Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty thương mại xây dựng Bạch Đằng





Thị trường EU là một mảnh đất màu mỡ cho rất nhiều chủng loại hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam và hàng thủ công mỹ nghệ nằm trong số đó, các thị trường tiêu thụ sản phẩm mạnh là Đức, Pháp, Anh. Đây là những thị trường mà Công ty đã có quan hệ từ lâu nên có lợi thế hơn trong khâu xúc tiến thương mại và phân phối hàng hoá, Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng có trụ sở đặt tại các trung tâm kinh tế lớn như Paris, London, Berlin, và các trung tâm này hoạt động khá hiệu quả, ngoài ra các thị trường khác như Thuỵ Điển, Italya, Đan Mạch cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể. Ngày 1 tháng 5 năm 2004 vừa qua, EU đã chính thức kết nạp thêm 10 thành viên nữa vào khu vực của mình, tiêu dùng đồng tiền chung Châu Âu. Với những chính sách ưu đãi về hạn ngạch và hàng rào thuế quan, là một thị trường có mức thu nhập bình quân đầu người cao gần nhất thế giới, trình độ thưởng thức văn hoá cũng vào loại hàng đầu thế giới, EU là một thị trường đầy tiềm năng cho các chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ẩm mẫu mã mới, chất lượng cao, giá cả và cách thanh toán phù hợp hơn nữa để tăng sức cạnh tranh trên thị trường này.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu sang thị trường khác của Công ty cũng đã có sự điều chỉnh nhất định, từ 7,64% tỷ trọng năm 1999 xuống còn 2,95% năm 2000 và đến năm 2002 con số này là 2,11% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu. Đây phần lớn là những thị trường nhỏ lẻ, không được đầu tư nhiều về mạng lưới kênh phân phối nên Công ty không coi đây là thị trường chủ lực. Tuy vậy, Công ty cũng không bỏ qua bất kỳ một cơ hội nào để có được những đơn đặt hàng hấp dẫn.
2.Thực trạng xuất khẩu qua một số năm gần đây
2.1. Quy mô của sản phẩm xuất khẩu
Trong thị trường cạnh tranh quốc tế, dù kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào, mỗi doanh nghiệp đều phải đương đầu với hàng loạt đối thủ cạnh tranh, nên thị phần, lợi nhuận của Công ty luôn luôn có nguy cơ bị san sẻ. Để hạn chế được áp lực cạnh tranh và có thể giành thắng lợi trong cạnh tranh Công ty luôn phải tìm cách tận dụng những lợi thế sẵn có của mình, hạn chế đến mức tối đa những khó khăn của Công ty, luôn có kế hoạch kinh doanh các sản phẩm phù hợp với nhu cầu, đồng thời cũng đa dạng hoá sản phẩm tránh tập trung cao vào một số mặt hàng dẫn đến rủi ro trong xuất khẩu.
Cơ cấu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty
Đơn vị tính : nghìn USD
Tên hàng
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Hàng Đồ chơi
Hàng thủ công mỹ nghệ
Mây tre
Gốm sứ
Gỗ mỹ nghệ
Sắt mỹ nghệ
Hàng tạp phẩm
6392,94
5423,11
1048,9
1280,57
2456,23
1496,3
1694,23
17.543,55
20.851,33
4.114,22
5.945,8
7.367,3
6.607,3
6.663,4
27.214,39
30.174,59
7.347,11
8.414,72
9.851,14
9.006,76
5.046,89
38.383,24
48.558,13
9.336,46
7.744,86
13.741,79
14.864,44
9.478,57
Tổng
19.792,37
68.342,6
97.055,6
142.107,5
( Nguồn :Báo cáo kết quả kinh doanh: Phòng Kế toán )
Từ khi thành lập cho đến nay, hàng thủ công mỹ nghệ vẫn là mặt hàng chủ lực mà Công ty tiến hành xuất khẩu. Qua nhiều năm hoạt động kinh doanh, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xúc tiến xuất khẩu, thẩm định giá cả, cải tiến mẫu hàng phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng, Công ty đã có những khách hàng truyền thống trong lĩnh vực này nên việc trị giá hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu liên tục tăng từ 5.423,11 nghìn USD năm 1999 lên 20.851,33 nghìn USD năm 2000 đặc biệt là vào năm 2002 với trị giá hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu là 48.558,13 nghìn USD.
Sau hàng thủ công mỹ nghệ thì hàng Đồ chơi chiếm trị giá khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ 6.392,94 nghìn USD năm 1999 lên 17.543,55 nghìn USD năm 2000 tăng 11.150,61 nghìn USD. Đến năm 2001 trị giá hàng Đồ chơi trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu là 27.214,39 nghìn USD và năm gần đây nhất con số này là 38.383,24 nghìn USD.
Tỷ trọng cơ cấu hàng xuất khẩu so với tổng số
Đơn vị tính : %
Tên hàng
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Hàng Đồ chơi
Hàng thủ công mỹ nghệ
Mây tre
Gốm sứ
Gỗ mỹ nghệ
Sắt mỹ nghệ
Hàng tạp phẩm
32,3
27,4
5,3
6,47
12,41
7,56
8,56
25,67
30,51
6,02
8,7
10,78
8,79
9,75
28,04
31,09
7,57
8,67
10,15
9,28
5,2
27,01
34,17
6,57
5,45
9,67
10,46
6,67
Tổng
100
100
100
100
(Nguồn : Phân xưởng sản xuất)
Qua bảng trên ta thấy, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là hàng Đồ chơi và hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 1999 tỷ trọng hàng Đồ chơi xuất khẩu là 32,3% so với tổng số sau đó đến hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 27,4%, hàng mây tre chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ là 5,3%, đồ Gỗ mỹ nghệ cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn là 12,41%, hàng Đồ chơi của Công ty rất phong phú về chủng loại và mẫu mã, kiểu dáng đẹp, nên được tiêu thụ với một số lượng lớn ở nước ngoài. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty không chỉ có tính nghệ thuật cao mà còn có giá trị văn hoá sâu sắc, mang hình tượng về đất nước, con người, mang bản sắc văn hoá dân tộc sâu sắc phù hợp với truyền thống và phong tục tập quán của nước sở tại.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những hàng xuất khẩu chính của Công ty , luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các mặt hàng phục vụ xuất khẩu. Nếu như năm 1999 tỷ trọng của mặt hàng này là 27,4%thì đến năm 2000 là 30,51% và năm 2001 con số này là 31,09% và năm 2002 chiếm tỷ trọng là 34,17%. Hầu hết các sản phẩm của Công ty làm bằng chất liệu tự nhiên như bằng đất sét, hiện nay các sản phẩm này đã được bổ sung bằng các chất liệu nhân tạo như bằng thạch cao, hay bằng nhựa tổng hợp. Các sản phẩm như lọ hoa, khay đựng hoa quả, guốc gỗ, tượng phật, và hình tượng chúa Giêsu, hình Đức mẹ đồng trinh, hay tượng thần Cupid,các mặt hàng này được khách hàng nước ngoài đánh giá cao có giá trị nghệ thuật cao, điêu khắc hoa văn tinh tế và độc đáo. Tuy nhiên mặt hàng này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của Công ty.
Mặt hàng Đồ chơi cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu, nhưng hiện nay mặt hàng này đang dần được thay thế bởi các mặt hàng khác, từ 32.3% năm 1999 đến năm 2000 là 25,67%, năm 2001 là 28,04%, đến năm 2002 chiếm 27,01%. Hàng Đồ chơi là mặt hàng có chủng loại phong phú nhất với nhiều mẫu mã, chủng loại, các sản phẩm của Công ty có sự chọn lọc ở mẫu mã và chất liệu hợp lý có sự thử nghiệm ở một số thị trường lớn trước khi tung sản phẩm ra thị trường. Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu của mặt hàng này có suy giảm hơn nhưng trước yêu cầu của sự điều chỉnh cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cho phù hợp với điều kiện của Công ty là một sự sắp xếp có kế hoạch, có sự tính toán từ trước để phù hợp với xu thế tiêu dùng xuất khẩu.
Hàng Gỗ mỹ nghệ và Sắt mỹ nghệ cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu các mặt hàng phục vụ xuất khẩu. Với ưu thế hơn hẳn so với các nước trong khu vực về nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, được đào tạo từ Trường Dạy Nghề do chính Công ty tổ chức. Nguồn lao động này đã tạo ra những sản phẩm có độ tinh xảo trong kiến trúc, hoa văn mang đậm nét văn hoá của các nền văn hoá khác nhau. Mặt hàng Gỗ mỹ nghệ từ chỗ chiếm 12,41% tỷ trọng năm 1999 với trị giá 2.456,23 nghìn USD đang có xu hướng giảm dần và đến năm 2002 chỉ chiếm 9,67% tỷ trọng tương ứng với 13.741,79 nghìn USD.
Còn mặt hàng Sắt mỹ nghệ lại tăng dần trong tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu. Từ 7,56% năm 1999 lên 8,79% năm 2000, năm 2001 là 9,28% và đến năm 2002 con số này là 10,46%. Qua đó ta có thể thấy, doanh số xuất khẩu hàng Sắt mỹ nghệ liên tục tăng qua các năm và dự kiến mặt hàng này sẽ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Công ty. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là Chân nến, Chao đèn, Giá kệ, Ghế ngồi, sản phẩm làm từ sắt rất đa dạng do sử dụng sơn tĩnh điện nên màu sắc đặc trưng thường là màu đen chì và được kết hợp với một số vật liệu khác để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh như khung sắt đựng rượu có quấn mây ở thành tạo nên một sản phẩm rất ấn tượng, độc đáo, mặt hàng này một phần là Công ty thu gom nhưng phần lớn Công ty tự sản xuất. Trong thời gian tới, Công ty sẽ xuất khẩu mặt hàng sắt tự sản xuất chứ không phải thu gom từ nơi khác. khi đó tỷ trọng mặt hàng sắt mỹ nghệ xuất khẩu sẽ tăng lên.
Sản phẩm Gốm Sứ của Công ty rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã phong phú, kiểu dáng đẹp, không chỉ có tính nghệ thuật cao mà còn có giá trị sử dụng lâu bền. Các loại bình hoa, chậu, đôn, đĩa ấm chén làm bằng Gốm men rạn, men ngọc, men chảy, với hoa văn phong phú, độc đáo là những sản phẩm được rất nhiều khách hàng nước ngoài quan tâm. Bên cạnh đó, Công ty cũng chú ý thu mua, sản xuất những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc như những tấm bình phong có hình tượng đồng quê, sản phẩm Gốm với màu xanh đặc trưng khiến khách hàng rất thích.
Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng Gốm sứ rất khó khăn vì đây là mặt hàng cồng kềnh, dễ vỡ nên đòi hỏi phải cẩn thận trong mọi khâu nhất là khâu vận chuyển, kể cả chèn lót, bốc xếp, chi phí vận chuyển lại cao. Hơn nữa hàng Gốm Sứ lại chịu ảnh hưởng của sự biến động thị trường và giá cả của mặt hàng Gốm nên kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng không ổn định, có khi không đạt được mục tiêu đề ra. Năm 1999 chiếm 6,47% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, năm 2000 chiếm 8,7%, năm 2001 chiếm 8,67% và năm 2002 con số này là 5,45% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Ngoài ra, phải kể đế mặt hàng tạp phẩm, là một mặt hàng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Hàng tạp phẩm của Công ty gồm hàng trăm vật dụng, đồ lưu niệm, hàng thêu ren, khăn trải bàn, túi xách, các mặt hàng thuỷ tinh như lọ hoa, hàng Gương, Kính, Đồ nội thất gia đình,năm 1999 hàng tạp phẩm chiếm 8,56% tỷ trọng, năm 2000 chiếm 9,75%, năm 2001 chiếm 5,2% và năm 2002 chiếm 6,67%. Có sự sụt giảm trong năm 2001 là do tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu tập trung vào một số mặt hàng chủ đạo như hàng thủ công mỹ nghệ, hàng Đồ chơi, hàng Gốm Sứ, Gỗ mỹ nghệ và Sắt mỹ nghệ. Nhưng trong năm 2002 thì loại hàng này lại giữ được tỷ trọng trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Hàng Mây tre chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, sản phẩm chủ yếu là những giỏ quà lưu niệm, trong 4 năm trở lại đây, tỷ trọng của mặt hàng này ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đồ án Nâng cấp, mở rộng đường Huỳnh Thị Hiếu Kiến trúc, xây dựng 0
R Thiết kế - Nâng cấp mở rộng tuyến đường đô Thị Đỗ Xuân Hợp Kiến trúc, xây dựng 0
D Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty hà thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I Luận văn Kinh tế 0
D Tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ rượu của chi nhánh công ty Hà Phú An Luận văn Kinh tế 0
N Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên Luận văn Kinh tế 0
T Hoạt động quảng cáo của Công ty Siêu thị Hà Nội để mở rộng thị trường Luận văn Kinh tế 0
L mở rộng thị trường và tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty đá quý và vàng Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tại Công ty Gốm và Xây dựng Hợp Thịnh- Vĩnh Phúc Khoa học Tự nhiên 0
C cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top