sau_khoailang

New Member
Luận văn Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Điện tử Đống Đa

Download Luận văn Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Điện tử Đống Đa miễn phí





Sản phẩm của Công ty Điện Tử Đống Đa được sản xuất hàng loạt và có khối lượng lớn. Việc sản xuất được thực hiện ở các phân xưởng có nhiệm vụ khác nhau.
Phân xưởng sản xuất chính CKD: Nguyên liệu chính ở đây là các linh kiện rời, nhập ngoại do vật tư của Công ty cung cấp và phân xưởng có nhiệm vụ lắp ráp thành các mảnh, sau đó đưa tiếp sang phân xưởng SKD.
Phân xưởng sản xuất chính SKD: nhập các mảng (bộ linh kiện từ phân xưởng SKD) và của các loại vật tư khác như đèn hình, vỏ TV. từ kho vật tư của Công ty, sau đó lắp ráp, kiểm tra và hoàn chỉnh thành phẩm nhập kho.
Quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty là theo dây truyền mang tính chất phục vụ đồng bộ. Công ty phải căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ trên thị trường và định mức nhập khẩu nhà nước cho phép để đề ra kế hoạch sản xuất. Phòng xuất nhập khẩu chuyển bị hồ sơ để Công ty ký hợp đồng nhập khẩu và làm thủ tục mở tín dụng (L/C) tại ngân hàng. Từ khi mở L/C đến nay hàng về mất 2 đến 3 tháng. Do vốn vay nhiều mà lại vay bằng ngoại tệ (USD,yên), thời gian vay tương đối dài, tỷ giá hối đoái lại không ổn định nên khi hàng (các bộ phận chi tiết của tivi về đến) Công ty phải hoàn tất các thủ tục một cách nhanh chóng để tiến hành hoạt động sản xuất. Thời gian hoàn thành một lô hàng thành phẩm phải mất 1 đến 2 tháng, sau đó mới đem tiêu thụ. Do chu kỳ sản xuất kéo dài mà vốn phần lớn lại là vốn vay còn phải trả nợ ngân hàng, nên vai trò công tác tiêu thụ sản phẩm phải đạt kết quả cao thì mới có thể thu hồi vốn nhanh chóng, bù đắp các chi phí và thu đuợc lãi.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

.
Trung bình một năm Công ty có thể huy động được một lượng vốn khoảng 20 tỷ đồng. Con số này còn khá khiêm tốn ,phản ánh khả năng của công ty còn thấp, gây ra một số khó khăn cho Công ty :
- Phải trả nhiều lãi vay làm tăng giá thành sản phẩm.
- Thiếu ngân sách chi cho hoạt động Marketing như quảng cáo, chào hàng...
Những vấn đề này làm hạn chế khả năng cạnh tranh của Công ty, gây ra trở ngại lớn đối với công tác tiêu thụ sản phẩm.
4.2. Hiệu quả sử dụng vốn :
4.2.1. Vốn cố định: Hiện tại sản phẩm của Công ty tập trung vào các loại tivi:
DAEWOO 14” và 20”, SANYO 16”, Samsung 14” và 21” sản xuất từ hai dây truyền lắp ráp SKD và CKD.
+ Dây truyền SKD với công suất thiết kế 450 máy/ ca trong khi công suất thực tế chỉ là 200 máy/ ca, hiệu suất sử dụng là 45%.
Sở dĩ có tình hình này là do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là công tác quản lý: nền nếp làm việc chưa tốt, kỷ luật công nghệ không được giữ vững dẫn đến lỗi trong sản xuất. Một số lao động chưa đạt tiêu chuẩn trình độ làm giảm năng suất lao động chung.
4.2.2. Vốn lưu động:
Năm 1998, do Công ty phối hợp tốt giữa sản xuất và tiêu thụ nên đã làm tăng nhanh vòng quay của vốn, giải quyết hàng tồn đọng, giải phóng số vốn gần 12 tỷ đồng góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận .Nhưng kể từ năm 1999 do tốc độ tiêu thụ sản phẩm trên thị trường giảm mạnh làm ứ đọng một số lớn sản phẩm, số tiền vay phải trả ngân hàng cao làm lợi nhuận của Công ty giảm mạnh ( chỉ còn chưa tới 800 triệu đồng).
Có thể nói, Công ty đã khá thành công trong việc khắc phục những bất cập nêu trên tuy nhiên khó khăn về tài chính vẫn đang là một trở ngại lớn trong cạnh tranh trên thị trường của Công ty, nếu so sánh có thể thấy vốn của Công ty thấp hơn phần lớn đối thủ cạnh tranh chính, nhất là HANEL.
Biểu:So sánh mức vốn của hai công ty từ năm 1999-2001
Đơn vị: tỷ đồng
4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây:
Bảng : Kết quả kinh doanh của Công ty .
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
TH
1999
TH
2000
TH
2001
Tỷ lệ
2/1
3/2
A
B
1
2
3
4
5
1
Tổng chi phí sản phẩm tiêu thụ
58.672
82.588
75.175
1,4
0,9
2
Lợi nhuận hay lỗ phát sinh
756
18.841
25.612
23
1,4
3
Nộp ngân sách
1.741
1.841
3.211
1
1,7
Trong đó:
-Thuế VAT
-Thuế tiêu thụ đặc biệt
-Thuế TNDN
-Thu sử dụng vốn
-thuế tài nguyên
-Thuế XNK
-Các khoản nộp khác
224
60
1.457
307
468
1.059
2.840
300
200
171
1,4
7,8
0,7
9,2
0,4
1
4
Tổng nguyên giá TSCĐ
Trong đó: Vốn ngân sách
10.305
3.624
10.402
3.624
26.986
6.624
1
1
2,6
1,8
5
Tổng giá trị còn lại TSCĐ
Trong đó: Vốn ngân sách
5.284
5.055
5.600
5.055
7.000
5.055
1,1
1
1,4
1
6
Tổng vốn cố định
Trong đó: Vốn ngân sách
10.758
5.055
10.517
5.055
27.101
8.055
1
1
2,6
1,6
7
Tổng vốn lưu động
Trong đó: Vốn ngân sách
16.888
4.419
22.187
4.569
23.603
4.564
1,3
1
1
1
Nguồn: Theo số liệu thực tế năm 2001 của Công ty
Đơn vị : Tỷ đồng
Từ bảng trên cho chúng ta thấy tuy đang phải cạnh tranh quyết liệt với các đối thủ khác trên thương trường nhưng chưa năm nào Công ty làm ăn thua lỗ, mặc dù bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nhưng năm 1999 Công ty vẫn đạt được tổng doanh thu là hơn 20 tỷ, lợi nhuận trên 700 triệu đồng , đây là một thành quả mà rất ít doanh nghiệp ở Việt Nam có thể đạt được. Sang năm 2000 tổng doanh thu là hơn 208 tỷ đồng, lãi hơn 18 tỷ đồng, đây là một kết quả khá cao biểu hiện sự kinh doanh rất có hiệu quả của Công ty. Đến năm 2001 tổng doanh thu có tăng hơn so với năm 2000 nhưng tốc độ tăng lợi nhuận không cao và nguyên nhân chính là do sự cạnh tranh quá gay gắt ở trên thị trường, nạn hàng giả, trốn thuế... Nhưng từ bảng trên vẫn cho ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty ngày càng sáng sủa và ổn định qua từng năm.
II. Một số đặc điểm chủ yếu có ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty
1. Đặc điểm về mặt hàng sản xuất kinh doanh .
Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ điện tử, lĩnh vực điện tử gia dụng nói chung và TV nói riêng đang ngày càng đổi mới, tiện dụng, hiện đại và rất hiệu quả, mang nhièu nét đặc thù riêng. Tuy vậy nền kinh tế nước ta còn cùng kiệt nàn, khoa học kỹ thuật chưa phát triển cho nên nguyên vật liệu (chủ yếu là bộ linh kiện của TV) đều phải nhập ngoài.
Công ty Điện Tử Đống Đa cũng không ngoại lệ, Công ty phải nhập nguyên vật liệu từ ba nguồn cung cấp chủ yếu đó là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Việc cạnh tranh mặt hàng TV trên thị trường ngày càng lớn về quy mô và chất lượng, đòi hỏi Công ty cần đầu tư đúng đắn, luôn có sự thay đổi thích hợp nhằm tạo sức mạnh trên thương trường, chiến thắng đối thủ cạnh tranh.
+TV là sản phẩm mang tính tổ hợp của nhiều loại linh kiện, vật liệu khác nhau không những về chủng loại, kiểu dáng mà còn về chất lượng. Do đó để sản xuất và lắp ráp TV theo dạng IKD hay SKD đòi hỏi doanh nghiệp phải có một quy trình công nghệ thích hợp, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ tốt và phải có trình độ kỹ thuật cao thì mới đảm bảo cho chất lượng sản phẩm của Công ty trên thị trường.
+TV thuộc nhóm hàng hoá có giá trị cao. Với thu nhập dân cư thấp như ở Việt Nam , tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trình độ dân trí cũng ngày một tăng, nhu cầu của nhân dân ngày càng lớn song phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn. Việc mua sắm, tiêu dùng bị chi phối bởi nhiều ảnh hưởng khách quan có tính thời vụ, vùng lãnh thổ và khả năng phủ sóng của đài truyền hình, do đó Công ty cần có các chính sách phù hợp trong việc lựa chọn đối tượng, khách hàng của mình, phải phân đoạn thị trường, sử dụng có hiệu quả các cách phân phối thì mới có thể chiếm lĩnh được thị trường.
+TV là mặt hàng có giá trị sử dụng lâu dài (tuổi thọ cao, độ bền lớn) đặc biệt đối với những TV sử dụng công nghệ, kỹ thuật mới. Vì vậy sẽ làm giảm mức tiêu dùng của khách hàng theo thời gian. Do đó, đòi hỏi Công ty phải kịp thời nắm bắt xu thế phát triển của nhu cầu khách hàng, khơi dậy nhu cầu của khách hàng tạo ra những nhu cầu mới của thị trường, thuận lợi cho công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty đồng thời thực hiện tốt chế độ bảo hành làm cho khách hàng yên tâm hơn khi mua hàng của Công ty.
2. Đặc điểm về công nghệ và quy trình sản xuất sản phẩm:
2.1. Về công nghệ sản xuất:
Sản phẩm TV là mặt hàng đòi hỏi công nghệ sản xuất tiên tiến, dây chuyền sản xuất hiện đại. Công ty đã nhập một số máy móc thiết bị, dây chuyền lắp ráp cận đại của Nhật Bản, Hàn Quốc đạt sản lượng 75000 sản phẩm cả năm. Các dây chuyền được thiết kế hoạt động điều khiển theo dạng logic có thể lập trình được, muốn thay đổi hoạt động của dây chuyền để thay đổi chủng loại sản phẩm chỉ việc lập trình và xử lý qua bộ vi mạch trung tâm.
Trong công nghệ lắp ráp thiết bị điện tử, đo kiểm là một khâu quan trọng. Giá trị thiết bị đo kiểm chiếm tới 50% tổng giá trị thiết bị đầu tư. Việc sử dụng thiết bị đo kiểm, kiểm tra từng c...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc và một số giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc Văn hóa, Xã hội 0
R Một số kỹ năng giải bài tập toán chương II - Hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số khó khăn và sai lầm thường gặp của học sinh THPT khi giải các bài toán tổ hợp, xác suất Luận văn Sư phạm 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top