yul_rukawa

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng... đặc biệt là đã chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Cạnh tranh xuất hiện và ngày càng diễn ra gay gắt .
Hơn nữa hiện nay nước ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới viết tắt là WTO. Đó là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thử thách đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thời cơ đó là việc đầu tư nước ngoài tăng mạnh tạo thị trường rộng mở cho các doanh nghiệp, là cơ hội tiếp thu, tận dụng các nguồn tài chính, khoa học, kinh nghiệm quản lý... Song song với những thuận lợi nói trên là tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, doanh nghiệp nào không đủ sức thì sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh, phải tìm ra lợi thế của mình trước các đối thủ để tồn tại và phát triển.
Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Nhận thức được tầm quan trọng của xu thế hội nhập và cạnh tranh cũng như mong muốn được đóng góp những ý kiến để công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau một thời gian thực tập tại công ty, em quyết định lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng” để làm luận văn tốt nghiệp.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn của em có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và nâng cao năng lực canh tranh.
Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty
Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng
Chương 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.Khái quát chung về cạnh tranh
1.1.1. Khái quát về thị trường
1.1.1.1. Khái niệm thị trường
Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Từ đó đến nay, nền sản xuất đã phát triển không ngừng và gắn liền với nó là những khái niệm khác nhau về thị trường.
Lúc đầu thuật ngữ thị trường được hiểu là nơi mà người mua và người bán gặp nhau để trao đổi hàng hóa, chẳng hạn như một cái “chợ làng”. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ thị trường chỉ một tập hợp những người bán và mua giao dịch với nhau về một sản phẩm hay một lớp sản phẩm nào đó. Tuy nhiên, những người làm marketing lại coi người bán hợp thành ngành sản xuất, còn người mua họp thành thị trường. Trong khi đó những người kinh doanh lại sử dụng thuật ngữ thị trường để chỉ các nhóm khách hàng khác nhau như thị trường sản phẩm, thị trường sức lao động...
Theo David Begg : “ Thị trường là tập hợp các sự thỏa thuận thông qua đó, người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa dịch vụ”.
David Kotler lại cho rằng: “ Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn nào đó...”
Như vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thị trường nhưng dù đứng trên góc độ nào thì thị trường luôn bao gồm nhiều yếu tố như cung, cầu, có người bán, người mua, có không gian, thời gian...
Thị trường là yếu tố khách quan đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có những biện pháp tiếp cận và thích ứng với nó để tồn tại và phát triển.

1.1.1.2. Vai trò của thị trường
- Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các quan hệ mua bán mà nó còn thể hiện các quan hệ hàng hóa bằng tiền tệ do đó thị trường còn được coi là môi trường kinh doanh.
- Thị trường đảm bảo cho sản xuất phát triển liên tục với quy mô ngày càng mở rộng. Nó thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu cho người tiêu dùng và đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao.
- Thị trường hàng hóa dịch vụ ổn định có tác dụng ổn định sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.
- Thị trường hướng dẫn các nhà sản xuất kinh doanh qua sự hiểu biết về cung cầu, giá cả trên thị trường. Nghiên cứu qua đó xác định nhu cầu của khách hàng nhằm giải quyết 3 vấn đề cơ bản của kinh tế cơ bản đó là sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào?
- Thị trường vừa là đối tượng vừa là căn cứ của kế hoạch hóa vừa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước. Thị trường là nơi thông qua đó nhà nước kiểm nghiệm sự đúng đắn của chủ trương chính sách mà Đảng và nhà nước đã ban hành.
- Thị trường là yếu tố khách quan, mỗi doanh nghiệp không có khả năng làm thay đổi thị trường mà phải tiếp cận để thích ứng với thị trường. Do vậy thị trường là một tấm gương để khi các doanh nghiệp nhìn vào sẽ biết được nhu cầu của xã hội và đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
1.1.1.3.Các quy luật kinh tế của thị trường
 Quy luật giá trị
Quy luật này được biểu hiện thông qua giá cả thị trường. Giá cả thị trường là biểu hiện bằng tiền của hàng hóa trên thị trường.
Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có 3 tác động sau:
• Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
• Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
• Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu và nghèo.
 Quy luật cung cầu
Cung và cầu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cung là tổng số hàng hóa có ở thị trường hay có khả năng thực tế cung cấp cho thị trường, cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán khi mua hàng. Tuy nhiên cung cầu không chỉ có mối quan hệ với nhau mà còn ảnh hưởng tới giá cả. Đồng thời giá cả cũng có tác động trở lại tới quan hệ cung cầu. Khi giá giảm sẽ làm tăng cầu, giảm cung và ngược lại.
 Quy luật cạnh tranh
Theo kinh tế chính trị, cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua về kinh tế giữa các chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích cho mình.
Cạnh tranh là động lực chính để thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh đó cạnh tranh cũng có những điểm tiêu cực như dùng thủ đoạn vi phạm đạo đức và pháp luật nhằm thu được nhiều lợi ích cho mình, trong khi lại gây tổn hại cho các cá nhân khác, tập thể và xã hội vì hành động đó.
1.1.2. Khái niệm cạnh tranh
Từ khi nước ta thực hiện đường lối mở cửa nền kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề cạnh tranh bắt đầu xuất hiện và len lỏi vào từng bước đi của các doanh nghiệp. Môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lúc này đầy sự biến động và vấn đề cạnh tranh đã trở nên cấp bách, sôi động trên cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Như vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trong bất cứ một lĩnh vực nào, bất cứ một hoạt động nào của con người cũng nổi cộm lên vấn đề cạnh tranh.
Ví như các quốc gia cạnh tranh nhau để giành lợi thế trong đối ngoại, trao đổi, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để lôi cuốn khách hàng về phía mình, để chiếm lĩnh những thị trường có nhiều lợi thế và con người cạnh tranh nhau để vươn lên khẳng định vị trí của mình cả về trình độ chuyên, môn nghiệp vụ để những người dưới quyền phục tùng mệnh lệnh, để có uy tín và vị thế trong quan hệ với các đối tác. Như vậy, có thể nói cạnh tranh đã hình thành và bao trùm lên mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ tầm vi mô đến vĩ mô, từ một cá nhân riêng lẻ đến tổng thể toàn xã hội.
Vậy cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh là gì?
Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp nên có rất nhiều các quan niệm khác nhau.
Thuật ngữ “Cạnh tranh” có nguồn gốc từ tiếng La Tinh với nghĩa chủ yếu là sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế, lợi thế, mục tiêu xác định.
Trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa .
Các Mác cho rằng: “Cạnh tranh TBCN là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”
Theo P.Samuelson: “ Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng, thị trường”
Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “ Cạnh tranh ( trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.”
Cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung nhất đó là cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trường với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hay những sản phẩm tương tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận.

1.1.3. Vai trò của cạnh tranh
1.1.3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân
Canh tranh có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa nền sản xuất xã hội.
Cạnh tranh là môi trường, động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng cùng có lợi của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Bất kể loại hình doanh nghiệp, nơi nào có tổ chức tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao thì doanh nghiệp đó sẽ phát triển, ngược lại khả năng cạnh tranh thấp kém hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ bị đảo thải .
Ngoài ra cạnh tranh còn là động lực thúc đẩy các cá nhân tự đổi mới, luôn cố gắng học hỏi, nỗ lực phấn đấu, dám nghĩ dám làm… qua đó nâng cao được tri thức, trình độ lao động, nâng cao năng suất lao động cho toàn xã hội.
1.1.3.2. Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng:
Trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng diễn ra gay gắt thì người được lợi nhất là khách hàng. Khi có cạnh tranh thì người tiêu dùng không phải chịu một sức ép nào mà còn được hưởng những thành quả do cạnh tranh mang lại như: Chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn, chất lượng phục vụ cao hơn... Đồng thời khách hàng cũng tác động trở lại đối với cạnh tranh bằng những yêu cầu về chất lượng hàng hoá, về giá cả, về chất lượng phục vụ... Khi đòi hỏi của người tiêu dùng càng cao làm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn để giành được nhiều khách hàng hơn.
1.1.3.3. Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp:
Cạnh tranh là điều bất khả kháng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh có thể được coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể tránh khỏi mà phải tìm mọi cách vươn nên để chiếm ưu thế và chiến thắng. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại, tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao.
Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng, bản lĩnh của mình trong quá trình kinh doanh. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng vững mạnh và phát triển hơn nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường.
Chính sự tồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường.
Cạnh tranh là qui luật khách quan của kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là sự phát triển tất yếu và Việt Nam đang xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, lấy thành phần kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Dù ở bất kỳ thành phần kinh tế nào thì các doanh nghiệp cũng phải vận hành theo qui luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Nếu doanh nghiệp nằm ngoài quy luật vận động đó thì tất yếu sẽ bị loại bỏ, không thể tồn tại. Chính vì vậy chấp nhận cạnh tranh và tìm cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình chính là doanh nghiệp đang tìm con đường sống cho mình.
1.1.4. Phân loại cạnh tranh
Dựa trên các tiêu thức khác nhau người ta phân thành nhiều loại hình cạnh tranh khác nhau.
 Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường
Người ta chia thành ba loại:
 Cạnh tranh giữa người bán và người mua
Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo luật “mua rẻ bán đắt”. Người mua luôn muốn mua được rẻ, ngược lại người bán lại luôn muốn được bán đắt. Sự canh tranh này được thực hiện trong quá trình mặc cả và cuối cùng giá cả được hình thành và hành động bán mua được thực hiện.
KẾT LUẬN

Cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và đối với Công ty Cổ Phần Điện Cơ hải Phòng nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Bởi nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty trong sự sàng lọc nghiệt ngã của cạnh tranh. Không có ý thức nâng cao khả năng cạnh tranh công ty sẽ bị rơi vào nguy cơ tụt hậu và sẽ bị loại ra khỏi thị trường. Do đó, đây là một vấn đề được các công ty rất quan tâm để nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm đạt được những mục tiêu cuối cùng của mình là thu lợi nhuận cao nhất, chiếm lĩnh được thị trường, chiến thắng các đối thủ cạnh tranh, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Nhận thức được vấn đề đó em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng”. Trong đề tài này, em đưa ra ba giải pháp:
Giải pháp 1: Đầu tư mua sắm TSCĐ.
Giải pháp 2: Marketing gồm:
+) Quảng cáo, quảng bá thương hiệu, danh tiếng công ty.
+) Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối.
Em xin chân thành Thank sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo - thạc sĩ: Cao Thị Hồng Hạnh cùng các cô chú, anh chị công nhân viên của công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Tuy nhiên, đây là một đề tài rộng mà thời gian và năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế. Em rất mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các quý thầy cô cùng toàn thể các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Vũ Luận: “ Quản trị Doanh nghiệp Thương mại” - NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. Năm 2001
2. Phạm Công Đoàn: “ Kinh tế Doanh nghiệp Thương mại”- NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. Năm 1991
3. Nguyễn Ngọc Hiến: “ Quản trị Kinh doanh” – NXB Lao động. Năm 2003
4. Philip Kotler : “Quản trị Marketing” -NXB thống kê. Năm 1999
5. PTS Lê Dăng Doanh,Th.S Nguyễn Thị Kim Dung, PTS Trần Hữu Hân: “Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước”- Nxb Lao động, Hà nội. Năm 1998
6. TS Phạm Công Đoàn,TS Nguyễn Cảnh Lịch: “Kinh tế doanh nghiệp thương mại”- NXB Quốc gia, Hà nội. Năm 1999.
7. Thái Quy Sa: “Cạnh tranh cho tương lai”, Trung tâm thông tin hoá chất, Hà nội. Năm 1999
8. Michael E. Potter: “Chiến lược cạnh tranh”,NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội. Năm 1996
9. Các tài liệu liên quan đến Công ty Phong Lan, Hoa Phượng, Sao Mai.
10 . Tài liệu Tạp Chí Thương Mại, các số ra năm 2008.
11. Lê Thế Giới : “Quản trị Marketing”NXB giáo dục năm 2005
12. Lê Đình Cường: “ Tạo dựng và phát triển thương hiệu”. Nhà xuất bản và lao động xã hội năm 2004
13. Nguyễn Vĩnh Thanh: “ Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” năm 2005
14. Ngô Thế Chi: “ Đọc, lập và phân tích báo cáo tài chính trong công ty cổ phần”, Nhà xuất bản Tài chính, năm 2000.
15. Jayconrad Levinson: “ Lên một kế hoạch quảng cáo”. Nhà xuất bản Lao động xã hội, năm 2005
Cùng các trang Website:
16.
17.
18.www.vtv.vnn.vn
19 .www.phongcachso.com
20.www.thuonghieuviet.com
21.www.quatvietnam.htm
22.www.thp.com
23.www.chinhphu.vnn.vn
24.
25. Ngoài ra còn tham khảo thêm khóa luận của các khóa trước:
Bài của sv Đinh Ngọc Hoàn lớp QT 702N và bài của sv Nguyễn Phương Thảo lớp QT 501N tại thư viện nhà trường.






MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG DOANH NGHIỆP 2
1.1.Khái quát chung về cạnh tranh 2
1.1.1. Khái quát về thị trường 2
1.1.1.1. Khái niệm thị trường 2
1.1.1.2. Vai trò của thị trường 3
1.1.1.3.Các quy luật kinh tế của thị trường 3
1.1.2. Khái niệm cạnh tranh 4
1.1.3. Vai trò của cạnh tranh 6
1.1.3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân 6
1.1.3.2. Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng: 6
1.1.3.3. Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp: 6
1.1.4. Phân loại cạnh tranh 7
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 12
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 14
1.3.1. Môi trường kinh tế quốc tế 14
1.3.2.Môi trường kinh tế quốc dân 15
1.3.3. Môi trường ngành ( môi trường tác nghiệp) 17
1.3.3.1 Sức ép từ đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành 18
1.3.3.2. Sức ép từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 19
1.3.3.3. Sức ép từ nhà cung ứng 20
1.3.3.4. Sức ép từ phía khách hàng 20
1.3.3.5. Sức ép từ sản phẩm thay thế. 21
1.4. Các vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp 21
1.5. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 26
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN ĐIỆN CƠ HẢI PHÒNG 31
2.1. Khái quát chung về công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng 31
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng 31
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty ( ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp ) 34
2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 35
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 35
2.1.3.2.Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban 36
2.1.4.Một số kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua 38
2.2. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng. 41
2.2.1. Ảnh hưởng của các nhân tố từ môi trường quốc tế 41
2.2.2. Ảnh hưởng từ môi trường kinh tế quốc dân 42
2.2.2.1. Các nhân tố về kinh tế 42
2.2.2.2. Các nhân tố về chính trị, pháp luật 44
2.2.2.3. Các nhân tố công nghệ 45
2.2.2.4. Các yếu tố tự nhiên 45
2.2.3. Ảnh hưởng từ môi trường ngành 45
2.2.3.1. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 45
2.2.3.2.Phân tích áp lực của khách hàng 46
2.2.3.3. Phân tích áp lực của nhà cung ứng 46
2.2.3.4. Phân tích sự đe dọa của các sản phẩm thay thế 47
2.2.3.5.Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành 47
2.3.Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng 48
2.3.1.Thị phần 48
2.3.2. Vị thế tài chính 51
2. 3.2.1. Phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán 54
2.3.2.2. Phân tích các hệ số phản ánh cơ cấu vốn và cơ cấu tài sản 55
2.3.2.3. Phân tích các chỉ số về hoạt động. 56
2.3.2.4. các chỉ tiêu sinh lợi 57
2.3.2.5. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính 58
2.3.3.Năng lực quản trị 58
2.3.3.1. Hiệu quả của cơ cấu tổ chức 58
2.3.3.2.Uy tín của lãnh đạo. 59
2.3.3.3. Hoạch định chiến lược 60
2.3.4. Sản phẩm 61
2.3.5. Trình độ khoa học công nghệ 66
2.3.6. Danh tiếng, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp 69
2.3.7. Nguồn nhân lực và chất lượng lao động 70
2.3.7.1.Trình độ lao động 71
2.3.7.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính 72
2.3.7.3.Cơ cấu lao động theo chức năng 73
2.3.7.4. Hiệu quả sử dụng lao động 74
2.3.7.5.Thu nhập bình quân 76
2.3.7.6.Hiệu quả của việc tuyển mộ, đào tạo, đãi ngộ người lao động 77
2.3.8. Kết quả kinh doanh 81
2.3.8.1.Sản lượng, doanh thu, lợi nhuận 81
2.3.8.2. Mức đóng góp cho ngân sách và xã hội 82
2.3.9.Hoạt động Marketing 83
2.3.9.1.Giá cả 83
2.3.9.2.Hệ thống kênh phân phối và hoạt động xúc tiến bán hàng 86
2.4.Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Điện Cơ Hải Phòng 90
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN ĐIỆN CƠ HẢI PHÒNG 93
3.1.Giải pháp trang bị thêm các khuôn quạt mới 93
3.2. Giải pháp Marketing 97
3.2.1.Cơ sở và thực hiện giải pháp quảng bá danh tiếng, hình ảnh, thương hiệu của công ty 97
3.2.2.cơ sở và thực hiện giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối. 103
3.2.3. Lợi ích từ giải pháp marketing 105
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Một số kỹ năng giải bài tập toán chương II - Hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số khó khăn và sai lầm thường gặp của học sinh THPT khi giải các bài toán tổ hợp, xác suất Luận văn Sư phạm 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top