Download Đề tài Một số đề xuất pháp lý hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán

Download Đề tài Một số đề xuất pháp lý hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG CHÍNH 1
1. Khái quát chung về chế tài áp dụng khi xử phạt vi phạm pháp luật chứng khoán 1
2. Quy định của pháp luật về chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán 2
2.1. Các chế tài hành chính 2
2.1.1. Hình thức cảnh cáo 2
2.1.2. Hình thức phạt tiền 2
2.1.3. Hình thức xử phạt bổ sung 3
2.2. Các chế tài hình sự 3
2.3. Các chế tài dân sự 4
3. Thực tiễn thực hiện và một số nhận xét 5
3.1. Thực tiễn áp dụng các chế tài hành chính 5
3.1.1. Hình thức cảnh cáo 5
3.1.2. Hình thức phạt tiền 6
3.2. Thực tiễn áp dụng các chế tài hình sự 6
3.3. Nhận xét của nhóm về các chế tài xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán 7
3.3.1. Đối với các chế tài hành chính 7
3.3.2. Đối với các chế tài hình sự 9
4. Một số đề xuất pháp lý hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán 9
KẾT LUẬN 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

h và không bị ghi vào lý lịch tư pháp.
2.1.2. Hình thức phạt tiền
Phạt tiền là hình thức xử phạt chính được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 85/2010/NĐ-CP. Nhìn chung, các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về chứng khoán nếu không thuộc trường hợp bị xử phạt cảnh cáo thì sẽ bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền. Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là mức trung bình của khung phạt tiền đối với hành vi đó. Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm thấp hơn nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền. Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể tăng cao hơn nhưng không được tăng quá mức tối đa của khung phạt tiền. Đối với trường hợp vi phạm hành chính có cả tình tiết tăng nặng lẫn giảm nhẹ thì tùy theo tính chất, mức độ của các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà người có thẩm quyền quyết định áp dụng mức phạt cao hơn hay thấp hơn mức trung bình hay áp dụng mức trung bình của khung hình phạt.
2.1.3. Hình thức xử phạt bổ sung
Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán còn có thể bị áp dụng một hay các hình thức xử phạt bổ sung sau:
1. Tịch thu toàn bộ khoản thu trái pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
2. Đình chỉ hay hủy bỏ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng;
3. Đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực chứng khoán, chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
Những hình thức xử phạt bổ sung trên không được áp dụng một cách độc lập mà phải áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Quyết định xử phạt không nhất thiết phải do một người có thẩm quyền quyết định áp dụng và ghi nhận trong cùng một văn bản áp dụng hình thức xử phạt chính mà chúng có thể do các cấp khác nhau có thẩm quyền quyết định áp dụng và cố nhiên nó có thể được ghi nhận trong các văn bản áp dụng khác nhau.
Ngoài việc bị áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính như đã nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán còn có thể bị áp dụng một hay các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Các biện pháp này được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định 85/2010/NĐ-CP cho từng dạng hành vi vi phạm cụ thể. Ví dụ: tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng có hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng thì có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: phải thu hồi chứng khoán đã chào bán, hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hay tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức chào bán chứng khoán mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hay tiền đặt cọc tại thời điểm bị xử phạt vi phạm hành chính, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư (khoản 5 Điều 7 Nghị định 85/2010/NĐ-CP). Công ty đại chúng có hành vi vi phạm quy định về hồ đăng ký công ty đại chúng thì có thể bị áp dụng một hay cả hai biện pháp khắc phục hậu quả sau: 1. buộc chấp hành đúng quy định về đăng ký công ty đại chúng; 2. buộc hủy bỏ, cải chính thông tin đối với trường hợp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng có thông tin sai lệch (khoản 4 Điều 9 Nghị định 85/2010/NĐ-CP)…
2.2. Các chế tài hình sự
Cũng giống như pháp luật hình sự của nhiều nước trên thế giới, Bộ luật hình sự Việt Nam quy định hai hình phạt chính áp dụng đối với cá nhân thực hiện tội phạm về chứng khoán là phạt tiền và phạt tù có thời hạn.
Đối với tội cố ý công bố thông tin sai lệch hay che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, Điều 181a Bộ luật hình sự quy định hai khung hình phạt:
Khung cơ bản có mức phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hay phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.
Khung tăng nặng có mức hình phạt tù từ 1 năm đến 5 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết sau:
- Có tổ chức;
- Thu lợi bất chính lớn;
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng;
- Tái phạm nguy hiểm.
Đối với tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán và tội thao túng giá chứng khoán, Điều 181 b và Điều 181c Bộ luật hình sự đều quy định hai khung hình phạt:
Khung cơ bản có mức phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hay phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết như trên.
Ngoài hình phạt chính, cá nhân thực hiện tội phạm về chứng khoán còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung là:
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng;
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hay là công việc nhất định từ 1 đến 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hay từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hay trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
2.3. Các chế tài dân sự
Các vi phạm pháp luật dân sự trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán chủ yếu liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Khi bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Trách nhiệm dân sự là một hình thức cưỡng chế của Nhà nước và do Tòa án áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật. Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu là việc bắt buộc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hay phải bồi thường thiệt hại nhằm thỏa mãn quyền lợi chính đáng của người bị vi phạm, khắc phục những hậu quả vật chất cho người bị vi phạm.
Tuy nhiên, hiện nay, một số quy định trong luật chứng khoán không đồng nhất với luật dân sự cần được làm rõ để tránh vi phạm. Ví dụ như: khái niệm bảo lãnh phát hành trong luật chứng khoán với khái niệm bảo lãnh trong luật dân sự. Theo quy định tại khoản 22 Điều 6 thì “Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hay mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hay hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng”. Như vậy, hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán chỉ có ý nghĩa là tổ chức bảo lãnh phát hành bao tiêu chứng khoán cho tổ chức phát hành, không bao hàm việc tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện các nghĩa vụ đối với người đầu tư thay cho tổ chức phát hành. Tuy nhiên, khái niệm bảo lãnh trong dân sự lại có ý nghĩa khác. Điều 361 B
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top