Eus

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU

Xã hội có thể tồn tại và phát triển được dựa trên cơ sở của sự trật tự và ổn định. Để làm được điều này thì pháp luật giữ vai trò rất quan trọng, nó là chuẩn mực cho hành vi của con người được quy định thành văn bản. cùng với pháp luật thì phong tục tập quán cũng là công cụ hữu hiệu, quan trọng trong việc điều chỉnh, quản lí các hành vi của con người. hai yếu tố này vừa có điểm khác nhau nhưng cũng có điểm giống nhau như vai trò của chúng đối với quan hệ xã hội… và chúng cũng có những mối quan hệ chặt chẽ, song song cùng tồn tại đồng thời bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau. Nên khi tìm hiểu về mối liên hệ giữa chúng chúng ta sẽ có thể vận dụng vào trong thực tế ở Việt Nam.
NỘI DUNG
1_ khái niệm
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hay thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng chung.
Phong tục tập quán là những quy tắc xử sự chung mang tính cộng đồng, được lưu truyền một cách chủ yếu theo cách truyền miệng, được bảo đảm thực hiện thói quen,dư luận xã hội và bằng cả các biện pháp cưỡng chế phi nhà nước.
2_ giống nhau
Pháp luật và phong tục tập quán có nhiều điểm giống nhau.
Thứ nhất chúng đều là những quy tắc xử sự chung để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, hay chúng chính là khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn mọi hành vi xử sự cho con người, để khi vào bất cứ trường hợp, hoàn cảnh nào con người đều có thể dự liệu được cách xử sự của mình cho đúng và nhờ vào pháp luật và phong tục tập quán chúng ta có thể biết được mình được làm gì, không được làm gì,phải làm gì và làm như thế nào khi rơi vào một hoàn cảnh nhất định, ngoài ra chúng còn là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi con người. Ví dụ hành động chặt phá rừng là hành vi trái pháp luật vì đây là hành vi làm” suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường “ hành vi này được nghiêm cấm trong Hiến pháp và các bộ luật của nhà nước. Tính chất này là quy tắc xử sự chung còn được thể hiện ở việc pháp luật và phong tục tập quán đặt ra không phải cho một chủ thể hay một tổ chức cá nhân cụ thể mà cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh, chúng đươc thực hiện nhiều lần trong thực tế vì chúng được đặt ra để điều chỉnh mọi trường hợp có thể xảy ra trong xã hội.
Thứ hai cả pháp luật và phong tục tập quán đều tham gia điều chỉnh quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, chúng được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp nhất định như tuyên truyền, thuyết phục, khuyến khích….
Thứ ba pháp luật và phong tục tập quán chúng đều có tính xã hội tức là chúng đều thể hiện ý chí chung của một cộng đồng dân cư nhất định và chúng đều có sự thay đổi theo điều kiên và tình hình phát triển của xã hội.
Thứ tư cả pháp luật và phong tục tập quán đều là hai hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng nên chúng chịu sự quyết định của cơ sở hạ tầng. khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn thị chúng cũng thay đổi. mặc khác phong tục tập quán và pháp luật cũng có tác động trở lại mạnh mẽ tới cơ sở hạ tầng, chúng có thể thúc đẩy, tạo điều kiện cho sự phát triển hay kìm hãm cơ sở hạ tầng tùy theo mức độ tiến bộ và việc sử dụng chúng của các lực lượng cầm quyền trrong xã hội.
Thứ năm, cả phong tục tập quán và pháp luật đều do con người tạo ra và không bất biến. pháp luật ra đời khi nhà nước ra đời, theo chủ nghĩa mác –lênin thì nhà nước không bất biến và có thể mất đi khi không đảm bảo những yếu tố tạo thành vì thế pháp luật cũng vậy. phong tục tập quán xuất phát từ ý thức và ý chí con người , nó cũng có thể mất đi hay thay đổi khi con người cảm giác không còn phù hợp nữa.
3_ khác nhau
Mặc dù pháp luật và phong tục tập quán đều là những chuẩn mực để đánh giá hành vi của con người. Tuy nhiên, đây là hai hiện tượng độc lập tương đối, do đó chúng có sự khác nhau nhất định trong sự tồn tại và phát huy giá trị.
Thứ nhất, nếu như pháp luật được hình thành từ nhà nước thì phong tục tập quán được hình thành từ xã hội. Pháp luật mang tính quyền lực nhà nước, nó chỉ do nhà nước ban hành hay thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp của nhà nước như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục hay các biện pháp cưỡng chế hay sử dụng các cơ quan cưỡng chế của nhà nước như nhà tù, tòa án, cảnh sát… còn phong tục tập quán hình thành một cách tự phát trong xã hội trên cơ sở thói quen ứng xử có tính chất lặp đi lặp lại và phong tục tập quán được đảm bảo thực hiện bằng dư luận xã hội, bằng sức thuyết phục hay bằng các biện pháp phi cưỡng chế.
Thứ hai, về hình thức thì pháp luật được thực hiện chủ yếu dưới dạng văn bản, còn phong tục tập quán thì thường được lưu truyền bằng miệng. pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và nó thường được biểu hiện dưới các dạng như tập quán pháp, tiền lệ pháp, và các văn bản quy phạm pháp luật, nên nội dung của nó thường rất cụ thể, không có nhiều nghĩa. Phong tục tập quán không có tính xác định về mặt hình thức bởi nó được tồn tại dưới dạng bất thành văn, được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng hình thức truyền miệng, vì thế nhiêu khi nó còn bị sai lệch về nội dung. Chính vì thế nếu như nói đến pháp luật ta nghĩ đến những quy định có tính chặt chẽ, còn phong tục tập quán thì mang tính ước lệ chung chung.
Thứ ba, pháp luật có tác động vào tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan tới các quan hệ xã hội, còn phong tục tập quán chỉ có tác động trong một cộng đồng dân cư nhất định. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào các quan hệ xã hội thì nó phải tuân thủ các quy định mà pháp luật đặt ra trên các văn bản pháp luật, trong khi đó phong tục tập quán lại được lưu truyền bằng miệng nên nó bị “ tam sao thất bản “ chính vì thế nó chỉ được áp dụng trong một phạm vi nhất định, và mỗi một địa phương lại có một cách thể hiện các quy định khác nhau
Thứ tư, pháp luật có tính hệ thống còn phong tục tập quán không có tính hệ thống. pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như kinh tế, lao động… phong tục tập quán luôn có sự khác biệt trong các lĩnh vực với nhau, chẳng hạn phong tục cheo cưới và phong tục cúng giỗ tổ tiên là hoàn toàn khác biệt và không liên quan tới nhau.
Thứ năm, trong khi pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước thì phong tục tập quán thường thể hiên ý chí của một cộng đồng dân trong những địa phương nhất định. Pháp luật tồn tại khi có nhà nước do nhà nước ban hành mà thay mặt là giai cấp thống trị vì thế mà nó thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền. Phong tục tập quán được sinh ra và tồn tại trong cộng đồng dân cư nhất định có thể phát triển, thay đổi hay chấm dứt tùy thuộc vào chính nhu cầu của xã hội.
Thứ sáu, pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong những giai đoạn lịch sử nhất định, giai đoạn có sự phân chia giai cấp, có mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp. Còn phong tục tập quán ra đời và tồn tại trong tất cả các giai đoạn lịch sử nhất định.
Thứ bảy, pháp luật được chính giai cấp thống trị ban hành và sửa đổi nhờ một nhóm người có tri thức về lĩnh vực này nên nó dễ dàng bị thay đổi khi cần thiết. Còn phong tục tập quán là tư tưởng trong xã hội nên rất khó thay đổi, nó tồn tại trong suy nghĩ của cộng đồng xã hội trong một thời gian dài nên khi muốn thay đổi thì cần rất nhiều thời gian.
Thứ tám, về biện pháp cưỡng chế, nếu như pháp luật có biện pháp cưỡng chế rõ ràng và cứng rắn thông qua các bộ máy cưỡng chế của nhà nước như nhà tù, cảnh sát… trong khi đó phong tục tập quán có những biện pháp cưỡng chế mang bản chất xã hội như tẩy chay, bài xích, phạt bằng tài sản như trâu, bò…. Hay nói cách khác đó là ‘luật tục’ ít nghiêm khắc hơn, kéo dài hơn so với pháp luật.
Thứ chín, mục đích của pháp luật mang tính hiện thực, còn phong tục tập quán ngoài mục đích hiện thực thường có tính lí tưởng cao xa nhiều hơn là tính hiện thực. Chẳng hạn, luật hình sự là những quy phạm quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội và những hình phạt nếu mắc phải. Một số phong tục tập quán thể hiện tính lí tưởng như cúng giỗ tổ tiên vừ thể hiện long hiếu thảo vừa thể hiện sự mong muốn ông bà giúp con cháu bình an.., lễ hội “PHA LONG” của đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai được tổ chức vào mùng 4 tết để cầu mưa thuận gió hòa, vạn vật tốt tươi, mùa màng bội thu…
Pháp luật và phong tục tập quán đều là những công cụ để điều chỉnh hành vi, cách xử sự của con người trong xã hội, được xuất hiện do nhu cầu tổ chức, quản lí những hoạt động chung của con người do vậy chúng có những chức năng tương tự nhau, đồng thời ở chúng cũng có sự khác biệt rất lớn từ quá trình hình thành, phát triển, nguồn gốc, chủ thể ban hành….
4_ mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán
Giữa pháp luật và phong tục tập quán có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Sự tác động của chúng có thể theo nhiều chiều hướng, tích cực hay tiêu cực, hỗ trợ hay cản trở việc thực thi, xây dựng pháp luật.
Đầu tiên, là sự tác động của phong tuc tập quán tới pháp luật. phong tục tập quán được hình thành và tồn tại trước khi có pháp luật ,, chúng được coi là “ luật tự nhiên “ hay “ luật dân gian “, chúng dược hình thành như một nhu cầu tất yếu của con người. và khi pháp luật xuất hiên thì phong tục tập quán cũng không bị mất đi mà ngược lại nhiều phong tục tập quán phù hợp với ý chí của nhà nước thì được nhà nước thừa nhận và được quy định trong pháp luật. còn những phong tục tập quán không phù hợp, trái với ý chí của nhà nước sẽ trở thành tiền đề để hình thành nên những quy phạm thay thế chúng, để từ đó góp phần và làm phong phú thêm cho pháp luật . vì thế trong đời sống có nhiều trường hợp có người vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm phong tục tập quán, chẳng hạn một người đàn ông lấy hai vợ thì người đó vừa vi pham trong luật hôn nhân, vừa vi phạm truyền thống ở địa phương đó... Như vậy thì phong tục tập quán là một trong những ‘nguyên liệu’ tạo ra pháp luật, đồng thời nó là công cụ bổ sung, hỗ trợ cho pháp luật . Trong việc thực hiện và áp dụng pháp luật thì những phong tục tập quán phù hợp với ý chí của nhà nước được thừa nhận trong pháp luật góp phần làm cho pháp luật được thực hiên một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn. chẳng hạn trong điều 625 bộ luật dân sự về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra có quy định “trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”, như vậy phong tục tập quán trong một số trường hợp mặc dù không được pháp luật hóa nhưng được pháp luật thừa nhận và thay mặt pháp luật giải quyết vụ việc. Mặt khác, có những phong tục tập quán trái với ý chí của nhà nước sẽ gây cản trở việc thực hiện pháp luật, ví dụ tập quán cưỡng ép kết hôn, tảo hôn tồn tại trong xã hội đã đi ngược lại với quy định của pháp luật làm việc thực thi pháp luật ở những địa phương có phong tục này trở nên khó khăn hơn.
Pháp luật không chỉ bị phong tục tập quán tác động một cách bị động mà nó cũng có vai trò nhất định đối với phong tục tập quán. Việc thực hiện pháp luật một cách tự giác có thể góp phần củng cố, phát huy vai trò, tác dụng thực tế của các phong tục tập quán khi chúng phù hợp với ý chí của nhà nước và được nhà nước thừa nhận trong pháp luật, ví dụ như phong tục giỗ Tổ Hùng Vương là phong tục tốt đẹp được Nhà nước thừa nhận và được đảm bảo thực hiên không chỉ ở Phú Thọ mà còn được đảm bảo trên toàn quốc. Ngoài các quy định nhằm bảo vệ và phát triển các phong tục tập quán tốt đẹp, pháp luật còn ngăn chặn, lên án, loại trừ dần các phong tục tập quán bị suy thoái và trái với ý chí của nhà nước. chẳng hạn việc thách cưới trước hôn nhân ở một số địa phương đang dần bị loại bỏ nhờ vào quy định: cấm yêu sách của cải cưới hỏi trong hôn nhân hay tập tục ‘nối dây’….
Như vậy, pháp luật và phong tục tập quán cùng có vai trò, tác động qua lại với nhau, phong tục tập quán là một phần trong việc hình thành pháp luật, còn pháp luật lại là cơ sở giúp cho phong tục tập quán có sự phát triển toàn diện, phù hợp với xã hội.pháp luật không ngăn cấm, loại trừ mọi phong tục tập quán mà tồn tại đồng hành với phong tục trong một thời gian nhất định, tạo điều kiện phát triển những phong tục lành mạnh, có ý nghĩa, để nó có tồn tại mãi trong đời sống xã hội, pháp luật chỉ ngăn cấm, loại bỏ những phong tục tập quán có hại cho xã hội, không phù hợp với tiến bộ của xã hội. trong một số trường hợp thì pháp luật và phong tục tập quán phải vận dụng kết hợp với nhauvaf với các quy phạm xã hội khác để đạt hiệu quả điều chỉnh cao nhất.
5_ liên hệ
Pháp luật cùng phong tục tập quán ở việt nam có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng tác động qua lại với nhau, bổ sung để hoàn thiện nhau. Điều này được thể hiện rõ nhất trong chính thực tế ở nước ta.
Từ ngàn đời xưa nhiều phong tục tập quán đã in sâu vào tâm thức người Việt Nam, có nhiều phong tục tập quán được nhà nước thừa nhận hay sửa đổi sao cho phù hợp. mỗi người dân việt nam không ai là không biết đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương cùng với câu ca dao:
“ dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười thang ba “
Năm 2007, nhà nước ta đã công nhận ngày mùng mười tháng ba là ngày “ Quốc giỗ “ và khuyến khích xây dựng để Đền Hùng trở thành “ Di sản văn hóa thế giới “, việc đó dẫ góp phần tạo dựng một truyền thống tốt đẹp cho dân tộc nói chung và người dân Việt Nam nói chung đó là truyền thống “uống nước nhớ nguồn” và cả niềm tự hào về nòi giống “con rồng cháu tiên” của dân tộc việt nam. Có rất nhiều phong tục tập quán được nhà nước bổ sung vào văn bản pháp luật, chẳng hạn điều 53 trong “ luật hôn nhân và gia đình “ có quy định “cái chết của một trong hai hai vợ chồng bắt đầu cho thời kì để tang, kết thúc bằng lễ đóng cửa phần mộ”, điều này đã phản ánh rõ phong tục bỏ mả và giữ mả vốn xuất phát từ vùng Tây Nguyên. Phong tục này yêu cầu thân nhân của người quá cố phải thường xuyên chăm sóc, dọn dẹp trong thời kì giữ mả, trong thời kì này người góa phải tuyệt đối chung thủy với người quá cố cho khi kết thúc. Phong tục này thể hiện một cách ứng xử tốt đẹp của con người với người quá cố. bên cạnh việc giữ gìn phát triển những phong tục tập quán tốt đẹp thì pháp luật cũng loại bỏ những phong tục gây ảnh hưỡng xấu tới xã hội như tảo hôn, trọng nam khinh nữ, việc đốt pháo…. Việc thừa nhận phong tục tập quán là một phần của nguồn hình thức của pháp luật đã được thể hiện trong một số đạo luật, chẳng hạn điều 409 bộ luật dân sự có quy định về việc giải thích hợp đồng dân sự “ khi hợp đồng thiếu một số điều khoản thì có thể bổ sung theo tập quán đối với loại hợp đồng có tại địa điểm giao kết hợp đồng “, hay điều 6 của luật hôn nhân và gia đình nam 2000 co quy định “ trong quan hệ hôn nhân và gia đình,những phong tục tập quán thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc mà không trái với nguyên tắc quy định của luật này thì được tôn trọng và phát huy “. Ngoài ra việc áp dụng tập quán trong pháp luật ở nước ta còn được thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nữa như tập quán trong quan hệ hôn nhân, quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn…
Pháp luật Việt Nam hiện hành đã thể hiện ý chí và lợi ích của nhân dân, nó thể hiện ở việc áp dụng pháp luật vào trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình… pháp luật giúp ổn định trật tự an toàn xã hội, giúp người dân điều chỉnh hành vi của mình cho đúng với chuẩn mực, đồng thời pháp luật có các biện pháp yêu cầu, bắt buộc người dân tuân thủ. Chẳng hạn, điều 136 bộ luật hình sự về tội cướp giật tài sản có quy định “ người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm “.
Qua đây, ta thấy được mối quan hệ và những tác động giữa pháp luật và phong tục tập quán được thể hiện một cách rõ nét qua chính thực tế ở nước ta và cụ thể trong các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Hơn thế nữa, những mặt tích cực hay hạn chế của phong tục tập quán trong thời đại mới cũng được pháp luật kế thừa, phát huy hay sửa đổi sao cho phù hợp với thực tế Việt Nam, điều đó cũng cho thấy vai trò to lớn của cả pháp luật và phong tục tập quán trong xã hội.


KẾT LUẬN
Trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ở nước ta hiện nay,pháp luật giữ vị trí quan trọng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.Cùng với pháp luật còn có rất nhiều công cụ điều chỉnh khác,trong đó phải kể đến phong tục tập quán. Một hệ thống pháp luật dù hoàn chỉnh đến đâu cũng không thể đạt hiệu quả cao nhất nếu không có niềm tin của đại bộ phận nhân dân. Vì vậy, muốn hoàn thiện bộ máy nhà nước cần biết kết hợp với phong tục tập quán,biết chắt lọc tính ưu việt của nó đề cùng pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Pháp luật với nội dung, bản chất, chức năng của mình chứa đựng những tri thức dân gian, giá trị truyền thống sẽ giúp nâng cao được đời sống pháp lí, ngăn chặn những hủ tục lạc hậu, giữ gìn trật tự xã hội, ngăn chặn văn hóa ngoại lai xâm nhập, bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc.

danh mục tài liệu tham khảo
• sách
giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật _ đậi học luật hà nội
giáo trình lí luận chung NN và PL_ đại học quốc gia hà nội
giáo trình lí luận NN và PL _TS NGUYỄN VĂN ĐỘNG
những nội dung căn bản của môn học lí luận NN và PL_ PGS.TS NGUYỄN THỊ HỒI
những vấn đề cơ bản của môn học lí luận chung về NN và PL_TS NGUYỄN VĂN ĐỘNG
hướng dẫn ôn tập môn học lí luậ NN và PL_PGS.TS NGUYỄN THỊ HỒI
vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội _TS NGUYỄN MINH ĐOAN
áp dụng PL ở VN hiện nay_ts nguyễn thị hồi
hỏi đáp những tri thức cơ bản môn lí luận NN và PL_TS TRẦN THÁI DƯƠNG
giáo trình pháp luật
giáo trình pháp luật đại cương
hiến pháp
bộ luật hình sự
bộ luật dân sự
luật hôn nhân và gia đình

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: mối quan hệ giữa hủ tục bắt vợ với pháp luật, mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán ở việt nam hiện nay, ví dụ cụ thể về công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội phong tục tập quán, 10 phong tục tập quán có liên quan đến pháp luật, phân tích về mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán ở nước ta trong giai đoạn hiện nay., chuẩn mực phong tục tập quán trong lĩnh vực pháp luật thương mại, mối liên hệ giữa pháp luật và chuẩn mực phong tục tập quán, cho ví dụ cụ thể về lĩnh vực pháp luật thương mạ, Chuẩn mực phong tục tập quán tác động đến pháp luật, tồn tại xã hội phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp ở việt nam hiện nay, tiểu luận Mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán ở Việt Nam hiện nay, Mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và luật tục, mối quan hệ giữa pháp luật và các quy phạm xã hội.luận án, ví dụ về mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán, Phân tích mối liên hệ giữa pháp luật và chuẩn mực phong tục tập quán,cho ví dụ cụ thể trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, Phân tích mối liên hệ giữa pháp luật và chuẩn mực phong tục tập quán, cho ví dụ cụ thể trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Bài làm có ít nhất 5 điều luật của 5 văn bản pháp luật được trích dẫn)., . Phân tích mối liên hệ giữa pháp luật và chuẩn mực phong tục tập quán, cho ví dụ cụ thể trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, phan tich moi quan he giua phap luat va chuan muc phong tuc tap quan, mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán, tiểu luận Phân tích mối liên hệ giữa pháp luật và chuẩn mực phong tục tập quán miễn phí, trình bày mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Tính tích cực nhận thức và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên Luận văn Sư phạm 0
R Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top