cucnguyen5x

New Member
Download Đề tài Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư với quy mô vốn đầu tư, vận dụng để giải thích tình hình đầu tư ở Việt Nam

Download Đề tài Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư với quy mô vốn đầu tư, vận dụng để giải thích tình hình đầu tư ở Việt Nam miễn phí





Vốn FDI có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong khoảng vài ba năm gần đây, lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng gia tăng làm tỉ trọng đầu tư của khu vực này trong tổng đầu tư cũng tăng. Tuy vậy, tỉ trọng của thành phần vốn này trên tổng vốn đầu tư cũng thay đổi theo từng thời kỳ. Giai đoạn 1995 – 1997, tỉ trọng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh, nhưng đến giai đoạn 1997 – 2005 thì giảm nhanh và mới chỉ tăng trở lại từ năm 2005. Trong giai đoạn 2000 – 2005, tỉ trọng khu vực này trong tổng đầu tư chỉ còn chiếm 18.2%.
Đầu tư FDI vào Việt Nam hiện nay đã thông thoáng hơn so với trước kia, khi luật Doanh nghiệp chưa ra đời. Hình thức đầu tư ban đầu chủ yếu là liên doanh với doanh nghiệp trong nước rồi phát triển lên thành các công ty 100% vốn nước ngoài. Luật doanh nghiệp sửa đổi bổ sung đã thể hiện rõ mong muốn của chính phủ tới việc thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài. Trong năm 2008, khi lạm phát lên đến mức đỉnh điểm, lãi suất ngân hàng bị đẩy lên cao đã hút theo một lượng lớn vốn FDI vào trong nước. Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm, các doanh nghiệp nước ngoài đã góp vốn vào Việt Nam khoảng 8 tỷ USD và đạt doanh thu 30.4 tỷ USD. Hiện Việt Nam vẫn là môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua, mức tăng trưởng của khu vực này luôn cao hơn mức tăng trưởng kinh tế. và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp.
Hình 4: Tỉ trọng đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân trong tổng đầu tư của khu vực doanh nghiệp.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

2%. Sự sụt giảm của tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1998 đến 2003 một phần là do cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực và do cơ chế chính sách ngày càng không theo kịp với tình hình mới làm cho hiệu quả của vốn đầu tư giảm sút nhanh, dẫn đến tỷ lệ đầu tư trong GDP tăng nhanh trong khi tốc độ tăng GDP vẫn chưa được phục hồi so với thời kỳ trước khủng hoảng.
Qua đó, ta thấy biến động của quy mô vốn đầu tư và tốc độ tăng trưởng GDP là cùng chiều. Nhưng tốc độ biến động của quy mô vốn nhanh hơn của GDP một trong số các lý do chính là độ trễ trong đầu tư.
Phân chia đầu tư theo theo các thành phần kinh tế.
Hình 2: cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế.
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế bao gồm 3 khu vực là khu vực kinh tế nhà nước (KTNN), kinh tế ngoài ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó đầu tư của khu vực KTNN luôn chiếm tỷ trọng cao trên dưới 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tỷ trọng đầu tư của KTNN tăng mạnh trong giai đoạn 1998 – 2002 do việc thực thi chính sách kích cầu của nhà nước. Trong thời gian này đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm. Nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng ở Đông Á lượng vốn FDI vào Việt Nam giảm mạnh trong thời kỳ 1998 – 2002 nên tỷ trọng khu vực này trong tổng vốn đầu tư chỉ còn chiếm 18,2%. Nguồn FDI mới bắt đầu tăng trở lại từ năm 2005. Đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh cũng giảm trong giai đoạn 1997 –2002 do ảnh hưởng của khủng hoảng ở Đông Á. Tuy nhiên tốc độ giảm của khu vực này không nhiều do Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2000 đã thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân. Tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh tăng mạnh từ năm 2002 đã đã vượt mức 1/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội..
Đánh giá đầu tư phát triển theo hệ số ICOR.
Bảng 1: Đánh giá hiệu quả đầu tư thông qua chỉ số ICOR
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
ICOR
4.8
4.89
5.01
5.08
4.91
4.68
4.88
4.9
Nguồn:tổng cục thống kê
Nhìn vào bảng trên ta thấy, ICOR tăng nhanh đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư bị giảm sút này đang xảy ra với vốn đầu tư toàn xã hội. ICOR tăng là một xu hướng tất yếu do sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên ICOR tăng nhanh lại luôn là không bình thường và đáng lo ngại trong quá trình phát triển của mọi nền kinh tế.ICOR ở Việt Nam thậm chí còn cao hơn cả một số nước trong khu vực như Thái Lan,Mailaysia, Indonesia, Trung Quốc và Ấn Độ. Điều thú vị là Ấn Độ đã đạt được tốc độ tăngtrưởng gần bằng Việt Nam từ năm 2000 cho đến nay, với tỷ suất đầu tư chỉ bằng 2/3 so vớiViệt Nam. Nghĩa là Ấn Độ chỉ cần 3,5 đơn vị đầu tư để tại ra 1 đơn vị tăng trưởng, trong khi Việt Nam cần đến gần 5 đơn vị đầu tư mới tạo ra được 1 đơn vị tăng trưởng.. Tại sao hiệu quả đầu tư lại khác nhau như vậy. Thực trạng này có thể giải thích do sự kết hợp của sức mạnh tài chính, hiệu quả chi tiêu của nhà nước và phạm vi cạnh tranh tín dụng sẽ tác động đến ICOR. Theo khía cạnh này thì Việt Nam có thể tụt hậu so với các nước cạnh tranh. Động thái tăng ICOR của toàn bộ nền kinh tế gắn với tốc độ tăng nhanh của đầu tư nhà nước và khu vực FDI. Nhưng nếu ICOR cao của khu vực FDI có thể biện minh được bằng suất đầu tư cao (vốn đắt, trình độ công nghệ - kỹ thuật cao) và năng suất lao động cao thì đối với nhà nước, vấn đề lại liên quan đến chất lượng đầu tư, năng lực quản lý ở cấp vĩ mô lẫn vi mô và năng suất lao động thấp. Hơn nữa trong thời gian qua đầu tư nhà nước lại tập trung nhiều vào một loạt các siêu dự án kéo dài và gặp vô số vấn đề chỉ giúp tăng GDP trong năm đầu tư, còn lại gây lãng phí và tổn thất cho xã hội.
Như vậy, nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, tình hình đầu tư ở Việt Nam đã có nhiều khởi sắc song cũng còn tồn tại nhiều bất cập hạn chế cần được giải quyết, đặc biệt là trong khu vực đầu tư của Nhà nước. Song đứng trên quan điểm nhà đầu tư, việc phân chia vốn theo cơ cấu ngành kinh tế vẫn chưa thể hiện hết được vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn, bởi vậy, trong bài phân tích này, nhóm chúng tui quyết định phân tích đề tài của mình theo nguồn hình thành vốn đầu tư.
Đầu tư phát triển ở Việt Nam phân theo nguồn hình thành vốn.
2.1. Nguồn vốn đầu tư xuất phát từ tiết kiệm trong nước.
Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước:
Bảng 2: Cơ cấu chi ngân sách nhà nước (100%) chi cho đầu tư phát triển:
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Chi đầu tư phát triển
27,19
31,00
30,51
32,91
30,87
30,15
28,68
Trong đó: Chi XDCB
24,06
27,85
27,49
30,04
28,83
27,73
26,32
Nguồn: tổng cục thống kê.
Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ chi đầu tư phát triển trong chi ngân sách đang có xu hướng tăng, trong chi chi đầu tư phát triển chủ yếu là chi cho xây dựng cơ bản.
Nếu xét trong tổng vốn đầu tư xã hội: Xét chung cho giai đoạn 2001_2005 vốn đầu tư từ ngân sách chiếm 24.5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội . Trong những năm tiếp theo, vốn đầu tư từ ngân sách tăng về giá trị tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước:
Cùng với quá trình đổi mới mở cửa, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn 2001_2005 nguồn vốn này chiếm 14% tổng vốn đầu tư phát triển. Trong những năm tiếp theo nguồn vốn này sẽ có xu hướng cải thiện về mặt chất lượng và cách tài trợ nhưng tỷ trọng sẽ không có sự gia tăng đáng kể. Ngày 19/9/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 106/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư ( miễm giảm chính sách ưu đãi tín dụng ) .Tuy nhiên, cũng phải nói rõ thêm là việc điều chỉnh lãi suất tín dụng nhà nước khác với việc điều chỉnh lãi suất của hệ thống ngân hàng thương mại. Lãi suất của hệ thống NHTM dựa vào cung - cầu vốn trên thị trường để đưa ra lãi suất cho vay, còn việc điều chỉnh lãi suất tín dụng nhà nước phải căn cứ vào lãi suất huy động thị phần cổ phiếu để xác định lãi suất cho vay phù hợp. Mức lãi suất tín dụng nhà nước hiện tại là phù hợp với mục tiêu chung, một mặt tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, mặt khác giảm bớt cấp bù của ngân sách.
Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước:
Theo bộ kế hoạch và đầu tư, nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư thường chiếm 14_15% tổng vốn đầu tư xã hội, chủ yếu là đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp.na
Nguồn vốn của dân cư và tư nhân.
Đây là nguồn vốn hiệu quả, linh hoạt, giải quyết công ăn việc làm đáng kể.
Trong giai đoạn 2001 - 2005, nguồn vốn đầu tư của dân cư và tư nhân chiếm 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.Trong giai đoạn tiếp theo, nguồn vốn này sẽ ti...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Tính tích cực nhận thức và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên Luận văn Sư phạm 0
R Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top