Balgaire

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
Điều 109 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất”. Điều này cho thấy tính chất của Chính phủ và mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội. Chính phủ do Quốc hội thành lập ra, nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, thành viên của Chính phủ hoạt động dưới sự giám sát của Quốc hội. Như vậy, mối liên hệ giữa Quốc hội và Chính phủ là đặc biệt quan trọng và góp phần to lớn vào việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong phạm vi bài viết sẽ làm rõ phần nào mối liên hệ giữa hai cơ quan thay mặt cho hai lĩnh vực quan trọng là lập pháp và hành pháp được quy định theo pháp luật hiện hành. Do hạn chế về thời gian và sự am hiểu nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, em mong nhận được những ý kiến phê bình, đánh giá để bài viết hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I. Khái quát về Quốc hội và Chính phủ.
1. Quốc hội.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thay mặt cho ý chí, lợi ích của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Các đại biểu Quốc hội là những công nhân, nông dân trí thức và những người lao động ưu tú thuộc mọi dân tộc trong cả nước được nhân dân tín nhiệm bầu ra và chịu trách nhiệm trước quần chúng nhân dân, họ có mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, nắm vững nguyện vọng, tâm tư của quần chúng…Nhiệm kì Quốc hội là 5 năm.
Quốc hội có vai trò đặc biệt to lớn trog việc xây dựng, củng cố phát triển bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, từ các cơ quan quyền lực nhà nước đến các cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát. Quốc hội xem xét, lựa chọn, quyết định những mô hình tổ chức, nguyên tắc hoạt động cho các cơ quan đó và được cụ thể hóa bằng Hiến pháp, luật.
Ngoài ra, Quốc hội còn thực hiện chức năng giám sát tối cao nhằm đảm bảo cho những quy định của Hiến pháp, luật được thi hành triệt để, nghiêm minh và thống nhất. Đảm bảo cho các cơ quan nhà nước hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả, không chồng chéo, chống các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, hách dịch cửa quyền.
2. Chính phủ:
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ do Quốc hội thành lập ra theo nhiệm kì của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kì Chính phủ tiếp tục hoạt động cho đến khi bầu ra Chính phủ mới. Thành viên Chính phủ hoạt động dưới sự giám sát của Quốc hội, Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Chính phủ cụ thể hóa Hiến pháp, luật của Quốc hội bằng các văn bản dưới luật như nghị định, nghị quyết…
Chính phủ có nhiệm vụ đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà nước, thực hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND.
Thủ tướng do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội theo đề cử của Chủ tịch nước, các thành viên khác do Thủ tướng giới thiệu, Quốc hội phê chuẩn.
II – Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành:
1. Quốc hội thành lập ra Chính phủ.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và quy trình thành lập của Chính phủ có sự chỉ đạo, phối hợp một cách nhịp nhàng giữa Quốc hội và Chính phủ. Điều 3 Luật tổ chức Chính phủ 2001 quy định: “Thủ tướng do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và từ chức đối với Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chức đối với Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ”.
Ngoài ra còn có quy định về tiêu chuẩn thành viên Chính phủ như sau: thành viên Chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội (trừ Thủ tướng), thành viên Chính phủ không đồng thời là thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Việc quy định như vậy là để đảm bảo cho các thành viên tập trung vào một công việc chính theo nguyên tắc “bất khả kiêm nhiệm”. Các thành viên Chính phủ tập trung vào công việc chính của họ mà không kiêm nhiệm thêm bất cứ công việc của ngành, tổ chức, cơ quan nào khác.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

TAnhVng

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành và giải pháp tăng cường mối quan hệ đó

bạn ơi, mình đang cần tài liệu này, bạn có thể send cho mình qua email [email protected] được k? Thank bạn rất nhiều.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Tính tích cực nhận thức và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên Luận văn Sư phạm 0
R Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top