Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường sản phẩm bột canh của công ty bánh kẹo Hải Châu
MỤC LỤC
CHƯƠNG I:. 2
MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP 2
1.1/ Sản phẩm và thị trường sản phẩm của doanh nghiệp 2
1.1.1/ Sản phẩm và phân loại sản phẩm. 2
1.1.1.1/ Quan niệm về sản phẩm. 2
1.1.1.2/ Phân loại sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp: 3
1.1.2/ Thị trường sản phẩm và phân loại thị trường sản phẩm: 4
1.1.2.1/ Thị trường sản phẩm: 4
1.1.2.2. Phân loại thị trường sản phẩm: 11
1.2/ Mở rộng thị trường và các nhân tố tác động tới mở rộng thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. 13
1.2.1/ Mở rộng thị trường và các chỉ tiêu: 13
1.2.1.1/ Mở rộng thị trường: 13
1.2.1.2 / Các chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng thị trường 15
1.2.2/ Các nhân tố tác động đến mở rộng thị trường: 17
1.2.2.1/ Nhân tố chủ quan: 17
1.2.2.2/ Nhân tố khách quan: 18
1.3/ Định hướng chủ yếu để mở rộng thị trường và nội dung thực hiện các định hướng 19
1.3.1/ Định hướng và nội dung thực hiện các định hướng: 19
1.3.2/ Các yêu cầu của mở rộng thị trường sản phẩm 21
CHƯƠNG II:. 23
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM BỘT CANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU 23
2.1/ Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty liên quan đến thị trường và mở rộng thị trường sản phẩm. 23
2.1.1/ Khái quát quá trình hình thành phát triển và phương hướng kinh doanh của công ty: 23
2.1.2/ Mô hình tổ chức sản xuất và quản trị của công ty: 26
2.1.3/ Đặc điểm sản phẩm của công ty 28
2.2/ Phân tích thực trạng thị trưòng và tình hình mở rộng thị trường sản phẩm bột canh của công ty. 29
2.2.1/ Thực trạng thị trường và các hoạt động mở rộng thị trường sản phẩm bột canh của công ty trong thời gian qua. 29
2.2.1.1/ Thị trường sản phẩm bột canh và vị trí thị trường bột canh trong cơ cấu sản phẩm của công ty. 29
Biểu 2.7 Cấp bậc thợ của phân xưởng bột canh năm 2001: 36
Sơ đồ 2.7 Sản lượng bột canh qua các năm 38
2.2.1.2/ Các hoạt động để mở rộng thị trường công ty đã làm trong thời gian qua đối với sản phẩm bột canh. 41
Biểu 2.12 Khuyến mại trong mỗi thùng bột canh 44
Sơ đồ 2.7 Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm bột canh 46
2.2.2/ Đánh giá về thị trường sản phẩm bột canh của công ty: 47
Biểu 2.13 Tình hình tiêu thụ bột canh trên các khu vực thị trường 49
Biểu 2.17 Chi phí cho quảng cáo 53
2.3/ những tồn tại chủ yếu của hoạt động mở rộng thị trường sản phẩm bột canh 54
2.3.1/ Các tồn tại: 54
2.3.1.1/ Công ty chưa tạo lập được hệ thống thông tin cần thiết để xây dựng phương án chiến lược cho mở rộng thị trường: 54
2.3.1.2/ Trong hoạch định chiến lược sản phẩm, công ty chưa chú trọng chiến lược đa dạng hoá theo chiều sâu để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường: 55
2.3.1.3/ Chính sách giá thiếu linh hoạt 56
2.3.1.4/ Hoạt động về bán hàng và xúc tiến bán hàng chưa đáp ứng yêu cầu thị trường: 57
2.3.2/ Nguyên nhân của hoạt động mở rộng thị trường thực hiện chưa tốt: 58
CHƯƠNG III:. 60
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM BỘT CANH 60
3.1/ Phương hướng chủ yếu để mở rộng thị trường sản phẩm bột canh: 60
3.1.1/ Khai thác các nguồn lực hiện có để nâng cao năng lực sản xuất bột canh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường: 60
3.1.2/ Duy trì thị trường hiện có và mở rộng thị trưòng nông thôn, thị truờng người có thu nhập cao: Cụ thể, 61
3.1.3/ Thực hiện Hải Châu chỉ có chất lượng vàng đối với sản phẩm bột canh. 62
3.1.4/ Thực hiện đa dạng hoá chiều sâu sản phẩm bột canh để đáp ứng tính đa dạng về khẩu vị của khách hàng: 62
3.1.5/ Đổi mới cách quản lý để tổ chức có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 62
3.1. Biện pháp chủ yếu để mở rộng thị trường sản phẩm bột canh 63
3.2.1/ Nhóm một: nhóm biện pháp về chiến lược sản xuất sản phẩm. 64
3.2.2/ Nhóm hai: nhóm biện pháp về duy trì thị trường sản phẩm. 65
3.2.2.1/ Áp dụng kết hợp các kênh phân phối: 65
3.2.2.2 Công ty cần có chính sách chiết khấu phân biệt,hợp lý đối với các đại lý: 66
3.2.2.3 Tăng cường các biện pháp khuyến mại đối với đại lý và người tiêu dùng: 67
3.2.2.4/ Tổ chức có hiệu quả hội nghị khách hàng, hội chợ triển lãm, cửa hầng giới thiệu sản phẩm: 67
3.2.2.5/ Công ty cần điều chỉnh lại hoạt động quảng cáo cho phù hợp với tình hình cạnh tranh khốc liệt và bùng nổ quảng cáo như hiện nay: 68
3.2.2.6/ Trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty cần chú ý tổ chức các yếu tố đầu vào và tổ chức quá trình tổ chức sản xuất góp phần giảm giá thành, hạ giá bán: 69
3.2.2.7 /Tăng tính hấp dẫn cho bao bì, nhãn hiệu: 69
3.2.3/ Nhóm biện pháp về mở rộng thị trường sản phẩm. 70
3.2.3.1/ Tổ chức có hiệu quả hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường: 70
3.2.3.2/ Đầu tư hơn nữa cho dây chuyền công nghệ, đảm bảo cung cấp đủ sản lượng cho kế hoạch mở rộng thị trường: 70
3.2.3.3/ Điều chỉnh nguyên vật liệu đầu vào, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm: 70
3.2.3.4 /Đa dạng các hình thức chiết khấu, tặng thưởng: 71
3.2.3.5 Tham gia vào các hoạt động khác hỗ trợ quảng bá uy tín của doanh nghiệp: 71
3.2.3.6 Tìm hiểu sâu sắc đối thủ cạnh tranh để có chiến lược ứng phó kịp thời: 71
3.2.3.7/ Kết hợp chính sách giá với các hình thức khuyến mại: 72
3.3/ Kiến nghị. 72
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-25-luan_van_mot_so_bien_phap_nham_duy_tri_va_mo_rong.lv8csOJnNC.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-47006/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
chăm sóc sức khoẻ toàn dân của nhà nước.Bánh và kẹo thuộc nhóm đồ ăn nhẹ, điểm tâm hay sử dụng vào các dịp lễ hội, có độ ngọt và hương vị phù hợp với nhiều lứa tuổi. Còn sản phẩm bột canh là sản phẩm được mở rộng sau này trong doanh mục sản phẩm (năm 1989) và đã trở thành hàng hoá thông dụng, thiết yếu, kích thích sự ngon miệng trong mỗi bữa ăn gia đình. Sản phẩm bột canh trở thành điểm sáng của công ty và là đặc trưng tiêu biểu làm khách hàng nhớ đến hình ảnh công ty.
Theo quy luật cạnh tranh, khi một sản phẩm ra đời và chiếm ưu thế trên thị trường nó sẽ lập tức được chú ý và bị các đối thủ khác cạnh tranh. Sản phẩm bột canh Hải Châu đã được người tiêu dùng biết đến và có mặt trong nhiều gia đình. Nhưng nếu doanh nghiệp hài lòng và dừng lại thì ngay lập tức sẽ bị thay thế bằng các đối thủ cạnh tranh khác. Cho nên,làm thế nào để duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ là nhiệm vụ hàng đầu của Hải Châu.
Trong những năm vừa qua, công ty đã đa dạng hoá sản phẩm tận dụng các nguồn nguyên vật liệu từ bánh kẹo như đường bột ngọt muối để triển khai sản xuất các sản phẩm mới như rượu bia nước khoáng mì ăn liền. Song các sản phẩm này vẫn chưa được khách hàng chấp nhận do cường độ cạnh tranh cao và mức độ nghiên cứu chuyên sâu về các sản phẩm nàycòn hạn chế. Công ty đã thực hiện khai thác chuyên sâu hơn về các chủng loại bánh kẹo, đồng thời chuyển sang sản phẩm bột canh. Sản phẩm bột canh yêu cầu công nghệ đơn giản, gồm các công đoạn sau :
Sơ đồ 2.5 Công nghệ sản xuất bột canh
Rang muối tinh
chế
Thành phẩm
Cân
đóng
gói
Phối trộn nguyên vật
liệu
Bột canh có qui trình công nghệ đơn giản, thủ công, thiết bị thô sơ sử dụng lao động lớn, cho mức sản lượng cao. Trước năm 1996, sản phẩm bột canh thường của công ty tăng chậm qua các năm.Sau năm 1996, công ty sản xuất loại mới: sản phẩm bột canh I- ốt. Sản phẩm này nằm trong chương trình quốc gia về phòng chống rối loạn do thiếu I- ốt, để tăng cường sức khoẻ và trí tuệ cho người dân. Sự kiện đó đánh dấu mốc tăng đột biến về sản lượng bột canh và tăng dần mỗi năm cùng với nhu cầu thiết yếu và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
Biểu 1.1 Dây chuyền sản xuất bột canh
Nơi chế tạo
Tên
Năm lắp đặt
Công suất thiết kế
Công suất thực tế
Trình độ công nghệ
Việt Nam
Việt Nam
Dây chuyền BC I- ốt
Dây chuyền BC thường
96
89
2- 2,5
3,5- 4
2,5- 3,2
4- 4,5
Thủ công
Bán cơ giới
Các khâu chế biến: sàng muối, nghiền nhỏ, sàng lọc, trộn phụ gia, đóng gói đều làm thủ công với công nghệ đơn giản. Bột canh thường được sản xuất bằng dây chuyền bán cơ giới. Bột canh I- ốt thêm khâu trộn I- ốt. So với qui trình sản xuất bánh kẹo thì công nghệ sản xuất bột canh đơn giản hơn nhiều, tiến hành qua vài bước chế biến đơn giản,phối trộn thủ công,chủng loại nguyên vật liệu ít. Bột canh I- ốt chỉ khác bột canh thường ở khâu phốn trộn I- ốt. Song nó mang nhiều ý nghĩa: đó là phù hợp với chính sách của nhà nước về bảo vệ sức khoẻ người dân, kêu gọi ý thức người dân, đem lại đặc tính mới riêng biệt cho sản phẩm, giúp phân biệt với các sản phẩm công ty khác. Bột canh I- ốt ra đời thu hút sự chú ý của khách hàng về sản phẩm bột canh, thúc đẩy tiêu thụ và gợi mở nhu cầu người tiêu dùng.
Biểu 2.2 Định mức nguyên vật liệu cho một tấn bột canh I- ốt:
Nguyên vật liệu
Đơn vị (g)
Muối tươi
700
Mỳ chính
250
Đường
60
Hạt tiêu
6
Tỏi
4
I- ốt
0,2
Nguyên vật liệu đều là các mặt hàng thiết yếu, được sử dụng rộng rãi cho nhiều ngành chế biến. Vì thế, nguyên liệu dễ tìm kiếm và có mức giá chung trên thị trường. Song theo số liệu công ty cho biết, một số nguyên vật liệu lại được nhập từ nước ngoài.
- Muối và bột ngọt: là nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất bột canh, công ty mua của Vedan qua đại lý của hãng này ở Cty.Ltd Thành Công (TP Hồ Chí Minh) và một số công ty khác: muối Hải Hậu, Nam Hà. Nguồn cung cấp muối này có chất lượng cao đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đáp ứng đủ nhu cầu. Công ty phải chịu mức giá cao và không được sự hỗ trợ của nhà nước.
- Đường: nhà cung cấp chính là nhà máy đường Lam Sơn, Quảng Ngãi, Tổng công ty mía đường I và II. Nguồn cung cấp đường đều là nhà máy trong nước, giá cả phải chăng, tiết kiệm chi phí vận chuyển, sản lượng nhiều đa dạng về chủng loại song chưa ổn định tạo nên tình trạng cung cấp nguyên liệu đầu vào bấp bênh,giá cả lên xuống làm ảnh hưởng đến tính toán giá thành sản phẩm của công ty. Trong khi công ty duy trì giá bán không đổi.
- Hạt tiêu : lấy từ các cơ sở sản xuất ở Quảng Trị.
- Bao bì : Các nguồn cung cấp bao bì cho doanh nghiệp là bao bì nhập khẩu của Nhật, Singapore và bao bì sản xuất trong nước của công ty giấy Lam Sơn, mua túi PP, PE của công ty bao bì xuất khẩu Phú Thượng, xí nghiệp in 27- 7, in ở nhà máy in Tiến Bộ.
Sản phẩm bột canh được bọc trong túi bóng, có in nhãn hiệu và các thông số khác. Tuy đơn giản nhưng đảm bảo yêu cầu bảo quản chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.
Công việc cấp phát nguyên vật liệu tiến hành theo hình thức hạn mức cấp phát. Hàng tháng phòng kế hoạch vật tư, phòng kĩ thuật căn cứ vào kế hoạch sản xuất (khối lượng chủng loại nguyên liệu, kế hoạch dự trữ gối đầu nguyên liệu) từ đó có cấp phát xuống cho từng phân xưởng theo sơ đồ sau :
Kho chuyên dùng
Sơ đồ 2.6 Sơ đồ cấp phát nguyên vật liệu đến phân xưởng
Nguồn cung ứng
(trong và ngoài nước)
Phân xưởng bột canh
Kho tổng hợp
Chất lượng sản phẩm được đánh giá qua các chỉ tiêu chất lượng. Hệ thống này được doanh nghiệp xây dựng theo tiêu chuẩn đặt ra của từng ngành và được trung tâm đo lường sản phẩm Nhà nước phê duyệt và cho phép sản xuất. Sản phẩm bột canh tuân thủ chỉ tiêu chung cho thực phẩm và có các chỉ tiêu lý, hoá, sinh riêng. Ngoài ra còn dựa vào chỉ tiêu cảm quan. Các chỉ tiêu đó đều đạt yêu cầu thì sản phẩm mới được coi là đạt chất lượng. Công ty bánh kẹo Hải Châu dựa trên tình hình nghiên cứu thị trường và tình hình sản xuất kinh doanh, các yếu tố đầu vào (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu trình độ công nhân) và đặc biệt là chỉ tiêu chất lượng của Nhà nước để xây dựng chỉ tiêu chất lượng cho mình.
Biểu 2.3 Hệ thống chỉ tiêu chung cho các sản phẩm của công ty
Các chỉ tiêu
Tiêu chuẩn yêu cầu
1.Tiêu chuẩn lý hoá
Độ ẩm
Độ kiềm (%NaHCO3)
Hàm lượng Protein
Hàm lượng chất béo
Hàm lượng Sacaroza
Tro không tan trongHCl 10%
Độ dày
Chất ngọt tổng hợp
Trọng lượng
Bao gói
Không lớn hơn 4%
Không nhỏ hơn 0,3%
Không nhỏ hơn 5,5%
Không nhỏ hơn 20%
Nhỏ hơn 19%
Từ 0- 0,1%
Tuỳ từng loại
Theo qui định của bộ y tế
Bánh 11- 12 cái/100g
Kẹo 4,5- 6g/1viên
Bột canh 100- 200/túi
Túi PE
2.Chỉ tiêu cảm quan
Hình dạng
Mùi vị
Màu sắc
Tạp chất lạ
sản phẩm có hình dạng theo tiêu chuẩn thiết kế, văn hoa rõ nét
Có mùi đặc trưng
Bánh: có màu vàn, không có vết đen, xốp mịn
Kẹo : màu nâu đen
Bột canh: màu trắng thẫm
Không có
3.Chỉ tiêu vi sinh vật
Không có vi sinh vật...