MitMat_MitMat
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Mối quan hệ giữa phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực ở nước ta
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT HUY NỘI LỰC VÀ TRANH THỦ NGOẠI LỰC Ở NƯỚC TA 3
1. Phát huy nội lực là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của đất nước 3
2. Tranh thủ nguồn lực bên ngoài để thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển 9
3. Mối quan hệ giữa phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực 10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ PHÁT HUY NỘI LỰC VÀ TRANH THỦ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13
1. Thực trạng vấn đề kết hợp phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước 13
2. Giải pháp cho vấn đề phát triển nội lực và ngoại lực ở nước ta 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-18-tieu_luan_moi_quan_he_giua_phat_huy_noi_luc_va_tra.1vaW51Gae9.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-55312/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
nhiều loại chim thú qúy. Rừng vừa cung cấp nguyên liệu vừa là địa điểm tham quan du lịch thu hút nhiều khách du lịch.Biển Việt Nam rất thuận lợi cho việc đánh cá, nuôi trồng thủy hải sản. Từ biển không chỉ có các loại cá có giá trị cao mà còn có các loại đồi mồi, hải sâm, ngọc trai…làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ trang sức mỹ nghệ. Chúng ta có thể tận dụng rất nhiều sản vật từ biển như : cá. muối, khoáng sản, du lịch…
Như vậy có thể nói rằng tài nguyên khoáng sản của nước ta là rất phong phú và đa dạng. Tiềm năng vốn có này tạo nhiều điều kiện để chúng ta có thể phát triển nhiều mặt trong lĩnh vực kinh tế, từ đó thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội. Do vậy Đảng và Nhà nước ta cần có chính sách khai thác và sự dụng tài nguyên một cách hợp lý sao cho nguồn tài nguyên không bị rơi vào tình trạng cạn kiệt. Đối với những tài nguyên có thể tái tạo được cần thực hiện những biện pháp tái tạo, phát triển bền vững để thế hệ sau có thể sử dụng được, phục vụ cho mục đích xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Về khoa học kỹ thuật, chúng ta nhận thấy rằng khoa học kỹ thuật là một mảng không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nó góp phần đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của đất nước do chúng ta có thể áp dụng khoa học kỹ thuật để cải tiến cách sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động sản xuất. Tuy nước ta là một nước nghèo, lạc hậu chậm phát triển nhưng trong đánh giá kết quả 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng VIII (1996-2000), Đảng ta đã đánh giá rằng: khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực. Trong đó khoa học xã hội và nhân văn đã cũng cấp được nhiều các luận cứ khoa học để phục vụ cho yêu cầu hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Các nghiên cứu đã được áp dụng vào trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Đặc biệt là trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất dịch vụ đã được nâng cao đáng kể. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các viện, trung tâm nghiên cứu cũng được quan tâm chú ý đúng mức. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ được chú ý đào tạo chuyên sâu và đồng bộ, nâng cao trình độ chuyên môn.
Khoa học và công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó là quốc sách hàng đầu, là nền tảng động lực để chúng ta đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá. Việc phát triển kinh tế không thể tách rời phát triển khoa học kỹ thuật. Công nghệ cũng gắn liền với giáo dục, an ninh quốc phòng…vv. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta đã đạt trung bình 7,5% và phát triển ổn định, các chỉ số về phát triển con người được cải thiện tương đối nhanh, nhưng nền kinh tế của chúng ta vẫn chưa thể so sánh với khu vực và thế giới. Thu nhập của chúng ta chỉ là 500$/người/năm còn ở các nước phát triển là từ 20000-30000$/người/năm. Dù đặt sự tăng trưởng ở mức độ cao nhất thì Việt Nam cũng chỉ đạt được thu nhập bằng một phần ba các nước phát triển mà thôi.
Do vậy nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ là một yêu cầu cấp bách trong việc phát triển nguồn lực nội sinh của nước ta. Có như vậy chúng ta mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật làm tăng sản phẩm dịch vụ và đem lại nhiều lợi ích cho đất nước, tạo việc làm cho xã hội, tăng nhanh chuyển dịch cơ cấu, tăng thu nhập trong gia đình…vv.
Trong việc phát huy thế mạnh nội lực của nước ta quan trọng nhất phải kể đến nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực với tư cách là nơi cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp nguồn nhân lực được hiểu là nhóm dân cư trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Theo nghĩa rộng “nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất va tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội …tạo thành năng lực của con người và của cộng đồng người. Năng lực đó khi được sử dụng, phát huy sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội”.[Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học]. Việt Nam là nước có dân số trẻ, trong đó tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và biết chữ cao. Theo con số thống kê năm 1999, nước ta có xấp xỉ 76,5 triệu người, trong đó có 49% là nam, 51% là nữ.. Hàng năm có khoảng 1,5 đến 1,7 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động. Điều này chứng tỏ số lượng lao động ở Việt Nam khá dồi dào. Đây là một trong số những nhân tố thuận lợi nếu chúng ta biết sử dụng một cách có hiệu quả, hợp lý. Tuy nhiên nếu như chính sách của chúng ta không tận dụng được những lợi thế về nguồn nhân lực thì chúng có thể lại là yếu tố làm cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước.
Đối với các nước chậm phát triển nguồn nhân lực đông thường không phải là yếu tố động lực cho sự phát triển vì không phải người lao động nào cũng sử dụng hợp lý tối đa khả năng lao động của mình.Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy rằng số người trong độ tuổi lao động chiếm 51% nhưng chỉ có 7,6% có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Những con số này cho thấy một hiện thực là nguồn nhân lực của chúng ta tuy dồi dào, trẻ nhưng chưa có chuyên môn kỹ thuật cao, do đó chưa phát huy được hết tiềm năng.Vấn đề phát triển nguồn nhân lực còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác của xã hội như: trình độ phát triển của giáo dục đào tạo, trình độ xã hội hóa các mặt đời sống xã hội, mức sống nguồn thu nhập, giới tính, độ tuổi..vv
Nguồn nhân lực Việt Nam tuy cần cù lao động song dễ thỏa mãn và còn mang nặng tâm lý hưởng thụ. Chúng ta có ưu thế thông minh, sáng tạo nhưng chỉ trong tầm ngắn hạn và thiếu chủ động. Những ưu điểm của người Việt Nam là: ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh chóng các tri thực mới, tiết kiệm, yêu hòa bình và nhẫn nhịn. Tuy nhiên chúng ta lại thiếu tự tin, óc phê phán, bệnh hình thức, thể lực kém, thiếu tác phong công nghiệp, thiếu thực tế…Những điều ấy tạo thành rào cản lớn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Nhất là trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta cần tích cực hơn nữa trong việc phát huy các thế mạnh và hạn chế các nhược điểm. Một nhà xã hội học người Mỹ đã nói : “Anh nông dân sau khi gieo lúa xong có thể nhậu lai rai, ngủ dài dài và chờ đến thời điểm nhổ cỏ, bón phân mới làm tiếp. Mà việc này có thể làm muộn vài ngày cũng chẳng sao, không ảnh hưởng gì đến hòa hình thế giới. Nhưng một người công nhân đứng máy luôn luôn phải đúng giờ, có thao tác chính xác tuyệt đối và tinh thần kỷ luật cao. Một sơ suất nhỏ cũng có thể gây tác hại đến cả dây chuyền.” []
Trong việc phát huy nội lực, yếu tố quan trọng nhất chính là yếu tố nguồn nhân lực bởi chỉ có con người mới có thể quyết định cho việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, khai thác tối ưu giá trị của nguồn tài nguyên đất nước. Đồng thời cũng...