Download Đề tài Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Download Đề tài Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam miễn phí





Về hoạt động của SCIC: Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước được thành lập dựa trên mô hình Temasek của Singapore, nhận được rất nhiều kỳ vọng sẽ cải thiện được tình trạng lãng phí và không hiệu quả trong đầu tư vốn nhà nước. Cho đến nay SCIC đã tiếp nhận và thực hiện quyền thay mặt chủ sở hữu vốn nhà nước tại hơn 900 doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn cản trở việc SCIC thực hiện vai trò của mình.
Đầu tiên, mặc dù quy định: "SCIC được chủ động lựa chọn và quyết định lĩnh vực đầu tư, kinh doanh theo nguyên tắc thị trường", thế nhưng SCIC vẫn chưa được quyền chủ động này. Cụ thể, SCIC phải chịu nhiều thủ tục hành chính trong đấu giá, thoả thuận bán CP. Đặc biệt, đa số phần việc hay phải xin phép, hay phải kiến nghị và chờ phê duyệt. ,
Việc hạn hẹp cách thoái vốn, bán cổ phần; việc bắt buộc nhà đầu tư chiến lược phải mua cổ phần theo giá bình quân mà không tính đến giá trị thương hiệu, công nghệ, kỹ năng quản trị. cũng không hấp dẫn nhà đầu tư. Những rào cản này đã khiến SCIC gặp khó khăn trong việc thoái vốn, cơ cấu lại phần vốn và doanh nghiệp. Hơn nữa, SCIC còn gặp khó khăn trong việc hợp tác, nhất là với những đối tác lớn.
Ngoài ra, chính SCIC hiện nay cũng vẫn hoạt động theo cơ chế hành chính, trong khi nguồn nhân lực, hoạt động đầu tư, kinh doanh lại đòi hỏi theo cơ chế thị trường. Vì thế, SCIC đang chịu nguy cơ chảy máu chất xám hay thiếu nhân lực giỏi hoạt động trong lĩnh vực vốn nhiều rủi ro này.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

t về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi tới các đại biểu Quốc hội, nhiều tập đoàn, tổng công ty đang gặp khó khăn với những khoản nợ gấp nhiều lần số vốn. Trong số này, không ít đơn vị sản xuất kinh doanh chủ yếu nhờ vào vốn vay ngân hàng, vốn chiếm dụng, cơ cấu tài chính lại không hợp lý, dẫn đến rủi ro về cân đối dòng tiền, nợ phải trả cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu nên khả năng thanh toán không đảm bảo.
Tính đến 31/12/2008, một số đơn vị có tỷ lệ tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu rất cao (trên 10 lần) là Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 với 21,6 lần; Tổng công ty Lắp máy Việt Nam với 17,4 lần; Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4 với 14 lần; Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp VN với 12,9 lần, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) với 10,9 lần…
Báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng cho biết, tính đến 31/12/2008, tổng nợ tổ chức tín dụng của 7 tập đoàn gồm Dầu khí, Than khoáng sản, Cao su, Dệt may, Công nghiệp tàu thủy, Điện lực, Bưu chính Viễn thông, không tính tập đoàn Bảo Việt) là 128.786 tỷ đồng, tăng 20,54% so với cuối 2007 và chiếm gần 10% so với tổng nợ tín dụng đối với nền kinh tế tại cùng thời điểm. Một số đơn vị có nợ lớn là Tập đoàn điện lực Việt Nam với 66.764 tỷ đồng, chiếm 51,84% tổng nợ tín dụng của 7 tập đoàn. Tiếp đến là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với 21.477 tỷ đồng, chiếm 16,67%; Tập đoàn Vinashin nợ 19.885 tỷ đồng, chiếm 15,44%.
2.1.4 Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này chính là những bất cập tồn tại trong khâu quản lý vốn nhà nước.
Đề cập đến những thất thoát trong đầu tư công, trước hết phải kể đến sự thiếu đồng bộ của các văn bản pháp luật. Theo báo cáo giám sát, có những văn bản thường xuyên thay đổi trong thời gian ngắn, tính nhất quán giữa các văn bản không cao, thiếu tính dự báo, làm cho việc triển khai thực hiện bị động, lúng túng. Các văn bản dưới luật chậm ban hành dẫn đến tình trạng Luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư. Chẳng hạn, một số văn bản địa phương vừa hướng dẫn thực hiện thì văn bản của Trung ương lại có sự thay đổi khiến việc nắm bắt, triển khai áp dụng gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với cấp huyện, cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Nhiều trường hợp do chủ trương đầu tư sai, quyết định đầu tư sai, đầu tư theo phong trào, theo mệnh lệnh hành chính mà không tính toán kỹ lưỡng các điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Điển hình là các chương trình mía đường, xi măng lò đứng.Trong quá trình xây dựng quy hoạch vẫn còn xảy ra tình trạng quy hoạch sai, thiếu đồng bộ, quy hoạch phải điều chỉnh nhiều, quy hoạch chưa rõ ràng, minh bạch và công khai. Nhiều dự án quy hoạch thiếu hẳn các căn cứ kinh tế, xã hội; thiếu các phân tích kinh tế toàn diện và khoa học.
Tình trạng đầu tư dàn trải cũng góp phần làm tăng lãng phí và thất thoát trong đầu tư công. Nhiều đơn vị không hề có kế hoạch trung và dài hạn trong việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư cho dự án nên rất bị động . Sự phối hợp, lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn chưa tốt làm cho nguồn vốn bị phân tán, bố trí dàn trải dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Đầu tư chủ yếu vẫn chạy theo số lượng, mặc dù các tỉnh đều có chủ trương bố trí vốn tập trung nhưng thực trạng đầu tư dàn trải vẫn phổ biến ở nhiều địa phương. ở nhiều nơi, kế hoạch bố trí vốn chỉ đáp ứng được 1/3 đến 1/2 dự toán được duyệt nên phải kéo dài thời gian đầu tư. Còn có sai sót trong viec ban hành quyết định đầu tư như: quyết định đầu tư sai mục đích, vượt thẩm quyền, không phù hợp với thực tế, gây lãng phí, thất thoát. Cộng với tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự đầu tư của Nhà nước còn khá phổ biến; khả năng huy động các nguồn vốn khác để đầu tư các công trình thiết yếu còn nhiều hạn chế. Một số địa phương chưa chú trọng bố trí vốn trả nợ đầu tư xây dựng cơ bản, bên cạnh đó lại phát sinh nợ mới.
Một bất cập nữa là sự tuỳ tiện của các đơn vị tư vấn và thiếu sót khi thẩm định của các cơ quan quản lý Nhà nước. Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ kiểm tra về vốn đầu tư, công tác thẩm định dự án, lập dự toán và quyết toán công trình chưa làm hết trách nhiệm trong việc chấp hành quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng... dẫn đến nhiều sai phạm trong đầu tư công: vi phạm quy chế đấu thầu xây dựng, mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, thông đồng với nhà thầu khai khống giá thanh toán gây lãng phí vốn…
Trong lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước:Một lỗ hổng lớn trong việc quản lý các tập đoàn hiện nay là chưa tách biệt được quyền quản lý vốn nhà nước và vốn chủ quản. Điều này dẫn đến việc các tập đoàn đầu tư vào lĩnh vực tài chính trong khi năng lực của cán bộ thì chưa cho phép, kéo theo việc thất thoát vốn.
Một bất cập nữa là việc nhà nước đã dành quá nhiều đặc quyền cho các doanh nghiệp quốc doanh, đặc biệt là quyền khai thác tài nguyên khoáng sản, dẫn đến độc quyền giá bán, gây méo mó thị trường. Không những thế, những ưu đãi ấy còn làm nảy sinh tâm lý ỷ lại của các doanh nghiệp nhà nước, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả.
Hiện nay, nhằm khắc phục tình trạng trên, nhà nước cũng đã chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, và thành lập tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC. Thống kê của Nhóm tư vấn chính sách Bộ tài chính cho thấy, tính đến đầu năm 2009, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5.556 doanh nghiệp và 8 tổng công ty Nhà nước, trong đó cổ phần hóa được 3.854 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp (chiếm 69,4% tổng số doanh nghiệp đã sắp xếp), giao 196 doanh nghiệp, bán 155 doanh nghiệp, khoán và cho thuê 30 doanh nghiệp, sáp nhập hợp nhất 531 doanh nghiệp, còn lại các hình thức khác là 790 doanh nghiệp. Tuy nhiên quá trình này trên thực tế vẫn chứa đựng nhiều bất cập
Về cổ phần hóa việc chậm tiến độ, vốn huy động được sau cổ phần hóa không nhiều, số nhà đầu tư nước ngoài có trình độ quản trị, công nghệ lại chưa được tham gia rộng rãi.Thậm chí, nhiều kết quả khảo sát còn chỉ ra, có không ít trường hợp cổ phần hóa còn mang tính khép kín, nội bộ, nhiều doanh nghiệp được cổ phần hóa với giá trị dưới mệnh giá.
Một vấn đề nữa, là trong gần 20 năm tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đến nay (bắt đầu từ năm 1991), dù đã cổ phần hóa được trên 4.000 doanh nghiệp, song đại đa số vẫn là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nên chắc chắn kinh nghiệm cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn còn thiếu, kỹ năng cổ phần hóa còn nhiều lúng túng.
Mặt khác, quá trình cổ phần hóa còn có nhiều vướng mắc dường như mang tính “thâm niên” trong suốt thời gian dài vừa qua, như việc tính giá trị thương hiệu, giá trị quyền sử dụng đất, vị trí địa l
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Tính tích cực nhận thức và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên Luận văn Sư phạm 0
R Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top