Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa tại công ty điện máy- Điện lạnh Việt Úc
Mục lục
Lời Mở Đầu 3
Chương 1: Tổng quan về Công Ty Điện Lạnh Điện Máy Việt – Úc và các yếu tố tác động tới hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa. 5
I. Khái quát về Công Ty Điện Lạnh Điện Máy Việt – Úc Quá trình hình thành và phát triển . 5
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty : 5
2. Cơ cấu tổ chức của công ty 6
II. Những yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh 8
1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 8
1.1. Yếu tố cung cầu của thị trường 8
1.2. Yếu tố hàng rào thuế quan , phi thuế quan ( xét trên giác độ của nước nhập khẩu cũng như xuất khẩu ) 9
1.3. Tín dụng xuất khẩu 10
1.4. Tỷ giá hối đoái 11
2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 11
2.1. Năng lực tổ chức và trình độ cán bộ làm xuất khẩu 11
2.2. Khả năng tài chính 12
2.3 Giá cả sản phẩm 13
2.4. Các yếu tố hỗ trợ xuất khẩu 14
Chương 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa tại Công Ty Điện Lạnh Điện Máy Việt – Úc 15
I. Tình trạng xuất khẩu hàng hóa của công ty trong thời gian qua 15
1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 15
2. Thị trường xuất khẩu 16
II. Thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa của công ty Điện lạnh- Điện máy Việt Úc. 17
1. Phân tích hệ thống các chỉ tiêu đo lường về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa 17
1.1. Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu 17
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 18
1.3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 19
1.4. Hiệu quả sử dụng lao động 19
2. Đánh giá về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty 20
2.1. Các thành tựu 20
2.2. Các hạn chế và nguyên nhân 21
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty Điện Lạnh Điện Máy Việt Úc. 23
I. Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty tới năm 2015 . 23
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty Điện Lạnh Điện Máy Việt Úc. 23
1. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường 23
2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu suất sử dựng vốn 25
3. Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh và thực hiên hợp đồng xuất khẩu : 26
Kết Luận 32
Tài Liệu Tham Khảo 33
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-02-chuyen_de_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua.jacw3TvR2I.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-70150/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ao không đủ sức cạnh tranh với hàng nước khác. Biện pháp này nhà nước thường áp dụng với những hàng hoá không khuyến khích xuất khẩu. và ngược lại.Trên thực tế, thuế quan bảo hộ không phải bao giờ cũng có tác dụng hạn chế nhập khẩu. Cho nên ngoài biện pháp đó nhà nước còn dùng các biện pháp phi thuế quan khác để hạn chế nhập khẩu, chúng gồm:
+ Quản lý hàng nhập khẩu bằng hạn ngạch: Biện pháp này nhằm chống lại những nhà sản xuất lớn có khả năng cạnh tranh cao, nhằm ngăn chặn hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào để bảo vệ thị trường trong nước hay nhằm cân bằng cán cân thanh toán, hay làm công cụ mặc cả trong các cuộc thương lượng, cũng có thể dùng để hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng mang tính chiến lược của nền kinh tế xã hội. Ví dụ: như gạo ở Việt Nam hiện nay.
+ Giấy phép nhập khẩu: Tính chất kín đáo và bí mật của giấy phép cũng như thủ tục cấp giấy phép của chính quyền nhà nước cũng tạo khả năng hạn chế nhập khẩu nhằm bảo hộ hàng trong nước.
+ Một số biện pháp hạn chế nhập khẩu khác: Bên cạnh những biện pháp hạn chế nhập khẩu trực tiếp, Nhà nước còn dùng một số biện pháp gián tiếp nhằm ngăn cản việc nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài như: Biện pháp về vệ sinh thú y, vệ sinh thực phẩm, hay các tiêu chuẩn về kỹ thuật như tiêu chuẩn về kích thước, bao bì, những tiêu chuẩn về môi trường sinh thái.
Các yếu tố về thuế quan, phi thuế quan có ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu của một doanh nghiệp vào một thị trường nước ngoài, cho nên trước khi thâm nhập hàng hoá vào một thị trường nào doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ chính sách thuế quan, phi thuế quan của nước đó.
1.3. Tín dụng xuất khẩu
Tín dụng xuất khẩu tức là nhà nước dành cho người nước ngoài những khoản tín dụng để mua hàng nước mình. Nhà nước không chỉ trực tiếp can thiệp vào thị trường tín dụng mà còn tạo điều kiện tín dụng xuất khẩu ưu đãi hơn so với điều kiện tín dụng trong nước. Điều đó làm khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước tăng lên. Ngoài ra, Nhà nước đảm bảo gánh vác mọi rủi ro đối với khoản tín dụng mà doanh nghiệp xuất khẩu nước mình dành cho nhà nhập khẩu nước ngoài. Đây là phương tiện quan trọng đẩy mạnh việc tiêu dùng hàng hoá ở thị trường nước ngoài. Nó làm cho nhà xuất khẩu yên tâm và mở rộng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài mà không sợ gặp sự rủi ro.
1.4. Tỷ giá hối đoái
Trong tình hình nền kinh tế mở cửa, các mối quan hệ kinh tế ngày càng rộng thì việc thanh toán không chỉ là đơn vị tiền tệ trong nước mà còn phải sử dụng nhiều loại ngoại tệ khác nhau, từ đó phát sinh nhu cầu tất yếu phải so sánh giá trị, so sánh sức mạnh đồng tiền trong nước và đồng ngoại tệ, đó là tỷ giá hối đoái. Như vậy, tỷ giá hối đoái dùng để biểu hiện và so sánh những quan hệ về giá cả giữa các đồng tiền một nước được biểu hiện qua đơn vị tiền tệ của nước khác. Do đó hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng rất lớn của tỷ giá hối đoái. Ví dụ như khi tỷ giá hối đoái tăng nghĩa là giá trị đồng nội tệ giảm so với đồng ngoại tệ sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu và ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm thì sẽ tăng nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu.
2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
2.1. Năng lực tổ chức và trình độ cán bộ làm xuất khẩu
Đây là một yếu tố rất quan trọng có tính quyết định rất lớn trong quá trình nâng cao doanh thu bán hàng cũng như tìm kiếm lợi nhuận, nó bao gồm các khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị, chính sách bán hàng.
Trình độ của cán bộ làm công tác xuất khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm các rủi ro trong quá trình thực hiện các công tác đàm phán ký kết hợp đồng, cũng như tác nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thực tế hiện nay trong một số doanh nghiệp đội ngũ cán bộ làm công tác tác nghiệp vừa yếu cả về chuyên môn lẫn ngoại ngữ, nên điều dễ hiểu là nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam ký với nước ngoài bị rất nhiều sơ hở, yếu kém làm thua thiệt cho phía Việt Nam. Chính vì vậy, việc tổ chức và nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác xuất khẩu rất cần thiết cho các doanh nghiệp.
Tại công ty điện lạnh điện máy Việt Úc đối với công việc của các nhân viên văn phòng thì yêu cầu trình độ của các nhân viên là tốt nghiệp đại học hay trên đại học. Còn đối với các nhân viên kỹ thuật thì yêu cầu về kinh nghiệm sửa chữa đồ gia dụng ít nhất là 1 năm.
2.2. Khả năng tài chính
Khả năng tài chính của một doanh nghiệp bao gồm : Vốn cố định, vốn lưu động .Khả năng tài chính thể hiện quy mô xuất khẩu , quy mô mở rộng thị trường
Nắm
2007
2008
2009
Vốn cố định
50.000.000.000
50.000.000.000
50.000.000.000
Vốn lưu động
35.000.000.000
65.000.000.000
82.000.000.000
Tổng vốn
85.000.000.000
115.000.000.000
132.000.000.000
Bảng (1) Cơ Cấu Vốn Của Công Ty Điện Lạnh Điện Máy Việt Úc qua 3 Năm 2007-2009 – Đơn Vị VND
Qua bảng trên có thể thấy số vốn của công ty là tương đối lớn đối với một doanh nghiệp mới thành lập được 7 năm. Tuy nhiên những năm gần đây thì vốn cố định của Công ty lại không được tăng. Việc tăng vốn cố định là cần thiết nhằm góp phần mở rộng qui mô kinh doanh, cho phép xâm nhập và cạnh tranh trên thị trường lớn hơn.
2.3 Giá cả sản phẩm
Giá sản phẩm là biểu hiện tổng hợp của nhiều mối quan hệ kinh tế trên thị trường (Vấn đề cung cầu, lưu thông tiền tệ). Chính vì vậy mà giá thành sản phẩm ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng hàng hoá xuất khẩu và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Muốn có một sản phẩm có giá trị cạnh tranh tốt đồng thời có lợi nhuận phù hợp thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một giá bán thích hợp với thị trường. Muốn xác định giá bán này doanh nghiệp phải căn cứ vào giá bình quân của giá thị trường, giá đó được tính như sau:
Sản lượng bình quân
SẢN LƯỢNG
Giá bình quân
Cung
Cầu
GIÁ
Nếu giá bán cao hơn giá bình quân của thị trường thì sản phẩm - hàng hoá có thể bán được với số lượng ít thậm chí không bán được một sản phẩm nào.
Nếu bán với giá thấp hơn giá bình quân thì lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bị giảm xuống hay không có lợi nhuận ( lỗ vốn).
Từ đó ta thấy muốn bán giá thấp hơn mà không ảnh hưởng tới lợi nhuận, doanh nghiệp phải tăng doanh số bán hàng, ngoài ra phải phấn đấu giảm chi phí các yếu tố đầu vào như tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động, hạn chế phế phẩm, hoàn thiện bộ máy quản lý, thay đổi quy trình công nghệ.
- Chất lượng hàng hoá và mẫu mã sản phẩm được người tiêu dùng rất quan tâm tuỳ từng trường hợp vào thị trường mỗi nước. Các loại mẫu mã và chất lượng sản phẩm tuỳ từng trường hợp vào tập quán người tiêu dùng theo lứa tuổi.
Do mức thu nhập bình quân ở mỗi nước là rất khác nhau nên thông thường ở các nước càng phát triển thì sự đòi hỏi về mẫu mã, chất lượng càng cao và càng khắt khe.
2.4. Các yếu tố hỗ trợ xuất khẩu
Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu bao gồm các hoạt động quảng cáo khuyết...