 27
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các phòng ban 28
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp Kinh Môn. 31
2.1.3.1. Huy động vốn. 31
2.1.3.2 Cho vay 35
2.1.3.3. Hoạt động tài chính, thanh toán, ngân quĩ. 37
2.2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn. 38
2.2.1. Quy trình cho vay hộ sản xuất. 38
2.2.1.1. Đối tượng cho vay. 38
2.2.1.2. Quy trình cho vay. 40
2.2.2. Hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kinh Môn. 42
2.2.2.1. Doanh số cho vay. 42
2.2.2.2. Thu nợ 44
2.2.2.3. Dư nợ 45
2.3. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay hộ sản xuất. 47
2.3.1. Những thành tựu đạt được. 47
2.3.1.1. Đối với ngân hàng 47
2.3.1.2. Đối với hộ sản xuất. 49
2.3.2. Những mặt hạn chế. 51
2.3.2.1. Thời hạn vay chưa phù hợp với thời vụ sản xuất. 51
2.3.2.2. Tỉ lệ nợ quá hạn. 51
2.3.2.3. Công tác thẩm định còn sơ sài chưa được chú trọng, theo dõi sử dụng vốn chưa được quan tâm 52
Chương 3: Giải pháp mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn 53
3.1. Phương hướng và mục tiêu trong thời gian tới. 53
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế hộ tại huyện Kinh Môn. 53
3.1.2. Định hướng phát triển của ngân NHNo&PTNT Kinh Môn. 53
3.2. Giải pháp mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Kinh Môn. 54
3.2.1. Cải tiến qui trình và thủ tục vay vốn. 54
3.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng. 55
3.2.3. Mở rộng mạng lưới hoạt động, củng cố lại mạng lưới sẵn có. 56
3.2.4. Xây dựng kế hoạch marketing,. 57
3.2.5. Đa dạng hoá cách cho vay. 59
3.2.6. Nâng cao thẩm định trước và sau khi vay vốn. 60
3.3. Kiến nghị với các cơ quan chức năng. 60
Kết luận 64
Danh mục tài liệu tham khảo 65
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-02-de_tai_mo_rong_quy_mo_va_nang_cao_chat_luong_tin_dung_ho_san.cKJVNSRoIa.swf /tai-lieu/de-tai-mo-rong-quy-mo-va-nang-cao-chat-luong-tin-dung-ho-san-xuat-tai-ngan-hang-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-78301/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Bên cạnh đó, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá giao lưu giữa các vùng, đó là điều kiện để dịch bệnh có điều kiện lây lan và phát tán trên diện rộng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của sản xuất. Ví dụ dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lở mồm long móng ở lợn, dịch bệnh ở tôm. Những dịch bệnh đó đã gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi. Họ chưa có khả năng trả nợ ngay cho ngân hàng sau những tổn thất đó.
Môi trường kinh tế xã hội
Môi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới việc cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm làm ra. Không có yếu tố đầu vào thì không thể sản xuất. Không có đầu ra cho sản phẩm, người sản xuất không thể thu hồi lại vốn và lãi. Khi không thể sản xuất, khách hàng không đến với ngân hàng do họ không có nhu cầu vốn. Nhưng nếu sản phẩm làm ra không tiêu thụ được thì họ không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Môi trường luật pháp.
Ngân hàng nhà nước thường đưa ra những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Trong từng thời kì và từng giai đoạn mà những chỉ tiêu này khác nhau. Với những chỉ tiêu khác nhau, chất lượng tín dụng của các ngân hàng được đánh giá khác đi.
1.5.3.2. Nhân tố chủ quan.
Nhân tố thuộc về ngân hàng.
Chất lượng thẩm định và công tác kiểm tra giám sát các khoản vay.
Thẩm định để thấy được tính khả thi của dự án, thấy được tư cách đạo đức, trình độ và khả năng quản lí của khách hàng. Nếu thẩm định kĩ, loại bỏ được những dự án không mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch của khách hàng, đồng thời hạn chế nguy cơ thua lỗ của dự án.
Kiểm tra sau giải ngân giúp ngân hàng kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Có biện pháp xử lý khi khách hàng làm ăn thua lỗ hay sử dụng không đúng mục đích thoả thuận với ngân hàng, hạn chể tổn thất.
Trình độ cán bộ ngân hàng.
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp thẩm định và theo dõi các khoản vay. Nếu cán bộ tín dụng có trình độ và kinh nghiệm đánh giá khách hàng chính xác. Nếu đánh giá không chính xác dẫn tới mất khách hàng tốt và cho khách hàng xấu vay.
Nhân tố thuộc về khách hàng.
Khách hàng là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng tín dụng ngân hàng. Nếu khách hàng là người có trình độ quản lí, trình độ sản xuất, có đạo đức tốt thì khả năng thu hồi được nợ của ngân hàng cao. Ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt. Ngược lại, khách hàng không có trình độ quản lí tốt hay không có trình độ sản xuất hay cố tình chây ì, lừa đảo ngân hàng thì ngân hàng khó có khả năng thu hồi nợ.
Chương 2: Thực trạng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT Kinh Môn
2.1. Giới thiệu chung về chi nhánh.
Trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh chóng theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay, ngân hàng đóng vai trò then chốt trong việc phát triển của nền kinh tế. Cùng với sự hội nhập và phát triển của đất nước, ngành ngân hàng luôn phaỉ tự cải tiến hệ thống, nâng cao chất lượng phục vụ để có thể đứng vững và cạnh tranh được với các ngân hàng khác. Ngân hàng nông nghiệp trong điều kiện đó luôn cố gắng đổi mới, cải tổ hệ thống, vươn lên là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Với vốn điều lệ là 6200 tỷ đồng và 2200 chi nhánh trên khắp cả nước với mục đích phục vụ tốt nhất cho tất cả khách hàng đặc biệt là nông dân, vì sự phát triển của nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kinh Môn là một trong 2200 chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, mục đích tạo lập nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện Kinh Môn, cung cấp các hình thức dịch vụ ngân hàng phục vụ cho nhân dân trong huyện góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện Kinh Môn nói riêng và tỉn Hải Dương nói chung.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kinh Môn được thành lập theo quyết định 90/QĐ- NHNo-02 ngày 13 tháng 3 năm 1997của giám đốc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, là chi nhánh ngân hàng cấp hai trực thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Tiền thân là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kim Môn, ngân hàng được tách ra cùng với quá trình tách huyện Kim Môn thành hai huyện Kinh Môn và Kim Thành.
Ngân hàng có trụ sở tại thị trấn Kinh Môn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Trong những ngày đầu thành lập, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn cả và phương tiện kĩ thuật và con người của một huyện miền núi. Cùng với sự quyết tâm và cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên, chi nhánh đã vượt lên những khó khăn đó để trở thành một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các phòng ban
Hiện nay chi nhánh có 33 cán bộ công nhân viên, làm việc tại hai phòng và một chi nhánh cấp 3 là: phòng tín dụng, phòng kế toán ngân quỹ và chi nhánh cấp 3 Phúc Thành. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban là:
Giám đốc: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành toàn bộ các nghiệp vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh, đồng thời là người chịu trách nhiệm về quyết định cho vay và thực hiện các công việc sau:
+ Xem xét lại các nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên, qua đó sẽ quyết định cho vay hay không cho vay, nếu không cho vay nói rõ lí do không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
+ Thay mặt ngân hàng kí hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập;
+ Có các biện pháp xử lí nợ có vấn đề: cho ra hạn nợ, điều chỉnh kì hạn trả nợ nếu khách hàng không trả được nợ nhưng quyết tâm trả nợ và có phương án phục hồi tốt, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lí đối với khách hàng đối với khách hàng không có phương án khôi phục sản xuất hay cố tình chây ì dây dưa.
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: thay mặt giám đốc quản lí hoạt động về tín dụng, thẩm định, cho vay, thu nợ.
Phó giám đốc phụ trách kế toán – ngân quỹ : thay mặt giám đốc quản lí công tác kế toán sổ sách của cả chi nhánh.
Phòng kế toán ngân quỹ:
Gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 kế toán viên, 3 thủ quỹ.
Trưởng phòng kế toán chịu trách nhiệm chung về công việc của phòng, kiểm soát công việc của kế toán viên.
Kế toán cho vay chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
Kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lí, hồ sơ vay vốn do phòng tín dụng lập, đã được duyệt trước khi giải ngân.
Sau kh...