rua_dino_boclua

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


Lời mở đầu

Trong nền kinh tế thị trường việc sản xuất hàng hoá phải tuân theo các quy luật kinh tế trong đó quy luật cạnh tranh được coi là quy luật đặc thù. Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực nói chung đứng trong xu thế toàn cầu hoá khu vực hoá nền kinh tế. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì họ phải dành được thắng lợi trong cạnh tranh. Một nền kinh tế hàng hoá với sự bung ra của nhiều loại sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, thì sản xuất kinh doanh đã thực sự trở thành chiến trường trên mặt trận kinh tế nóng bỏng với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp. Và chất lượng sản phẩm ngày nay đã trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Thêm vào đó sự phát triển mạnh mẽ của các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đã tác động đến mọi mặt của nền kinh tế. Đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu của con người với hàng hoá ngày càng tăng, không những về số lượng mà về cả chất lượng. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến chất lượng đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng tìm cho mình một giải pháp tối ưu nhất để đạt được chất lượng sản phẩm cao, thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Đó là con đường duy nhất để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển lâu dài. Chất lượng sản phẩm thực sự đã trở thành phương tiện hữu hiệu nhất để các doanh nghiệp dành được chiến thắng trên thương trường.
Công ty Cao Su Sao Vàng là một trong những doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả và cũng không nằm ngoài vòng quy luật của nền kinh tế thị trường. Để tồn tại và phát triển, tập thể toàn công ty đã nỗ lực phấn đấu tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu khách hàng, và cạnh tranh với các đối thủ khác. Tuy vậy để tạo cho mình một thế đứng vững chắc trên thương trường công ty đã gặp không ít khó khăn.
Xuất phát từ thực tế trên và trên cơ sở những lý thuyết đã được học ở trường và thời gian thực tập, tìm hiểu tại công ty em chọn đề tài:
“ Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tai công ty Cao Su Sao Vàng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình
Chuyên đề được hoàn thành gồm 3 chương
Chương I : Giới thiệu chung về Công ty Sao Su Sao Vàng
Chương II: Tình hình thực trạng của công ty Cao Su Sao Vàng
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng tại công ty Cao Su Sao Vàng


Chương I: Giới thiệu chung về công ty Cao Su Sao Vàng

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1/ Sự ra đời và các giai đoạn phát triển của Công ty
Do tầm quan trọng công nghiệp cao su trong nền kinh tế quốc dân nên trong kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm (1958-1960) Đảng và chính phủ đã phê duyệt phương án khu công nghiệp Thượng Đình gồm 3 nhà máy: Cao Su- Xà Phòng – Thuốc Lá nằm ở phía Nam Hà Nội thuộc quận Thanh Xuân ngày nay.
Công ty Cao Su Sao Vàng được khởi công xây dựng năm 1958, công ty bắt đầu đi vào sản xuất năm 1960. Sản phẩm chính của công ty là các loại săm lốp ô tô xe máy, xe đạp, săm lốp máy bay quân sự, các loại băng tải đai truyền động, ống chịu áp lực và trang thiết bị bằng cao su, Với truyền thống hơn 40 năm sản xuất, sản phẩm của công ty luôn giữ được uy tín, chất lượng trên thị trường đã được xuất khẩu sang một số nước như: Cu Ba, Đức, ba Lan , Nga…
Ta có thể chia sự phát triển của Công ty theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ 1960-1986 đây là thời kì của nhà máy hoạt động trong cơ chế hình thành bao cấp, nhịp độ sản xuất của nhà máy luôn tăng trưởng. Săm lốp “Sao Vàng” có mặt ở khắp nơi trên đất nước và còn xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Có thể nói rằng ở thời kì này, sản phẩm của công ty là một món hàng quý hiếm được phân phát cho cán bộ công nhân viên, những người dân có nhu cầu về sản phẩm này phải mua giá rất đắt. Nhìn chung ở thời kì này, sản phẩm của công ty còn đơn điệu, chủng loại cùng kiệt nàn, ít được cải tiến vì không có đối thủ cạnh tranh, bộ máy gián tiếp thì công kềnh, người đông nhưng hoạt động trì trệ, kém hiệu quả, thu nhập của người lao động thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
- Giai đoạn 2: Từ 1987-1990. Giai đoạn này cùng với nhiều hướng chung của đất nước, nhà máy đang trong thời kì quá độ, chuyển đổi từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường. Đây là thời kì thách thức và cực kì gian nan, nó quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp xã hội chủ nghĩa.
Do vậy, các nhà máy không tránh khỏi bỡ ngỡ, khó khăn trong viếc đổi mới cơ chế, thay đổi các chính sách quản lý. Song với truyền thống Sao vàng luôn toả sáng, với đội ngũ lãnh đạo năng động, có kinh nghiệm, Công ty đã định hướng đúng đắn rằng “Nhu cầu tiêu thụ săm lốp ở Việt Nam là lớn nhất”, nghĩa là phải sản xuất làm sao để thị trường chấp nhận được.
Năm 1990, sản xuất dần ổn định, thu nhập của người lao động có chiều hướng tăng lên đã cho thấy nhà máy có thể tồn tại và hoạt động trong cơ chế mới.
- Giai đoạn 3: Từ 1991 – Nay. Nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình là một doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu, các khoản nộpp cho ngân sách năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của người lao động dần được nâng cao và đời sống được cải thiện.
Từ những thành tích vẻ vang nhà máy đã gặt hái được các kết quả đáng kể, cụ thể là:
Theo quyết định số 645/CN ngày 27/8/1992 của Bộ Công nghiệp nặng đổi tên nhà máy thành CÔNG TY CAO SU SAO Vàng. Ngày 1/1/1993 nhà máy chính thức được sử dụng con dấu mang tên công ty cao su sao vàng
2/ Những thành tích đã đạt được của công ty
Sản phẩm của công ty đã được tặng nhiều huy chương vàng tại hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp và hội chợ Thương Mại Quốc tế tổ chức tại trung tâm triển lãm Giảng Võ – Hà Nội.
Trong 3 năm 1995, 1996, 1997, thông qua cuộc bình chọn “10 sản phẩm trong nước được người tiêu dùng ưa chuộng nhất” Săm lốp Sao Vàng luôn được bình chọn đạt danh hiệu “TOPTEN” – mặt hàng chất lượng cao.
Hai năm liền 1996, 1997 được Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường tặng “Giải bạc – Giải thưởng chất lượng Việt Nam”.
Đặc biệt năm 1999 Công ty vinh dự đón nhận chứng chỉ ISO 9002 – Hệ tiêu chuẩn Quốc tế. Năm 2000 Công ty liên tục được người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao.
Tính đến nay, Công ty đã có 42 năm xây dựng và phát triển. Với sự nổ lực vươn lên, với tinh thần đoàn kết của tập thể công nhân viên, hiện nay Công ty đã là một trong những đơn vị kinh doanh có hiệu quả của Hà Nội, xứng đáng là con chim đầu đàn của nghành chế phẩm cao su ở nước ta.
So với năm 1960, năm 2002 Công ty đã đạt được những thành tích to lớn đáng khích lệ.
Giá trị tổng sản lượng năm 1960 : 2.459.422(đ)
2002 : 335.325(trđ)
Lực lượng lao động năm 1960 :262 người
2002 : 2106 người

3/ Các truyền thống văn hoá ,hoạt động phúc lợi của công ty
- Do sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển nên trật trự trị an được giữ vững, tiểu đoàn tự vệ Công ty liên tục được tặng danh hiệu là đơn vị “Quyết Thắng ”. Hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa Công ty đã nhận phụng dưỡng hai bà mẹ Việt Nam anh hùng, Công ty cũng đã đầu tư hơn một tỉ đồng để sữa chữa, cải tạo nâng cấp khu tập thể, 100% cán bộ công nhân được hưởng chế độ đi du lịch, tham quan nghỉ mát hàng năm.
- Hàng năm, Công ty ủng hộ 20 triệu đồng cho câu lạc bộ hưu trí hoạt động nhằm hỗ trợ cải thiện thêm điều kiện sống cho những cán bộ công nhân viên đã nghỉ hưu.
- Công ty Cao Su Sao Vàng đã được Đảng và Nhà Nước khen tặng nhiều phần thưởng cao quý trong 42 năm qua vì đã có những đóng góp xuất sắc vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước. Trong đó có Huân Chương Lao động hạng nhất về thành tích xuất sắc trong 10 năm đổi mới.
Như vậy qua từng thời kì thăng trầm của lịch sử, nhất là cuộc đấu tranh chông Mĩ cứu nước và sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đầy gian nan, quyết liệt, Công ty vẫn đứng vững và ngày càng để lại trong lòng khách hàng sự mến mộ. Chắc chắn Công ty Cao Su Sao Vàng sẽ còn đạt được nhiều thành tích hơn nữa trước sự biến động cuả thị trường.
II/.Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của công ty.
Nhìn chung, việc quản lý chất lượng đồng bộ ở các Công ty Việt Nam hiện nay vẫn còn ở mức độ mới mẻ. Ngay như trong Công ty Cao Su Sao Vàng chỉ có số ít cán bộ công nhân viên hiểu được khái niệm của việc quản lý này. Vì vậy trong những năm tới, việc đào tạo cho cán bộ công nhân viên hiểu và tiếp cận được với nó là một yêu cầu cấp thiết. Song vấn đề ở đây là phải chọn những hình thức đào tạo hợp lí để tránh những lãng phí đáng tiếc bởi vì việc tính toán hiệu quả kinh tế của đào lạo rất phức tạp và khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực của toàn thể lãnh đạo và các thành viên trong Công ty để làm sao cho chi phí đào tạo là thấp nhất mà có hiệu quả cao nhất. Đó chính là thể hiện chất lượng của chất lượng trong đào tạo
Có thể áp dụng phương pháp đào tạo: Công nhân cũ đào tạo cho công nhân mới, thợ bậc cao hướng dẫn thợ bậc thấp.
2/ Thực hiện đòn bẩy.
Theo tui trong những năm tới công ty cần quan tâm đến vấn đề xét tuyển lao động đi học tập ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về chuyên môn tiếp cận với nền công nghệ hiện đại để ứng dựng cho việc sản xuất của Công ty đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn .
Ngoài ra, với mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, để động viên khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề đảm bảo chất lượng, hạ thấp tỉ lệ phế phẩm Công ty cần xây dựng một quy chế khen thưởng cụ thể rõ ràng:
- Đối với công nhân tạo được những sản phẩm đạt chất lượng cần được thưởng xứng đáng tạo động lực cho họ phấn đấu vì mục tiêu chất lượng (thưởng tiền, hưởng phép và phát bằng khen)
- Đối với những công nhân thiều ý thức, vô trách nhiệm làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thì phải phạt để họ cố gắng, rút kinh nghiệm cho những lần sau.(Cùng với phạt hành chính là phạt cụ thể số tiền tương đương với số tiền
thiệt hại của Công ty).
- Đối với những cán bộ quản lý cần có chế độ khen thưởng dành ưu đãi phù hợp, tạo niềm tin và động lực làm việc thông suốt trong toàn Công ty.



KẾT LUẬN
Ngày nay với đặc thù là một nền kinh tế phức tạp và gay gắt thì việc làm sao cho Công ty của mình phát triển, bền vững, làm ăn có hiệu quả là một vấn đề còn nhiều trăn trở đối với các nhà quản lý.
Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của chất lượng và giá cả. Vì vậy một doanh nghiệp muốn đứng vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì không gì hơn là luôn luôn cải tiến chất lượngvà giảm giá thành nhằm tạo khả năng cạnh tranh.
Có 3 yếu tố để đo lường khả năng cạnh tranh: chất lượng, giá cả, giao hàng. Lí thuyết chất lượngchứng minh rằng: khi chất lượng được nâng cao thì giá thành sẽ giảm được các chi phí về hư hao và thẩm định sản phẩm. Đảm bảo thoả mãn cho khách hàng cả về chất lượng và giá cả thì rõ ràng sẽ có lợi cho việc nâng cao tỉ lệ chiếm lĩnh thị trường, không còn những vướng mắc về chất lượng thì không cần đến các “hoạt động ngầm” nhằm xử lí mớ hàng hỏng, phế phẩm và công tác lưu thông phân phối sẽ thuận lợi, dễ dàng hơn
Công ty Cao Su Sao Vàng là một doanh nghiệp quốc doanh, thành lập từ sau khi giải phóng, trải qua bao thăng trầm của lịch sử đất nước cũng như hội, Công ty vẫn tồn tạt và phát triển.
Ngày nay hoà nhập vào trong cơ chế thị trường chắc chắn Công ty sẽ tìm được những phương hướng và giải pháp phù hợp để luôn xứng đáng là con chim đầu đàn của ngành hoá chất.
Do thời gian thực tập có hạn nên chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót. tui rất mong được sự thông cảm và góp ý của thầy cô.
tui xin chân thành cảm ơn:
Thầy giáo: Vũ Anh Trọng
Ban lãnh đạo và tập thể công nhân viên Cao Su Sao Vàng đã giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện cho tui hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.


Hà Nội ngày 3 tháng 5 năm 2003

Sinh viên thực hiện:

Nguyển Văn Hải


MỤC LỤC

Lời mở đầu 1
Chương I: Giới thiệu chung về công ty Cao Su Sao Vàng 2
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2
1/ Sự ra đời và các giai đoạn phát triển của Công ty 2
2/ Những thành tích đã đạt được của công ty 3
3/ Các truyền thống văn hoá ,hoạt động phúc lợi của công ty 4
II/.Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của công ty. 5
1 /Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ sản xuất của công ty 5
2/ Đặc điểm về trang thiết bị: 7
3/ Đặc điểm về tổ chức bộ máy và tổ chức sản xuất. 8
4/ Đặc điểm về nguyên vật liệu 12
5/ Đặc điểm về lao động 14
6 / Đặc điểm về thị trường tiêu thụ của công ty Cao Su Sao Vàng 16
7/ Đặc điểm về vốn 19
Biểu số 8: Tình hình huy động vốn của Công ty 22
8/ Đặc điểm về xây dựng , tổ chức thực hiện chiến lược ,kế hoạch kinh doanh 22
Chương II: Tình hình thực trạng của Công ty Cao su sao vàng 24
I. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 24
1/ Tình hình sản xuất kinh doanh 24
2/ Tình hình sử dụng vốn 25
Biểu số 11: Tình hình sử dụng vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản 2001-2002 26
3 / Tình hình sử dụng lao động và tiền lương 27
3.1/ Lao động 27
3.2/ Tiền lương 28
II. Hoạt động maketing và các chính sách căn bản 29
III. Thực trạng về chất lượng và công tác quản lý chất lượng tại Công ty 34
1./ Thực trạng về chất lượng 34
1.1/ Các chỉ tiêu về kinh tế 34
Phẩm cấp 35
N/cm2 36
2/ Thực trạng quản lí chất lượng ở Công ty 40
2.1/ Mục tiêu phương hướng về quản lí chất lượng 40
2.2/ Chính sách chất lượng 41
2.3/ Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty 44
Công ty, cơ cấu tồ chức, quyền trách nhiệm của tất cả các thành viên có liên quan đến chất lượng.Sổ tây chất lượng tham chiếu các quy trình hệ thống chất lượng liên quan và chỉ ra cấu trúc của hệ thống văn bản chất lượng Công ty. 46
Kĩ sư P. KCS 50
Phụ trách kho 50
BTP-XN 50
Kĩ sư XN 50
Phụ trách kho 50
Săm xe đạp 53
Lốp xe đạp 53
Năm 54
Nó đòi hỏi vấn đề đào tạo, nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn tay nghề 56
2.4/ Việc sử dụng các công cụ quản lý chất lượng của Công ty . 57
2.5/ Các công cụ đòn bẩy Công ty áp dụng cho mục tiêu chất lượng. 59
3/ Một số đánh giá chung về chất lượng sản phẩm và công tác quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty 60
3.1/ Những thành tích đạt được. 60
3.2/ Những tồn tại về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty 61
3.3/ Nguyên nhân của những thiếu sót trên. 62
4/ Phương hướng kế hoạch phát triển của công ty trong những năm tới 62
Chương III 65
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng ở công ty cao su sao vàng. 65
I. Nhóm biện pháp trong tổ chức quản lý 65
1/Duy trì áp dụng quản lý chất lượng, tiến tới chất lượng đồng bộ 65
2/ Về công tác tổ chức quản lý, bảo quản nguyên vật liệu. 70
III Nhóm biện pháp về chính sách sản phẩm 74
1/Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. 74
2/ Đa dạng hoá sản phẩm. 74
IV Nhóm biện pháp về giáo dục 75
KẾT LUẬN 77
MỤC LỤC 78

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp luyện kĩ năng lập dàn ý và viết bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại Techcombank Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top