tuanthanh872008
New Member
Download miễn phí Một số kiến thức cơ bản về phần cứng máy tính
Chất liệu chế tạo vỏ máy là một yếu tố rất quan trọng, yếu tố này đóng
góp đáng kể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá thành cơ bản của
sản phẩm. Trong ngành công nghiệp chế tạo vỏ máy tính thường thấy có
3 loại vật liệu hay được sử dụng là: nhựa tổng hợp, thép, nhôm. Mỗi loại
vật liệu kể trên đều có những ưu, nhược điểm riêng thép thì cứng, rắn
chắn giá thành thấp ( tùy theo độ dầy mỏng và cách gia công –nhưng ở
đây là nói chung.^_^) vì vậy vỏ máy chế tạo thừ thép có giá cả rất cạnh
tranh, thân máy cứng cáp, và độ ồn của các thùng máy chế tạo từ thép
thường là rất thấp. Nhưng nhược điểm của thép là nặng, dẫn nhiệt
kém.và chất liệu này nếu không được gia công cẩn thận thì khó lòng đem
lại cho bạn một sản phẩm ưng ý. Nhôm là chất là chất liệu rất phù hợp
trong chế tạo vỏ máy tính với những đặc tính nhẹ, mềm dẻo dẫn nhiệt tốt
thế nhưng nhược điểm của nhôm là giá thành cao và không được cứng
cáp. Nhưng thông thường trong việc chế tạo vỏ máy các nhà sản xuất
thông thường đều sử dụng hợp kim của nhôm nhằm khắc phục các yếu
điểm dễ bị oxy hóa và làm cho chất liệu trở lên cứng cáp hơn. Hầu hết
khung thân chính của vỏ máy ( thợ Việt nam gọi là “Xát si”.) đều được
làm từ thép hay nhôm và sau đó các chi tiết khác được gia công bằng
nhựa tổng hợp sự kết hợp này nhằm cân bằng, khắc phục các nhược điểm
của mỗi loại vật liệu và để đảm bảo giá thành hạ nhất cho các sản phẩm.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-02-25-mot_so_kien_thuc_co_ban_ve_phan_cung_may_tinh.OsrmHc2Gpb.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-59964/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
được thiết bị nào thì mất công..).Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin rất hữu ích tại đây;
2. Các chuẩn cho Motherboard và chuẩn mô tả vỏ máy
Tại sao lại dính dáng đến mainboard? Đơn giản vì các mô tả và chuẩn của
vỏ máy tính chủ yếu dựa trên các chuẩn kích thước của mainboard để sản
xuất..Phần này sẽ giới thiệu nhanh với bạn đọc các chuẩn phổ biến nhưng
bạn đọc nên quan tâm và chú ý nhất là 2 chuẩn ATX (hiện được sử dụng
rộng rãi) và BTX (chuẩn mới có thể sắp phổ biến hơn ATX). Ngoài ra
những cái khác cũng nên đọc cho biết:
AT và Baby AT : trước đây các loại mainboard được sử dụng trong các
PC chủ yếu là các loại có kích thước tương đối lớn (từ năm 1984 - theo
chuẩn từ năm IBM PC/XT chuẩn này quá cũ kỹ rôi` nên kô đề cập đến ở
đây). Sau đó chuẩn AT ( Advance Technology) ra đời được sử dụng phổ
biến cho thế hệ máy 386, 486.. tuy nhiên sau một thời gian chuẩn AT
cũng gặp một số vần đề về kích thước liên quan đến các drive bay do kích
thước còn tương đối lớn của mình và các nhà sản xuất cho ra đời Baby
AT kích thước giảm từ 12” xuống còn 8,5”. Và chuẩn Baby AT nhanh
chóng phổ biến do kích thước rất hợp lý của mình..Chuẩn AT và Baby
AT được sử dụng rộng rãi cho 2 thể loại vỏ máy Desktop và
Tower..Ngoài ra cũng có một vài biến thể của vỏ máy là LPX và mini
LPX được sản xuất..
Các loại chuẩn ATX: trước khi ATX xuất hiện ông lớn Intel còn đưa ra
một chuẩn NPX thay thế cho chuẩn LPX. Thế nhưng thay đổi thực sự
quan trọng nhất đó là sự ra đời của tiêu chuẩn ATX cũng của Intel vào
năm 1995 (được sử dụng rộng rãi phổ biến cho đến nay và được nâng cấp
liên tục) nó làm thay đổi hoàn toàn các thiết kế các loại mainboard, vỏ
máy tính ATX trở thành chuẩn công nghiệp thay thế cho AT và AT Baby.
Có được sự thành công như vậy là nhờ ATX kế thừa được các ưu điểm
nổi trội của chuẩn AT và bổ sung rất nhiều chức năng nâng cấp mở rộng.
ATX cũng là chuẩn có nhiều phiên bản thay đổi và nâng cấp nhất đặc biệt
ở phần I/O panel..
Dưới đây là môt số cỡ mainboard lớn nhất theo chuẩn ATX phổ biến:
+ Full ATX: có kích thước 19”x 9.6” (48.26 x 24.4cm)
+ Mini ATX: có kích thước 11.2”x 8.2” (28.45cm x 20.83cm)
+ Extended ATX: có kích thước 12”x 13” (30.48cm x 33.02cm)
+ WTX: chuẩn Workstation có kích thước 14”x 16.75” (35.56cm x
42.54cm)
+ microATX: có kích thước 9.6”x 9.6” (24.4cm x 24.4cm)
+ FlexATX: có kích thước 9”x 7.5” (22.86cm x 19.05cm)
2 chuẩn khác do Via Technology phát triển dựa trên nền tảng ATX:
+ Mini-ITX: do Via phát triển có kích thước 6.7”x6.7” ( 17cm x17cm)
+ Nano-ITX: do Via phát triển có kích thước 4.7”x4.7” ( 12cm x12cm)
Chuẩn BTX - Balanced Technology Extended: chuẩn mới này của
Intel đem lại 1 bộ mặt mới cho các mainboard và vỏ máy tính. Thiết kế
mới giúp cho hệ thống giải nhiệt tốt hơn rất nhiều bằng cách bố trí lại
thành phần và vị trí các cụm linh liện nhằm tối ưu các luồng khí giải nhiệt
lan truyền trong thùng máy. Chuẩn này ra đời giải quyết vấn đề lớn về
nhiệt độ mà các bộ vi xử lý Pentium 4 của Intel gặp phải. Ngoài ra đây
cũng là chuẩn mới ra đời nhằm đáp ứng các chuẩn thiết bị khác như
USB2.0, SATA, PCI Express..
Hiện mới có 4 loại kích cỡ theo chuẩn mới BTX đều cùng dài 26.67cm
+ BTX: có kích thước 12.8”x 10.5” (32.512cm x 26.67cm)
+ microBTX: có kích thước 10.4”x 10.5” (26.416 x 26.67cm)
+ nanoBTX: có kích thước 8.8”x 10.5” (22.352cm x 26.67cm)
+ picoBTX: có kích thước 8”x 10.5” (20.32cm x 26.67cm)
II. CẤU TRÚC CƠ BẢN VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHUẨN
CASE ATX
Do hiện nay nhiều chuẩn thiết kế không còn được sử dụng hay ít sử dụng nên
phần bài viết này chỉ tập trung vào chuẩn ATX 2.x hiện nay đang được sử
dụng rộng rãi cho đỡ tốn sức và mất thời gian đọc của anh em:
Có rất nhiều hãng chế tạo và sản xuất vỏ thùng máy dựa trên ATX Form
Factor để thiết kế nhưng mỗi hãng đều có những thay đổi nhỏ đặc thù
riêng cho phong cách thiết kế và tiện ích của mình. Nhưng tất cả các
thông số kỹ thuật về kích cỡ đều phải tuân thủ một cách chặt chẽ theo các
mô tả trong ATX-FF. Khi chế tạo các loại thùng máy này nhà sản xuất
thường cho phép người dùng có thể gắn rất nhiều loại kích cỡ mainboard.
Nhìn vào sơ đồ khối bạn có thể thấy cơ bản cấu tạo đơn giản của 1 thùng
máy theo chuẩn ATX chia làm 4 phần:
+ Khu vực lắp nguồn: tất cả các bộ nguồn khi được thiết kế cũng phải
tuân thủ các tiêu chuẩn về kích thước của ATX. (khi chế tạo, hay
modcase bạn hết sức lưu ý đến vấn đề kích thước)
+ Các khe 5.25”: khe tiêu chuẩn dành để lắp các thiết bị có kích thước
5,25” phổ thông như: CD, DVD, Function Panel..Nếu các khe này không
được lắp các thiết bị thì thông thường với các loại vỏ máy cao cấp sẽ
được lắp đặt các hệ thống quạt thông khí cho thùng máy. Tùy theo kích
thước của vỏ case thông thường phải có ít nhất là 4 khe 5,25”. Với một số
nhà sản xuất có thể có đến 6 hay 10 khe 5,25 mới đáp ứng đủ nhu cầu
lắp thêm các thiết bị của người sử dụng (nhất là mấy anh em thích độ case
rất khoái thể loại nhiều bay 5,25”)
+ Các khe 3.5”: khe tiêu chuẩn dành cho các thiết bị cỡ 35” phổ thông
như: HDD, FDD, ZIP..thông thường có từ 2 đến 6 khe trong 1 vỏ máy.
Các khe cắm này trong một số loại vỏ máy có thể chuyển đổi sang các
khe 5,25”
+ Khu lắp đặt cho mainboard: là phần lắp đặt chính trong hệ thống máy
tính với tùy theo thiết kế có thùng vỏ máy sẽ sử dụng ốc vít hay các bộ
gá đặc biệt để gắn mainboard vào thùng máy.. Khu vực này bắt buộc các
nhà sản xuất phải chế tạo các điểm gá hay bắt vít tuyệt đối chính xác nếu
không sẽ khó có thể lắp đặt được mainboard.
Với những người thiết kế, làm hay độ vỏ máy tính bạn cần nắm rõ các lỗ
bố trí trên các loại mainboard cùng với kích thước chính xác tuyệt đối
III. PHÂN LOẠI KÍCH THƯỚC, KIỂU DÁNG, HÌNH THỨC VỎ
MÁY
Nếu căn cứ vào hình dáng và kích thước bên ngoài thì có thể chia các loại
thùng máy tính thành 6 loại cơ bản. Với mỗi loại đều có những đặc điểm
và phân khúc thì trường phân chia tương đối rõ rệt.
+ Desktop:
Kiểu vỏ máy nằm thông thường có kích thước tầm trung trở xuống thích
hợp cho người dùng có không gian hẹp hay đơn giản là người dùng
không thích kiểu vỏ máy đứng. Tuy nhiên thị trường hiện nay của thể loại
vỏ máy nằm ngang hiện có tiềm năng rất lớn với sự xuất hiện một khái
niệm mới là Multimedia Home PC (máy tính tích hợp nhiều chức năng
giải trí dựa trên các nền tảng Intel Viiv, Amd Live!..Home Theater PC -
HTPC). Những người chơi âm thanh hay chơi multimedia cũng rất thích
các mẫu case dạng này vì họ có thể dễ dàng phối ghép rất phù hợp với
các hệ thống giải trí hay các hệ thống âm thanh đang sẵn có. Với kích
thước nhỏ và gọn nên các desktop chủ yếu sử dụng phù hợp cho các hệ
thống mainboard tích hợp có diện tích nhỏ: microATX, flex ATX,
miniATX... Một số loại destop cỡ trung vẫn lắp được các loại mainboard
ATX cỡ lớn hơn, nhưng đổi lại người sử dụng thông thường sẽ bị hạ...