peju_kyumin

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời mở đầu
ở các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản
xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi
sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó được người tiêu dùng chấp nhận.
Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp, chất lượng
sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện các hoạt động
dịch vụ. Nói cách khác tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh và điểm
yếu của doanh nghiệp đồng thời nó thể hiện cả ba mục tiêu: lợi nhuận, vị thế, an toàn.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt bắt buộc mỗi doanh
nghiệp phải nỗ lực hết sức để tồn tại và phát triển thì việc tiêu thụ sản phẩm càng có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó là cơ sở để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục, có hiệu quả nhằm đưa doanh nghiệp
phát triển hơn nữa. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự xác định cho mình
phương hướng, cách thức tiêu thụ thích hợp với khả năng và điều kiện của doanh
nghiệp mình.
Xí nghiệp Liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình (VMC) là một trong những Liên
doanh sản xuất lắp ráp ô tô đầu tiên ở Việt Nam. Trong nhưng năm đầu mới thành lập
(1991-1996), Liên doanh ô tô VMC luôn giành vị trí thứ nhất với số lượng xe ô tô tiêu
thụ lớn nhất. Nhưng từ cuối năm 1997 trở lại đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế ở châu á, do sự biến động của thị trường ô tô Việt Nam, do năng lực của
chính xí nghiệp ... nên hoạt động sản xuất và tiêu thụ ô tô của VMC gặp nhiều trở ngại
và bị thu hẹp.
Nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối
với Liên doanh VMC nên trong thời gian thực tập tại Xí Nghiệp Liên Doanh Sản Xuất
Ôtô Hoà Bình được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của PGS. Tiến sĩ Hoàng
Đức Thân cũng như sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cán bộ lãnh đạo bộ phận Kế
hoạch, Tài chính của VMC, tui đã chọn đề tài: "Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Liên Doanh Sản Xuất Ô tô Hoà Bình".
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKết cấu đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương I:
Cơ sở lý luận về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Chương II:
Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp Liên doanh sản xuất ôtô Hoà
Bình (VMC).
Chương III:
Phương hướng và biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp Liên
doanh sản xuất ô tô Hoà Bình.CHƯƠNG I
Cơ sở lý luận về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường
i. bản chất hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm
1.1. Sự cần thiết của hoạt động tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất nhưng lại là giai
đoạn quyết định. Các doanh nghiệp chỉ sau khi tiêu thụ được sản phẩm mới có thể thu
hồi được vốn để tiếp tục quá trình tái sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm bảo đảm
quá trình sản xuất được liên tục là điều kiện tồn tại và phát triển của xã hội.
Sản phẩm được tiêu thụ tức là được người tiêu dùng chấp nhận. Sức tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp thể hiện chất lượng sản phẩm, uy tín doanh nghiệp, sự hợp lý
hoá các dây chuyền công nghệ, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn
thiện các hoạt động dịch vụ ... Nói cách khác tiêu thụ sản phẩm phản ánh khá đầy đủ
điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm gắn người sản xuất với người tiêu dùng, giúp
người sản xuất hiểu thêm về sản phẩm của mình và các thông tin về nhu cầu thị
trường, khách hàng... từ đó có biện pháp làm cho sản phẩm thỏa mãn ngày càng tốt
hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Tiêu thụ sản phẩm trở thành căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lập kế hoạch
sản xuất kinh doanh hợp lý về thời gian, số lượng, chất lượng, tìm cách phát huy thế
mạnh và hạn chế những điểm yếu của mình. Với người tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩm
giúp cho họ thỏa mãn về nhu cầu hàng hoá vì sản phẩm hàng hoá có đến tay người tiêu
dùng hay không là tùy thuộc vào khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Xét trên giác độ vĩ mô, nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất với những
cân bằng, những quan hệ tỷ lệ nhất định. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tức là sản
xuất xã hội được diễn ra một cách bình thường, trôi chảy, tránh được sự mất cân đối,
đảm bảo ổn định xã hội.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTrong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì
việc tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự sống còn của các đơn vị
sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm - đó là sự cần thiết hết sức khách quan.
1.2. ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm:
Mọi nỗ lực cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều được đánh giá và
thể hiện qua khả năng và hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Công tác tiêu thụ
sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng, đó là:
- Làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát
triển cân đối, đáp ứng nhu cầu xã hội. Ngược lại sản phẩm không tiêu thụ sđược sẽ
làm cho sản xuất ngừng trệ, sản phẩm không có giá trị sử dụng.
- Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý của sản phẩm là những vấn
đề vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm nói riêng và hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung. Vì vậy, doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu
thị trường về cung cầu hàng hoá, giá cả, đối thủ cạnh tranh ... đồng thời không ngừng
cải tiến công nghệ sản xuất, đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ
giá bán. Với ý nghĩa đó, tiêu thụ sản phẩm được coi là một biện pháp để điều tiết sản
xuất, đinh hướng cho sản xuất, là tiêu chuẩn để đánh giá quá trình sản xuất, cải tiến
công nghệ.
- Việc tổ chức hợp lý khoa học quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm tới mức thấp
nhất các loại chi phí, góp phần làm giảm giá thành tới tay người tiêu dùng, nâng cao
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
- Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực của doanh nghiệp, nâng cao
uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng thông qua sản phẩm có chất lượng tốt, giá
cả phải chăng, cách giao dịch mua bán thuận tiên, dịch vụ bán hàng và sau bán
hàng tốt ...giúp doanh nghiệp thành công trên thương trường. Thực hiện tốt các khâu
của quá trình tiêu thụ giúp cho doanh nghiệp có thể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm
lớn và lôi cuốn thêm được khách hàng, không ngừng mở rộng thị truờng.
- Làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm là động lực thúc đẩy sản xuất và là yếu tố
tăng nhanh vòng vốn sản xuất kinh doanh.- Với môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay, việc mua sắm các
yếu tố đầu vào thuận lợi hơn, quy trình sản xuất gần như ổn định thì sự biến động về
thời gian của một chu kỳ sản xuất phụ thục rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm.
Bởi vậy, tiêu thụ sản phẩm càng được tiến hành tốt bao nhiêu thì chu kỳ sản xuất kinh
doanh càng ngắn bấy nhiêu, vòng quay vốn càng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn càng
cao. Thông qua tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp sẽ thực hiện được mục tiêu cơ
bản của mình là lợi nhuận, một mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều theo đuổi. Lợi
nhuận là mục đích quan trọng nhất trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lợi nhuận là nguồn vốn bổ sung vốn tự có và cũng là nguồn vốn bổ sung các
quỹ của doanh nghiệp, trên cơ sở đó các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư, xây dựng
mua sắm máy móc thiết bị, từng buớc mở rộng và phát triển quy mô của doanh nghiệp.
Lợi nhuận còn dùng để kích kích vật chất, khuyến khích động viên cán bộ công nhân
viên quan tâm hơn nữa đến lợi ích chung, khai thác tận dụng được mọi tiềm năng của
doanh nghiệp.
- Lợi nhuận chính là biểu hiện mọi kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp bằng tiền trên cơ sở so sánh giữa thu nhập và chi phí trong một đơn vị thời gian
nhất định. nó được xác định bằng công thức sau:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí - Thuế
- Như vậy, muốn có lợi nhuận cao thì ngoài các biện pháp giảm chi phí sản xuất,
doanh nghiệp còn đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, nâng cao mức lưu chuyển,
tăng doanh thu bán hàng. Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ làm giảm chi phí
lưu thông vì sản phẩm bán ra nhiều và nhanh sẽ làm giảm thời gian dự trữ tồn kho,
giảm chi phí vận chuyển, bảo quản, hao hụt, mất mát ... tạo điều kiện cho doanh
nghiệp hạ giá thành mà vẫn bảo đảm lợi nhuận cao.
2. Doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
2.1. Các khái niệm về doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động
kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiDoanh nghiệp là một tác nhân kinh tế mà chức năng chính là sản xuất ra các của
cải vật chất hay các dịch vụ dùng để bán.
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp, nhằm mục
đích thực hiện các hoạt động kinh doanh và lấy hoạt động kinh doanh làm nghề nghiệp
chính.
Như vậy, một tổ chức kinh tế được coi là doanh nghiệp phải có đủ hai điều kiện:
+ Phải được thành lập theo đúng thể thức do luật định.
+ Phải trực tiếp thực hiện một, một số hay toàn bộ công đoạn của quá trình đầu
tư hay thực hiện dịch vụ nhằm sinh lợi.
2.2. Tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp:
Xuất phát từ những giác độ và phạm vi hoạt động khác nhau sẽ có những quan
điểm khác nhau về tiêu thụ sản phẩm.
Khái niệm tiêu thụ sản phẩm hiểu một cách chung nhất là quá trình thực hiện
giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá. Qua tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chuyển từ hình
thái hiện vật sang hình thái tiền tệ.
Tiêu thụ sản phẩm còn được hiểu là giai đoạn cuối cùng của vòng chu chuyển
vốn của doanh nghiệp. Theo quan niệm này thì hàng hoá chỉ được tiêu thụ khi doanh
nghiệp đã nhận được tiền bán hàng và khi đó thì quá trình tiêu thụ cũng kết thúc.
Ngày nay, đứng trước quan điểm của các nhà quản trị Marketing thì khái niệm
tiêu thụ được mở rộng rất nhiều: “Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm cả việc
bán sản phẩm và chịu trách nhiệm nhất định đối với hàng hoá đã bán.”
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm không phải chỉ đơn thuần là bán được hàng hoá mà
còn phải xem xét đến việc hàng hoá có đáp ứng được các đòi hỏi của người mua hay
không? Các dịch vụ sau bán hàng được thực hiện như thế nào? Người mua phản ứng
như thế nào sau khi tiêu dùng sản phẩm. Và chỉ khi xem xét đầy đủ những vấn đề trên
thì quá trình tiêu thụ sản phẩm mới kết thúc.II. NộI DUNG HOạT Động TIÊU THụ SảN PHẩM CủA DOANH NGHIệP
Tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức kinh tế và kế hoạch
nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất tiếp
nhận sản phẩm, chuẩn bị hàng hoá và xuất bán theo nhu cầu của khách hàng với chi
phí kinh doanh nhỏ nhất.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp bao gồm các nội dung chính
sau:
- Điều tra nghiên cứu thị trường.
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch tiêu thụ.
- Thực hiện các chính sách xúc tiến.
- Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm.
- Quản lý và đánh giá trong tiêu thụ sản phẩm.
1. Hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Để thành công trên thương trường đòi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng
phải thực hiện công tác nghiên cứu thăm dò thâm nhập thị trường nhằm mục tiêu nhận
biết và đánh giá khái quát khả năng thâm nhập và tiềm năng của thị trường để định
hướng quyết định lựa chọn thị trường tiềm năng và chiến lược tiêu thụ của doanh
nghiệp. Nghiên cứu thị trường là việc cần thiết đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp khi
doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh, đang kinh doanh hay muốn mở rộng và phát triển
kinh doanh. Vì thị trường không phải là bất biến mà thị trường luôn biến động, đầy bí
ẩn và thay đổi không ngừng, do đó nghiên cứu thị trường là việc làm thường xuyên
của mỗi doanh nghiệp. Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là việc nghiên cứu
xác định khả năng bán một loại mặt hàng hay nhóm mặt hàng nào đó trên địa bàn xác
định trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung ứng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Nội dung của nghiên cứu này bao gồm:
- Nghiên cứu các nhân tố môi trường để phân tích được những ràng buộc ngoài
tầm kiểm soát của công ty cũng như những thời cơ có thể phát sinh.
- Thu thập thông tin khái quát về quy mô thị trường chủ yếu thông qua các tài
liệu thống kê về tiêu thụ và bán hàng giữa các không gian thị trường như: doanh số
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phibán của ngành và nhóm hàng theo hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị; số lượng người tiêu
thụ, người mua và người bán trên thị trường; mức độ thỏa mãn nhu cầu thị trường so
với tổng dung lượng thị trường.
- Nghiên cứu tổng quan kết cấu địa lý, mặt hàng, phân bố dân cư và sức mua,vị
trí và sức hút, cơ cấu thị trường, người bán hiện hữu của thị trường tổng thể.
- Nghiên cứu động thái và xu thế vận động của thị trường hàng, nhóm hàng, lĩnh
vực kinh doanh (tăng trưởng, bão hòa, đình trệ hay suy thoái).
- Từ những kết quả phân tích các nội dung trên, doanh nghiệp có cách nhìn tổng
quan về định hướng chọn cặp sản phẩm - thị trường triển vọng nhất, đánh giá tiềm
năng thị trường tổng thể, đo lường thị phần và tập hợp khách hàng tiềm năng của
doanh nghiệp.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũn
KếT LUậN
Mọi nỗ lực cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều được đánh giá và
thể hiện qua khả năng và hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Đề tài: “Biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Liên doanh sản
xuất ôtô Hoà Bình” đã đi sâu nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống những lý
luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp. Từ lý luận này đề tài đã phân
tích đánh giá được thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Liên doanh sản xuất ôtô
Hoà Bình để tìm ra những ưu điểm và tồn tại đồng thời mạnh dạn đề xuất các phương
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phián, cách thức thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
Liên doanh trong những năm tới.
Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, chiếm thị phần lớn luôn là mục tiêu
phấn đấu không chỉ của Xí nghiệp liên doanh ô tô Hoà Bình mà còn là mục tiêu chung
của tất cả các liên doanh ô tô hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Nó có ý có ý nghĩa rất
lớn đối với sự phát triển của các Liên doanh mà còn đối với sự phát triển của nền công
nghiệp ô tô non trẻ trong nước cũng như sự phát triển kinh tế xã hội.
Với ý nghĩa thiết thực của đề tài nghiên cứu, hy vọng bản chuyên đề này sẽ góp
phần giúp Xí nghiệp liên doanh sản xuất ôtô Hoà Bình giải quyết bài toán đầu ra cho
sản xuất.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp luyện kĩ năng lập dàn ý và viết bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại Techcombank Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top