vanthanhvan96

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Một số vấn đề cơ bản về kiểm nghiệm thuốc thú y





Theo qui định của Tổchức y tếthếgiới, thuốc giảlà chếphẩm được
sản xuất không đúng với nhãn ởkhía cạnh nhận dạng hay nguồn gốc thuốc
với sựcốý và mang tính chất lừa đảo của nhà sản xuất. Sản xuất sai thành
phần công thức đã đăng ký, không có hay không đủhàm lượng hoạt chất,
hay được đóng gói trong các bao bì giảmạo. Nhưvậy, có thểnói thuốc giảlà
những sản phẩm của người sản xuất mang ý đồlừa đảo, gian lận có thểdựa
vào một sốbiểu hiện đểphát hiện:



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ình ảnh của
ngành dược Việt Nam trong cộng đồng quốc tế và lẽ dĩ nhiên sẽ là một rào
cản rất lớn trong việc đưa hàng Việt Nam xâm nhập vào thị trường quốc tế.
Mặc dù ngành y tế đã có những sự chỉ đạo về phương diện đảm bảo và quản
lý chất lượng thuốc, với những quy định khá chặt chẽ. Nhưng sự tồn tại của
thuốc không đạt tiêu chuẩn chât lượng trên thị trường vẫn còn là một thách
thức đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy việc tiến hành kiểm
nghiệm chất lượng thuốc là rất cần thiết. Do đó chúng tui tiến hành tìm hiểu
chuyên đề: “Một số vấn đề cơ bản về kiểm nghiệm thuốc”
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Chất lượng thuốc và đảm bảo chất lượng
1.1. Thuốc và yêu cầu chất lượng
Khái niệm về thuốc:
Theo tổ chức y tế thế giới, thuốc là một chất hay một hỗn hợp các chất
được sản xuất đem bán, cung cấp để bán hay để giới thiệu sử dụng nhằm
mục đích: điều trị, làm giảm, phòng hay chẩn đoán bệnh tật, tình trạng cơ
thể bất thường hay triệu chứng bệnh; khôi phục, hiệu chỉnh, thay đổi chức
năng hữu cơ của cơ thể người (hay động vật thuốc thú y).
Vận dụng vào Việt Nam, trong “Điều lệ thuốc phòng bệnh, chữa
bệnh” ban hành 24/1/1999 quy định: Thuốc là những sản phẩm có nguồn
gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật, hay sinh học đươc sản xuất để dùng
cho người nhằm:
- Phòng bệnh, chữa bệnh.
- Phục hồi, điều chỉnh chức năng cơ thể.
- Làm giảm triệu chứng bệnh.
- Chẩn đoán bệnh.
- Phục hồi nâng cao sức khoẻ.
- Làm mất cảm giác một bộ phận hay toàn than.
- Làm ảnh hưởng quá trình sinh sản.
- Làm thay đổi hình dáng cơ thể.
- Vật liệu dùng trong khoa răng, bông băng, chỉ khâu y tế, … cũng
được coi là thuốc.
Chất lượng thuốc và yêu cầu chất lượng:
Chất lượng của một thuốc là tổng hợp các tính chất đặc trưng của
thuốc đó ( thí dụ: có chứa đúng các thành phần theo tỉ lệ quy định, có độ
tinh khiết theo yêu cầu, đóng gói nhãn mác theo quy định…) được thể hiện
ở một mức độ phù hợp với những yêu cầu kĩ thuật đã định trước tuỳ điều
kiện nhất định về kinh tế, kĩ thuật, xã hội…nhằm đảm bảo cho thuốc đó đạt
các mục tiêu sau:
- Có hiệu lực phòng bệnh và chữa bệnh
- Không có hay ít tác dụng có hại
- Ổn định về chất lượng trong thời hạn đã xác định
- Tiện dụng và dễ bảo quản.
Thuốc là sản phẩm hàng hoá đặc biệt, có quan hệ trực tiếp đến sức
khoẻ cộng đồng, đến chất lượng và hiệu quả của việc phòng bệnh, chữa
bệnh. Vì thế thuốc phải được đảm bảo chất lượng trong toàn bộ quá trình
sản xuất từ nguyên liệu cho đến thành phẩm, trong quá trình bảo quản, lưu
thông phân phối đến người sử dụng.
Mục tiêu của đảm bảo chất lượng trên chỉ được coi là đạt khi nào
thuốc đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
- Thuốc có chứa đúng các thành phần theo tỉ lệ quy địnhcủa các công
thức đã được đăng kí và được cấp phép (định tính, định lượng).
- Thuốc được sản xuất và sản xuất theo đúng các quy trình đã được
đăng kí và được phép.
- Có độ tinh khiết đạt yêu cầu quy định.
- Thuốc được đóng gói trong các đồ đựng và đồ bao gói với nhãn thích
hợp và đúng quy cách đã đăng kí.
- Thuốc được bảo quản, phân phối, quản lý theo quy định để chất
lượng của thuốc được duy trì trong suốt tuổi thọ đã đăng kí hay thời hạn
bảo hành.
Để đạt mục tiêu trên, cần có nhiều yếu tố, trong đó 3 yếu tố cơ
bản phải có là:
- Thực hành tốt sản xuất (GMP)
- Thực hành tốt kiểm nghiệm (GLP)
- Thực hành tốt tồn trữ (GSP)
1.1 . Thực hành sản xuất tốt (Good Manufacture Practice)
Bao gồm những quy định chặt chẽ và chi tiết về mọi mặt của quá trình
sản xuất như: Tổ chức, nhân sự, cơ sở và tiện nghi, máy móc, trang thiết bị,
kiểm tra nguyên phụ liệu, bao bì, đóng gói, kiểm tra bán thành phẩm, thành
phẩm cuối cùng…nhằm để sản xuất ra được thuốc theo dự kiến và đạt tiêu
chuẩn kĩ thuật đã đặt ra. Muốn vậy phải thực hiện được các yêu cầu cơ bản
sau:
- Tất cả các quy trình sản xuất phải được theo dõi quy định rõ ràng và
chắc chắn có khả năng đạt mục đích đề ra.
- Các cán bộ, nhân viên phải được đào tạo đạt yêu cầu, cơ sở và diện
tích phù hợp, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ, nguyên liệu, phụ
liệu, bao bì, đóng gói, nhãn,… đúng quy cách và theo yêu cầu đã đề ra.
- Trong suốt quá trình sản xuất phải có sự kiểm tra, theo dõi, ghi chép
đầy đủ để chứng minh rằng tất cả các giai đoạn của quy trình sản xuất đều
được thực hiện nghiêm chỉnh, có chất lượng và số lượng sản phẩm phù hợp
với quy định.
- Có các hồ sơ sản xuất và phân phối dễ dàng để xem xét lịch sử của
một lô thuốc nào đó.
- Có một hệ thống tổ chức cần thiết để khi cần có thể thu hồi bất kì lô
thuốc nào đã cấp phát hay bán ra.
1.2 . Thực hành tốt phòng thí nghiệm (Good Laboratory Practice)
Bao gồm những quy định chặt chẽ và chi tiết các yếu tố tham gia và
quá trình kiểm tra chất lượng thuốc, nhằm đảm bảo kết quả có độ chính
xác, đúng và khách quan.
Để thực hành tốt quá trình kiểm tra chất lượng thuốc, cần đáp
ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Cán bộ được đào tạo chu đáo, được tổ chức tốt, có trình độ cao, có ý
thức trách nhiệm.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt, đáp ứng yêu cầu kĩ thuật.
- Hoá chất, thuốc thử, chất chuẩn tốt.
- Điều kiện vệ sinh tốt.
- Lấy mẫu, lưu mẫu tốt.
- Kết quả thử nghiệm tốt, ghi chép xử lý số liệu tốt.
- Hồ sơ lưu trữ tốt…
1.3. Thực hành tốt bảo quản thuốc (Good Storage Practice)
Bao gồm những quy định chặt chẽ và nghiêm ngặt cho việc tồn trữ,
điều kiện bảo quản, xuất nhập nguyên phụ liệu, bao bì, chế phẩm, nhãn
thuốc… Tất cả nhằm giám sát kiểm tra chặt chẽ để thuốc đảm bảo chất
lượng đến người sử dụng. Muốn thực hành tồn trữ thuốc tốt cần lưu ý làm
tốt các yêu cầu sau:
- Cán bộ phải được đào tạo phù hợp, có trách nhiệm.
- Nhà cửa và phương tiện bảo quản tốt.
- Điều kiện vệ sinh tốt.
- Thực hiện tốt quy trình bảo quản : nguyên liệu, bán sản phẩm, sản
phẩm, bao bì, đóng gói…
- Quy trình bảo quản, vận chuyển phải được tuân thủ nghiêm chỉnh.
2. Kiểm tra chất lượng thuốc (Drug quality control)
2.1 . Khái niệm
Kiểm tra chất lượng thuốc hay kiểm nghiệm thuốc là việc sử dụng các
phương pháp phân tích: lý học, hoá học, hoá lý, sinh vật, vi sinh vật,… đã
quy định để xác nhận một thuốc hay một nguyên liệu làm thuốc có đạt hay
không đạt tiêu chuẩn quy định. Nói một cách cụ thể là kiểm tra chất lượng
thuốc nhằm đảm bảo trả lời các câu hỏi:
- Đây có phải là thuốc cần kiểm tra hay không?
- Có đảm bảo hoạt lực hay hàm lượng đã đăng kí và được duyệt?
- Có đạt độ tinh khiết theo yêu cầu hay không?
- Có bị phân huỷ hay biến chất hay không?
- Đồ bao gói, nhãn có đúng quy cách không?
Như vậy mục tiêu cơ bản...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top