chip_model08

New Member

Download Một số đề văn về Truyện Kiều và dàn bài gợi ý miễn phí





Đề 4:
“Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lắm truân chuyên”
(“Đọc Kiều”-Chế Lan Viên)
Hãy chứng minh Thúy Kiều tài sắc mà lắm truân chuyên. Từ đó cho biết ý kiến của em về hai câu thơ trên.
Gợi ý làm bài:
1.Khái quát về “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, từ đó giới thiệu và trích dẫn 2 câu thơ của Chế Lan Viên:
“Truyện Kiều” là truyện Nôm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, là một kiệt tác của văn học nước nhà. Nó không chỉ là kết quả sáng tạo của một thiên tài, mà còn là điểm hội tụ của mấy thế kỷ văn học. Từ khi tác phẩm ra đời đến nay, “Truyện Kiều” đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả.
Đọc “Truyện Kiều”, mỗi người có những nhận xét và bình phẩm khác nhau./ Riêng Chế Lan Viên, nhà thơ nổi tiếng của thi ca hiện đại Việt Nam, có viết:
“Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lắm truân chuyên”
(Đọc Kiều)
2. Phân tích “Truyện Kiều” để chứng minh và bình luận ý 2 câu thơ của Chế Lan Viên:
a. Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” là một cô gái đạt đến độ tuyệt vời về “sắc tài”:
Để miêu tả “sắc tài” của nàng Kiều, ngòi bút Nguyễn Du đã khái quát trong sự so sánh với Thúy Vân:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Thúy Vân đã đẹp rồi, nhưng so với em Vân, vẻ đẹp của Kiều hơn hẳn. Kiều đẹp một cách “sắc sảo mặn mà”. Nghĩa là Kiều không chỉ đơn thuần là đẹp, mà vẻ đẹp của Kiều còn là đẹp của sự “sắc sảo” về trí tuệ, đẹp ở sự “mặn mà” của tình cảm. / Và cũng như vậy, Thúy Vân đã tài rồi, nhưng so với em Vân, tài của Kiều còn có “phần hơn” hẳn.
* Hai chị em Kiều và Vân quả là rất đẹp, tuy “Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”, nhưng Thúy Kiều đẹp và có tài hơn Thúy Vân.
+Trước hết là nói về “sắc” của Kiều. Như để minh họa cho vẻ đẹp ấy của nàng Kiều, Nguyễn Du lại trực tiếp miêu tả một cách ước lệ trong sự đối sánh với thiên nhiên:
“Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ám sét của Từ là tất cả bọn người “bạc ác tinh ma” phải chịu cảnh “máu rơi thịt nát tan tành”.
* Đúng là qua hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du đã thể hiện một cách tập trung ước mơ mãnh liệt về tự do và công lý của nhân dân trong một thế kỷ được mệnh danh là thế kỷ nông dân khởi nghĩa.
- “Truyện Kiều” kết thúc bằng sự đoàn tụ của gia đình Kiều và sự tái hợp của mối tình Kim-Kiều ở cuối tác phẩm phải chăng đây cũng chính là sự phản ánh ước mơ, khát vọng về một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc của những người dân lương thiện mà Nguyễn Du muốn gửi gắm qua tác phẩm?
3. Đánh giá chung:
Trong bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du, Tố Hữu đã nhân danh những con người của thời đại hôm nay mà đánh giá rất cao tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du gửi gắm trong “Truyện Kiều”:
“Trải bao gió dập sóng dồi,
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha”
Nguyễn Du mãi mãi xứng đáng là thiên tài nghệ thuật và “Truyện Kiều” của ông mãi mãi là một kiệt tác bất hủ trong kho tàng văn học dân tộc. Bởi “Trong hơn 150 năm, “Truyện Kiều” tuy chưa là tiếng kèn giục xung trận, nhưng đã là nơi tập hợp tất cả những đau khổ, uất ức, căm hờn cũng như nơi đoàn kết muôn mộng tưởng, ước mơ, khát vọng”.
]
Đề 4:
“Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lắm truân chuyên”
(“Đọc Kiều”-Chế Lan Viên)
Hãy chứng minh Thúy Kiều tài sắc mà lắm truân chuyên. Từ đó cho biết ý kiến của em về hai câu thơ trên.
Gợi ý làm bài:
1.Khái quát về “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, từ đó giới thiệu và trích dẫn 2 câu thơ của Chế Lan Viên:
“Truyện Kiều” là truyện Nôm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, là một kiệt tác của văn học nước nhà. Nó không chỉ là kết quả sáng tạo của một thiên tài, mà còn là điểm hội tụ của mấy thế kỷ văn học. Từ khi tác phẩm ra đời đến nay, “Truyện Kiều” đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả.
Đọc “Truyện Kiều”, mỗi người có những nhận xét và bình phẩm khác nhau./ Riêng Chế Lan Viên, nhà thơ nổi tiếng của thi ca hiện đại Việt Nam, có viết:
“Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lắm truân chuyên”
(Đọc Kiều)
2. Phân tích “Truyện Kiều” để chứng minh và bình luận ý 2 câu thơ của Chế Lan Viên:
a. Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” là một cô gái đạt đến độ tuyệt vời về “sắc tài”:
Để miêu tả “sắc tài” của nàng Kiều, ngòi bút Nguyễn Du đã khái quát trong sự so sánh với Thúy Vân:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Thúy Vân đã đẹp rồi, nhưng so với em Vân, vẻ đẹp của Kiều hơn hẳn. Kiều đẹp một cách “sắc sảo mặn mà”. Nghĩa là Kiều không chỉ đơn thuần là đẹp, mà vẻ đẹp của Kiều còn là đẹp của sự “sắc sảo” về trí tuệ, đẹp ở sự “mặn mà”ø của tình cảm. / Và cũng như vậy, Thúy Vân đã tài rồi, nhưng so với em Vân, tài của Kiều còn có “phần hơn” hẳn.
* Hai chị em Kiều và Vân quả là rất đẹp, tuy “Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”, nhưng Thúy Kiều đẹp và có tài hơn Thúy Vân.
+Trước hết là nói về “sắc” của Kiều. Như để minh họa cho vẻ đẹp ấy của nàng Kiều, Nguyễn Du lại trực tiếp miêu tả một cách ước lệ trong sự đối sánh với thiên nhiên:
“Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Tác giả chỉ tập trung vào đôi mắt, bởi đôi mắt là “cửa sổ của tâm hồn”. Đôi mắt Kiều đẹp, trong sáng long lanh như làn nước mùa thu; đôi lông mày Kiều đẹp thanh thoát như nét núi mùa xuân. Cô Kiều hiện lên với vẻ đẹp đến mức hoa phải ghen vì không thắm bằng, liễu phải hờn vì không xanh bằng.
Và, để khẳng định thêm cái “sắc” tuyệt đỉnh của Kiều, Nguyễn Du còn viết thêm:
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành”
Đúng là sắc đẹp của Kiều hiếm có và hiếm thấy “nghiêng nước”, “nghiêng thành”.
+Thế nhưng, tài năng Kiều còn được nhân đôi: “ Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”
Cách Nguyễn Du tả tài năng của Kiều cũng thật độc đáo. Khác với cách tả Thúy Vân, miêu tả nàng Kiều, nhà thơ chỉ dành có ba câu gợi tả về nhan sắc, nhưng phải dùng đến nhiều câu tả về tài năng. Nàng Kiều là một cô gái thông minh và có tài:
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”
Theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, một người con gái tài năng phải giỏi cả cầm-kỳ-thi-họa. Kiều đã đạt đến mức lý tưởng ấy. Chỉ riêng tài thơ của nàng cũng đã làm nhiều người khâm phục. Chẳng hạn, lúc đi tảo mộ “Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần”, hay khi buộc phải cầm bút đề thơ trước cửa quan liền được khen ngợi “Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân”/ Đặc biệt, tài đàn của nàng đã là “nghề riêng”, tức là sở trường, năng khiếu; và vượt lên trên mọi người khác “ăn đứt hồ cầm một trương”./ Kiều không chỉ hiểu biết âm nhạc, mà còn là một nhạc sĩ “tay lựa nên chương”, lại là một nhạc sĩ có một tâm hồn, bởi cung đàn bạc mệnh do Kiều sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”.
b. Thế nhưng, nếu nói đến Thúy Kiều mà Chế Lan Viên chỉ đề cập độ tuyệt vời về “sắc tài” không thôi cũng chưa đủ. Bởi, qua ngòi bút của Nguyễn Du,Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” là một cô gái đạt đến đỉnh cao của sự vẹn toàn và rất lý tưởng:
+Thúy Kiều vốn xuất thân từ một gia đình lương thiện, luôn giữ vững đạo lý cương thường theo dòng nho gia: “Có nhà viên ngoài họ Vương, Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung, Một trai con thứ rốt lòng, Vương Quan là chữ nối dòng nho gia, Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân”.
+Kiều rất giàu lòng thương người: trong lần đi Hội Đạp Thanh, chỉ một nấm mồ vô chủ và nghe Vương Quan kể về cuộc đời Đạm Tiên bạc mệnh, xấu số “Sống làm vợ khắp người ta, Hại thay thác xuống làm ma không chồng” cũng khiến nàng “Lòng đâu sẵn mối thương tâm, Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa”.
+Kiều thật trong sáng, hồn nhiên trong tình yêu nhưng cũng không thiếu can đảm, sẵn sàng vượt qua những ràng buộc nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến:“Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để đến với Kim Trọng. Kiều yêu tha thiết và thủy chung, tuy vậy khi cần nàng biết đặt chữ tình sang một bên để trước hết làm tròn phận sự của một người con hiếu thảo “Để lời thệ hải minh sơn, Làm con trước phải đền ơn sinh thành”.
* Với những đức tính, phẩm chất tốt đẹp ấy, Kiều xứng đáng được hưởng một cuộc đời yên vui, hạnh phúc.
c.Và, cuộc đời Thúy Kiều trong “Truyện Kiều”lại lắm truân chuyên:
-Có sắc có tài, thế nhưng xã hội phong kiến tàn bạo đã vùi dập đời Kiều.
+Đang sống trong những giây phút đẹp đẽ nhất của mối tình đầu thì gia đình gặp nguy biến “Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh, Rụng rời khung dệt tan tành gói may, Đồ tế nhuyễn của riêng tâ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top