acme_of_rock

New Member
Download Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Bia Hà Nội

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Bia Hà Nội





MỤC LỤC
Mở đầu
Phần I : Vai trò và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đối với các doanh nghiệp công nghiệp
I - Những vấn đề cơ bản về vốn sản xuất kinh doanh.
1. Khái niệm về vốn sản xuất.
2. Phân loại vốn sản xuất.
2.1. Vốn cố định.
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm.
2.1.2 - Cơ cấu vốn cố định.
2.1.3 - Quản lý vốn cố định.
2.2 - Vốn lưu động.
2.2.1 - Khái niệm và đặc điểm.
2.2.2 - Cơ cấu vốn lưu động.
2.2.3- Quản lý vốn lưu động.
3. Nguồn hình thành vốn sản xuất.
II. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1. Khái niệm về hiệu quả.
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
2.1 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:
2.2 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
2.3 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
3. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
III. Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.1 - Chu kỳ sản xuất kinh doanh.
1.2 - Kỹ thuật sản xuất.
1.3 - Đặc điểm về sản phẩm.
1.4 - Trình độ quản lý, hạch toán nội bộ doanh nghiệp.
1.5 - Trình độ lao động của doanh nghiệp.
1.6 - Các chính sách vĩ mô.
1.7 - Biến động về thị trường đầu vào, đầu ra.
2. Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.1 - Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm.
2.2 - Xác định, lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn.
2.3 - Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh.
2.4 - Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh.
2.5 - Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động
kinh tế.
Phần II : Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty bia Hà Nội
thời gian qua
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bia Hà Nội.
1. Thời điểm hình thành.
2. Thời kỳ trước đổi mới (1958 - 1989 )
2.1 - Giai đoạn 1958 -1981:
2.2. - Giai đoạn 1982 - 1989:
3. Thời kỳ sau đổi mới 1989 - 1999: Đây là thời kỳ bắt đầu thực hiện
công cuộc đổi mới của nước ta.
II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của Công ty.
1. Đặc điểm sản phẩm - thị trường.
2. Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất bia.
3. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
4. Đặc điểm về lao động.
5. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty.
III. thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty bia Hà Nội.
1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định.
2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất.
Phần III : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
Công ty bia Hà Nội
I - Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao công suất máy móc thiết bị
II - Tận dụng tối đa dây chuyền sản xuất bia lon.
IV - Cải thiện công tác khấu hao TSCĐ.
IV - áp dụng mô hình quản lý tiền mặt Millerr - Orr.
V - Tăng cường hoạt động Marketing.
VI - Cải tiến cơ cấu vốn phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm vốn.
VII - Đào tạo đội ngũ lao động.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tinh bột của gạo và Malt thành đường Malto, lấy dung dịch có độ đường 100 cho bia hơi, 10,50 cho bia chai, 120 cho bia lon.
- Lên men phụ: Lên men phụ được thực hiện ở 3 - 50C với mục đích làm bão hoà CO2, ổn định thành phần hoá học của bia và tạo hương liệu cho bia. Thời gian lên men của các loại bia theo qui trình là: Bia hơi 20 ngày, bia chai Hà Nội 28 ngày, bia lon 45 ngày, bia Hager 40 ngày.
- Lọc: Sau khi kết thúc lên men phụ, bia được lọc để loại các chất hữu cơ, men và bão hoà thêm CO2 nhằm đạt các tiêu chuẩn chất lượng.
- Chiết bia: Sau khi lọc xong bia được chiết vào chai, lon và thanh trùng ở nhiệt độ 620 - 680C để tiêu diệt men bia và các vi sinh, tăng thời gian bảo quản cho bia. Bia hơi được chiết vào thùng không qua thanh trùng nên thời gian bảo quản ngắn hơn. Thời gian bảo quản sản phẩm của các loại bia là: bia hơi 24 giờ, bia chai 30 ngày, bia lon 3 tháng
Gạo
Malt
Sàng
Sàng
Xay + Malt + lót
Ngâm
Xay nghiền ướt
Trộn nước
Trộn nước
Nâng 520C
Nâng 860C
Nâng 650C
Dịch hoá 720C
Nâng 750C
Đun sôi 1000C
Lọc dịch đường
Đun sôi với hoa Houblon
Tách bã hoa
Lắng trong
Làm lạnh
Lên men chính
Lên men phụ
Tách men giống
Lọc bia + KCS
Chiết bia
Bia hơi
Bia lon
Bia chai
Sơ đồ 1: Qui trình công nghệ sản xuất bia
Như vậy toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất bia quá trình lên men là dài ngày nhất do Công ty sử dụng phương pháp lên men cổ điển. Điều này là nguyên nhân làm chu kỳ sản xuất bia bị kéo dài, làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Mặt khác Công ty không đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng trong dịp lễ tết. Các đối thủ cạnh tranh sẽ chớp lấy thời cơ tung sản phẩm của họ ra chiếm lĩnh thị trường.
Để khắc phục nhược điểm này nhiều nhà máy bia đang có xu hướng chuyển sang công nghệ lên men ngắn ngày, quá trình lên men chính và lên men phụ thực hiện đồng thời, có thể linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trường.
3. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Nguyên liệu chính để sản xuất bia bao gồm nước, Malt, hoa houblon, gạo và đường.
Nước là nguyên liệu quan trọng để sản xuất bia vì nước chiếm tới 98,2% trong thành phần của bia. Chất lượng nguồn nước là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng bia. Nguồn nước của Công ty bia Hà Nội có nồng độ khoáng rất đặc trưng chỉ riêng Công ty bia Hà Nội mới có, vì hàm lượng Ca++ và Mg++ trong nguồn nước Công ty thấp hơn nhiều so với nguồn nước khác. Nguồn nước này tạo ra hương vị đặc trưng cho sản phẩm bia Hà Nội khác với các loại bia khác. Đây là một lợi thế của Công ty.
Hoa Houblon là loại nguyên liệu tạo ra hương bia và vị đắng đặc trưng của bia.
Malt là một loại hạt đại mạch nảy mầm đã được phơi khô, loại nguyên liệu này tạo ra vị đặc trưng của bia.
Hai loại nguyên liệu quan trọng là Malt và hoa Houblon là hai loại phải trồng ở xứ ôn đới, nước ta không trồng được nên phải nhập ngoại với giá đắt làm giá thành sản xuất bia tăng. Công ty phải sử dụng thêm hai loại nguyên liệu là gạo và đường làm phụ liệu cho malt để giảm giá thành sản xuất bia.
Ngoài các nguyên liệu trên, men cũng là yếu tố quan trọng để tạo nên chất lượng bia. Các nguyên liệu dùng để sản xuất bia có nguồn gốc thực vật nên việc bảo quản nguyên liệu phải tuân theo các qui định nghiêm ngặt, tránh ẩm mốc. Kho chứa nguyên liệu phải luôn thoáng mát, kho chứa hoa Houblon phải luôn được bảo quản dưới 50C với độ ẩm dưới 10%.
Loại bia
Sản lượng (1000 lít)
Malt (kg)
Gạo (kg)
Đường (kg)
Hoa bia (kg)
Cao hoa (kg)
Bia hơi
400
2.900
2.000
800
20
3
Bia chai
400
3.100
2.000
800
20
5
Bai lon
400
3.100
2.000
800
20
5
Biểu 3: Kết cấu nguyên liệu của các loại bia.
Qua biểu 3 cho thấy malt và gạo chiếm tỉ trọng lớn trong thành phần cấu thành nên sản phẩm.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm Công ty chú trọng việc tìm mua và theo dõi chất lượng nguyên vật liệu. Công ty có hệ thống kho dự trữ bảo quản đạt tiêu chuẩn và đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. Tuy vậy việc bố trí kho nguyên liệu chưa hợp lý. Nhà kho ở xa khu vực nấu gây lãng phí khi vận chuyển.
4. Đặc điểm về lao động.
Lao động là một nhân tố có ảnh hưởng mạnh tới việc sử dụng máy móc thiết bị và do đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Công ty bia Hà Nội có đội ngũ cán bộ công nhân viên khá đông và trình độ ngày càng nâng cao
Năm
1995
1996
1997
1998
Chỉ tiêu
STĐ
%
STĐ
%
STĐ
%
STĐ
%
Tổng số lao động
704
100
695
100
668
100
692
100
LĐ có trình độ ĐH
54
7,6
72
10,3
75
11,2
78
11,2
LĐ có trình độ CĐ, TC
25
3,6
30
4,4
35
5,2
40
5,8
LĐ phổ thông
625
88,8
593
85,3
558
83,6
574
83,0
Biểu 4: Trình độ lao động các năm của Công ty bia Hà Nội
Qua biểu trên cho thấy tổng số lao động có sự biến đổi không ổn định. Công ty đang chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng lao động. Tỉ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp tăng đều qua các năm, từ 7,6% năm 1995 lên 11,2% năm 1998, và từ 3,6% lên 5,8% .Tỉ lệ lao động phổ thông giảm từ 88,8% năm 1995 xuống 83% năm 1998.
Công ty có những nỗ lực đáng kể trong chính sách đào tạo, khuyến khích lao động. Bậc thợ trung bình của lao động ở Công ty khá cao. Bậc 3,8/6 năm 1998 so với bậc thợ 3,2/6 năm 1988.
Công nhân cơ khí
Công nhân công nghệ
Bậc thợ
Số CN
Tỉ trọng (%)
Bậc thợ
Số CN
Tỉ trọng (%)
7/7
11
7,7
6/6
19
8,3
6/7
21
14,8
5/6
46
19,7
5/7
45
31,8
4/6
28
12
4/7
36
25,4
3/6
125
53,6
3/7
28
19,7
2/6
15
6,4
2/7
1
0,7
Tổng
142
100
233
100
Biểu 5: Bậc thợ công nhân kỹ thuật lành nghề.
Nhìn chung tỉ lệ thợ bậc cao còn thấp. Công nhân công nghệ trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng số công nhân bậc 5 và bậc 6 chỉ có 28% trong khi hai bậc thấp nhất là bậc 2 và bậc 3 chiếm tới 60%. Điều này chứng tỏ trình độ tay nghề của công nhân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, ảnh hưởng đến nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Ngoài đội ngũ lao động chính, Công ty còn có thêm một lực lượng lao động làm thuê. Lực lượng này có tay nghề thấp kém, ảnh hưởng đến năng suất lao động .
5. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty.
Công ty bia Hà Nội là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân và cách quản lý theo kiểu trực tuyến. Cơ chế quản lý của Công ty là Đảng lãnh đạo, Giám đốc điều hành và quản lý, công nhân viên chức tham gia quản lý thông qua đại hội công nhân viên chức, Hội đồng Công ty và ban thanh tra công nhân Công ty hiện đang áp dụng chế độ quản lý một thủ trưởng. Giám đốc toàn quyền quyết định, cấp dưới chịu trách nhiệm thi hành. Các bộ phận phòng ban có chức năng tham mưu giúp giám đốc. Toàn Công ty gồm có 6 phòng, 2 ban, 2 phân xưởng, 1 đội và 1 trạm.
Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban, đơn vị bộ phận như sau:
- Ban giám đốc gồm một giám đốc và hai phó giám đốc.
Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực mình phụ trách, chỉ đạo các hoạt động chung của doanh nghiệp khi ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc và một số giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc Văn hóa, Xã hội 0
R Một số kỹ năng giải bài tập toán chương II - Hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số khó khăn và sai lầm thường gặp của học sinh THPT khi giải các bài toán tổ hợp, xác suất Luận văn Sư phạm 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top