saturn_thotinh

New Member
Download Luận văn Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Dược Liệu Trung Ương I

Download Luận văn Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Dược Liệu Trung Ương I miễn phí





MỤC LỤC
Lời Mở Đầu. 1
Phần I. Ngành Dược Việt Nam - thực trạng, những cơ hội
và thách thức đối với Công ty Dược liệu trung ương I. . 5
I. Tính chất, đặc điểm ngành dược và thực trạng ngành Dược hiện nay. 5
1.1 Tính chất và đặc điểm của ngành hàng dược:. 5
1.2. Thực trạng thị trường dược phẩm Việt Nam . 9
II. Thuận lợi và khó khăn và trong hoạt động sản xuất kinh doanh
ngành hàng Dược. . 11
2.1. Phân tích môi trường kinh doanh . 11
2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô . 12
2.1.2. Phân tích môi trường ngành.17
2.2. Thuận lợi và khó khăn. . 23
2.2.1.Thuận lợi. 24
2.2.2. Khó khăn:. 26
Phần II. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ
sản phẩm của công ty Dược liệu trung ương I . 27
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Dược liệu TWI. . 27
II. Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm
của Công ty DLTW I. 31
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm hàng của Công ty. 33
2.1.1. Thuốc nam, thuốc bắc, tinh dầu: . 35
2.1.2. Cao đơn, tân dược. . 36
2.1.3. Nhóm hàng vật tư hoá chất. 37
2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường. . 38
III. Phân tích các hoạt động ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ
sản phẩm của công ty Dược liệu TWI. 41
3.1. Hoạt động cung ứng vào. . 41
3.2. Hoạt động sản xuất. . 44
3.3. Tình hình tài chính của công ty. 46
3.4. Tình hình thực hiện các kế hoạh của công ty. 47
3.5. Hoạt động tổ chức nhân lực. . 48
3.6. Hoạt động nghiên cứu và phát triển. 49
IV.Hoạt động hỗ trợ cho tiêu thụ. . 50
4.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường. . 50
4.2. Về chính sách sản phẩm. 51
4.3. Chính sách giá. . 53
4.4. Chính sách khuyếch trương. 54
4.5.Chính sách phân phối. 54
V. Đánh giá chung hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
Công ty Dược Liệu trung Ương I trong thời gian qua. 56
5.1.Những ưu điểm và nhược điểm. 56
5.1.1. Những thành công và ưu điểm của Công ty. . 56
5.1.2. Những hạn chế và nhược điểm. . 57
5.1.3. Những nguyên nhân: . 58
VI. Tổng hợp phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ của công ty xây
dựng ma trận SWOT hình thành các phương án chiến lược có thể có. 59
Phần III. Một số giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ
sảnphẩm của Công ty Dược Liệu trung Ương I
trong thời gian tới. . 63
I. Mục tiêu và Phương hướng đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. . 63
II. Hình thành các phương án chiến lược nhằm đẩy nhanh
hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty DLTWI. . 65
2.1. Phương án 1: Chiến lược phát triển thị trường: . .65
2.2. Phương án 2: Chiến lược sản phẩm . .63
III. Những giải pháp chủ yếu thực hiện các phương án chiến lược. . 66
3.1. Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường. . 66
3.2. Củng cố tăng cường kênh phân phối. . 69
3.3. Đẩy mạnh chính sách giao tiếp và khuyếch trương. . 71
3.4. Xác định chính sách về giá cả và sản phẩm hợp lý. 73
3.5. Đầu tư đổi mới trang thiết bị. . 75
3.6. Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả. . 75
Lời Kết . 77
Tài liệu tham khảo. 78



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

truyền thống của công ty từ ngày công ty đi vào
kháng thành và sản xuất cho đến nay. Từ những năm 1990 trở về trước, hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty do Nhà nước giao và sản xuất cung cấp
cho các bệnh viện, cung cấp cho Bộ y tế đúng kế hoạch. Từ những năm 1990
đến nay, công ty đã đối mặt với thị trường xa lánh cơ chế tập trung quan liệu
bao cấp. Công ty phải tự tìm hiểu các bạn hàng và khách hàng, tự xác định
chủng loại và số lượng mặt hàng mà công ty sản xuất. Trong những năm gần
đây, việc tiêu thụ sản phẩm thuốc nam, thuốc bắc và tinh dầu đã được công ty
chú trọng và đẩy mạnh. Sau một thời gian chạy theo thuốc ngoại, thị trường
bây giờ đã dần dần bình ổn, người dân đã quay trở lại với các phương pháp
chữa bệnh cổ truyền (Đông y) nên mặt hàng thuốc nam, thuốc bắc và tinh dầu
của công ty tiêu thụ ngày càng tăng qua các năm, đáp ứng ngày càng cao nhu
cầu chữa trị của nhân dân.
Từ bảng biểu ta thấy, doanh số tiêu thụ của nhóm hàng này tăng lên
hàng năm. Nếu năm 1995 doanh số tiêu thụ là 8.720 triệu đồng và chỉ chiếm
6,55% trong tổng số doanh số tiêu thụ của công ty thì đến năm 1999 doanh số
tiêu thụ đã là 40.969 triệu đồng và tỷ trọng lúc này của nhóm hàng này so với
tổng doanh số là 18,21%. Tốc độ phát triển doanh số của Công ty trên nhóm
hàng này bình quân là 169,7% (tăng bình quân hàng năm là 69,7%). Doanh
36
số tiêu thụ năm 1996 là 10.675 triệu đồng, so với năm 1995 là 5.720 triệu
đồng tăng 4.955 triệu đồng tương đương 86%. Doanh số năm 1997 là 24.830
triệu đồng tăng so với năm 1996 là 14.155 triệu đồng tương đương 132,8%.
Doanh số năm 1998 là 37.300 triệu đồng tăng so với năm 1997 là 12.470
triệu đồng tương đương 50,2%. Doanh số năm 1999 là 40.969 triệu đồng tăng
so với năm 1994 là 3.969 triệu đồng tương đương 10.12%.
2.1.2. Cao đơn, tân dược.
Cao đơn là các loại sản phẩm sản xuất từ cây cỏ dược liệu nhưng được
chế biến ở mức độ sâu hơn, hàm lượng hoạt chất cao đơn như các loại rượu
thuốc mật ong, dầu cao .... Tân dược là những sản phẩm được chế tạo bởi kỹ
thuật cao, hoá chất được dùng ở dạng nguyên chất tổng hợp hay bán tổng
hợp. Đặc điểm chung của nhóm sản phẩm này là mức độ chế biến lâu hơn và
có thể sử dụng ngay như sản phẩm cuối cùng.
Từ những năm 1990 về trước, mặt hàng tân dược không thuộc mặt
hàng được phép kinh doanh của công ty, lúc đó công ty chủ yếu sản xuất và
kinh doanh dược liệu, thuốc nam, thuốc bắc, cao đơn., hoá chất. Nhưng kể từ
năm 1990 đến nay cùng với sự thay đổi của thị trường, công ty chuyển hướng
chiến lược kinh doanh từ chỗ chỉ sản xuất kinh doanh dược liệu, tinh dầu
công ty chuyển sang kinh doanh tổng hợp. Trong đó, đáng chú ý nhất là kinh
doanh mặt hàng tân dược và kinh doanh xuất nhập khẩu. Do nhu cầu thị hiếu
của người tiêu dùng lúc bây giờ nên mặt hàng cao đơn, tân dược ngày càng
trở thành mặt hàng sản xuất chính của công ty và giữ vai trò quan trọng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Từ bảng 2.2 ta thấy, nhóm hàng cao đơn và tân dược là mặt hàng có tỷ
trọng cao nhất trong tổng doanh số tiêu thụ của Công ty, tỷ trọng trung bình
trong tổng doanh số của nhóm hàng này là 72,94%. Doanh số tiêu thụ của
nhóm hàng này là lớn nhất trong tổng doanh thu và tăng lên hàng năm. Nếu
năm 1995, doanh thu tiêu thụ của nhóm hàng này là 61.410 triệu đồng thì
năm 1996 là 78.539 tăng 17.129 triệu đồng 1995 tương đương là 27,89% so
với năm và năm 1997 tăng so với năm 1996 là 19,73%, năm 1998 tăng so với
năm 1997 là 49,27%, năm 1999 tăng so với năm 1998 là 17,8%. Thị trường
tiêu thụ nhóm mặt hàng này tập trung chủ yếu là các tỉnh thành chiếm khoảng
70 - 80% tổng giá trị. Một số ít được bán cho các công ty Trung ương và bán
lẻ tại hệ thống cửa hàng bán lẻ tổng hợp của công ty.
37
Trong những năm gần đây, đời sống nhân dân ngày càng được nâng
cao, đặc biệt là ở các tỉnh và thành phố lớn. Do đó, nhu cầu về thuốc và chăm
lo sức khoẻ của nhân dân là khá lớn. Điều này đã làm cho doanh số tiêu thụ
của Công ty tăng lên rất nhanh, trong đó tăng lớn nhất là nhóm hàng cao đơn,
tân dược. Mặt khác, nhu cầu của người dân hiện nay rất chuộng dùng thuốc
ngoại hơn là thuốc nội, đây là một thị trường có tiềm năng lớn, công ty cần
chú ý tập trung khai thác nhằm tăng doanh số tiêu thụ nhóm hàng này từ đó
tăng doanh số các mặt hàng khác. Hiện nay ở các tỉnh, vùng sâu, vùng xa rất
lớn, công ty cần mở các chi nhánh ra các vùng thị trường này hay mở các
đại lý, các cửa hàng để thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá. Công ty cần có những
biện pháp và chính sách phù hợp để chiến thắng hàng ngoại nhập như giảm
giá hay có những chính sách hỗ trợ .v.v. bởi vì mặt hàng tân dược các công
ty nước ngoài có lợi thế cạnh tranh rất lớn, với lại ngày càng có nhiều công ty
nước ngoài đầu tư sản xuất và cung cấp thuốc tân dược tại thị trường Việt
Nam nên sự cạnh tranh sẽ rất là gay gắt.
Nhóm hàng cao đơn, tân dược đang là nhóm hàng kinh doanh chủ yếu
của công ty. Công ty nên tiếp tục mở rộng thị trường, củng cố quan hệ bạn
hàng cũ, mở rộng quan hệ bạn hàng mới nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nhóm hàng
này.
2.1.3. Nhóm hàng vật tư hoá chất.
Nhóm hàng này bao gồm những công cụ y tế, máy móc, thiết bị y tế
dùng để điều trị hay dùng để điều chế thuốc, các loại hoá chất để sản xuất
tân dược.
Đây là nhóm hàng có doanh thu tiêu thụ ít nhất trong tổng số doanh thu
tiêu thụ của Công ty. Nhóm hàng này trước đây Công ty có doanh thu tiêu
thụ tương đối cao (11,31% năm 1991, 19,8% năm 1992 và 16,81% năm
1993) trong tổng số doanh thu tiêu thụ của Công ty, nhưng trong vòng 5 năm
trở lại đây doanh số tiêu thụ của nhóm hàng này giảm. Sở dĩ như vậy vì năm
1995 trở đi, Nhà nước ngày càng sửa đổi nhiều chính sách cho phép nhiều
doanh nghiệp được xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài, cho nên những
bạn hàng tiêu thụ của Công ty trước đây thì bay giờ họ không còn là bạn hàng
nữa, họ có thể mua hàng trực tiếp từ các công ty nước ngoài không qua Công
ty, vì vậy doanh số tiêu thụ ngày càng một giảm. Tỷ trọng bình quân của
nhóm hàng này trong tổng doanh số tiêu thụ của Công ty chiếm có 8,19%.
Doanh số tiêu thụ tăng giảm không đều, nếu năm 1995 doanh thu tiêu thụ là
38
9.194 triệu đồng thì năm 1996 doanh số là 5.639 triệu đồng giảm 3.555 triệu
đồng tương đương 38,67%. Năm 1997 doanh số là 11.748 triệu đồng tăng so
với năm 1996 là 6.109 triệu đồng tương đương tăng 108,3%. Và 2 năm tiếp
theo 1998, 1999 tăng ở mức ổn định sấp xỉ bằng 4.500 triệu đồng/năm.
Nhóm hàng vật tư hoá chất chủ yếu được Công ty bán cho các xí
nghiệp dược phẩm TW và địa phương để làm nguyên liệu đầu vào cho sản
xuất. Một phần Công ty cung ứng cho các xưởng sản xuất của Công ty. Như
vậy, thị trường tiêu thụ nhóm hàng này cũng rất là nhỏ, do đó Công ty có thể
duy trì nhóm hàng này ở mức trung bình, tập trung nguồn lực cho việc sản
xuất kinh doanh nhóm hàng khác có...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Một số kỹ năng giải bài tập toán chương II - Hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số khó khăn và sai lầm thường gặp của học sinh THPT khi giải các bài toán tổ hợp, xác suất Luận văn Sư phạm 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top