van_lee

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Một số vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam





PHỤ LỤC
A.BẢN CHẤT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
B.NỘI DUNG
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
1.1. Quan niệm về KTTT định hướng XHCN
1.2. Sự cần thiết khách quan phát triển KTTT định hướng XHCN
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM
2.1. Mô hình KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
2.2. Hình thức sở hữu trong nền KTTT
2.3. Tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện công bằng xã hội
2.4. Cơ chế vận hành nền kinh tế
2.5. Nền KTTT định hướng XHCN cũng là nền kinh tế mở, hội nhập
III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN KTTT
3.1. Thực trạng KTTT ở Việt Nam
3.2. Giải pháp cơ bản để phát triển KTTT định hướng XHCN
C. KẾT LUẬN
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phải là sự gán ghép chủ quan giữa KTTT và CNXH mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của KTTT trong thời đại ngày nay. KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kì quá độ ở Việt Nam. Đây là một kiểu KTTTmới trong lịch sử phát triển của KTTT. Cũng có thể nói KTTT là cái phổ biến còn KTTT định hướng XHCN là cái đặc thù của Việt Nam. Nói KTTT định hướng XHCN có nghĩa là nền kinh tế của nước ta không phải là kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp như trước nhưng cũng không phải là nền KTTT tự do theo cách của các nước tư bản, tức là không phải KTTT TBCN cũng chưa hoàn toàn KTTT XHCN. Bởi vì Việt Nam còn đang ở trong thời kì quá độ lên CNXH còn có sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và mới, vừa có vừa chưa đủ các yếu tố của CNXH .
+Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ rõ: KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những qui luật của KTTT vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH thể hiện trên cả 3 mặt: sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối. Nói cách khác, KTTT định hướng XHCN là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước.
+Nó mang những đặc trưng chung của KTTT:
-Nền kinh tế vận hành theo những quy luật vốn có của KTTTnhư quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh...sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế.
-KTTT là nền kinh tế mở.
-Tính tự chủ cao của các chủ thể kinh tế mà sự hình thành giá cả thị trường do thị trường quyết định. Trong KTTT cạnh tranh là tất yếu.
-Nếu là kinh tế thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hóa, các chính sách kinh tế.
-Ngoài ra KTTT định hướng XHCN còn có cái đặc thù phát triển theo định hướng XHCN với thành phần kinh tế nhà nước, sự quản lý vĩ mô của nhà nước.
2.2. Hình thức sở hữu trong nền KTTT định hướng XHCN:
Nền KTTT định hướng XHCNcó nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nếu KTTTTB cũng dựa trên nhiều quan hệ sở hữu trong đó quan hệ sở hữu tư nhân làm nền tảng còn KTTTVN cũng dựa trên nhiều quan hệ sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân ( gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư nhân tư bản ). Gắn liền với nó là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần: kinh tế nhà nước, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế nói trên tồn tại một cách khách quan và là những bộ phận cần thiết của nền kinh tế trong thời kì quá độ lên CNXH. Vì vậy phát triển nền KTTTnhiều thành phần là một tất yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy chúng ta mới khai thác được mọi tiềm lực kinh tế, nâng cao được hiệu quả kinh tế, do đó không chỉ củng cố và phát triển các thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu là thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể mà còn phải khuyến khích các thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu phát triển để hình thành nền KTTT rộng lớn.
Trong nền KTTT nhiều thành phần ở nước ta kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính chất bản chất giữa KTTT định hướng XHCN với KTTT TBCN. Tính định hướng XHCN của nền KTTT ở nước ta đã quyết định kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
2.3. Tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn liền thực hiện công bằng xã hội trong nền KTTT định hướng XHCN:
Tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn liền với việc thực hiện công bằng xã hội trong mỗi bước phát triển, trong đó tăng trưởng và phát triển là điều kiện tiền đề công bằng xã hội là mục tiêu, đích và khi thực hiện nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong KTTT TBCN khi mâu thuẫn xã hội đã trở nên gay gắt thì nhà nước tư bản cũng có những chính sách để thực thi giải quyết mâu thuẫn xã hội như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp cho người tàn tật, người già cô đơn. Thực hiện công bằng xã hội phải ngăn chặn việc phân hóa xã hội thành hai cực giàu và nghèo. Năm 19991xóa đói giảm nghèo, năm 2004 còn 10% xóa hơn 2500 hộ nghèo. Phân phối công bằng phải tạo ra điều kiện cho người lao động thực hiện khả năng lao động của mình.
2.4. Cơ chế vận hành nền kinh tế:
Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước:
Nền KTTT định hướng XHCN cũng vận động theo yêu cầu của những quy luật vốn có của KTTT như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh... giá cả do thị trường quyết định. Trong điều kiện ngày nay, hầu như tất cả các nền kinh tế của các nước trên thế giới đều có sự quản lý của nhà nước để sửa chữa một mức độ nào đó “ những thất bại của thị trường.” Vai trò quản lý của nhà nước XHCN là hết sức quan trọng. Nó đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao, đặc biệt là đảm bảo công bằng xã hội. Không ai ngoài nhà nước có thể giảm bớt sự chênh lệch giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng của đất nước trong điều kiện KTTT.
Nhà nước quản lý nền KTTT định hướng XHCN theo nguyên tắc kết hợp kế hoạch và thị trường. Thị trường là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, nó tồn tại khách quan tự vận động theo những quy luật vốn có của nó. Còn kế hoạch hóa là hình thức thực hiện của tính kế hoạch, nó là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý. Kế hoạch và cơ chế thị trường là hai phương tiện khác nhau để phát triển và điều tiết nền kinh tế. Kế hoạch là sự điều tiết có ý thức của chủ thể quản lý đối với nền kinh tế còn cơ chế thị trường là sự điều tiết của bản thân nền kinh tế. Kế hoạch và thị trường cần được kết hợp với nhau trong cơ chế vận hành nền KTTT định hướng XHCN.
Song cơ chế thị trường cũng có khuyết tật của nó. Khuyết tật cơ bản của cơ chế thị trường là tính tự phát nên có thể đưa đến sự mất cân đối gây tổn hại cho nền kinh tế. Vì thế, cần có sự kết hợp kế hoạch với thị...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top