bonbon140802

New Member
Download miễn phí Khóa luận Một số vấn đề pháp lý về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP 3
1. Khái quát chung về mua bán doanh nghiệp 3
1.1. Khái niệm mua bán doanh nghiệp 3
1.2. Phân biệt mua bán doanh nghiệp và mua bán tài sản doanh nghiệp 7
2. Những đặc trưng cơ bản của hoạt động mua bán doanh nghiệp 8
2.1. Chủ thể của quan hệ mua bán doanh nghiệp 8
2.1.1. Bên bán 8
2.1.2. Bên mua 9
2.2. Đối tượng của quan hệ mua bán doanh nghiệp 10
2.3. Tài sản doanh nghiệp và vấn đề định giá giá trị doanh nghiệp 11
2.3.1. Tài sản doanh nghiệp 11
2.3.2. Định giá tài sản của doanh nghiệp. 17
2.3.2.1. Định giá tài sản hữu hình 17
2.3.2.2. Định giá giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp 19
2.3.2.3. Định giá các quyền và nghĩa vụ tài sản 23
2.4. Các cách mua bán doanh nghiệp 23
2.5. Hình thức của quan hệ mua bán doanh nghiệp 24
2.6. Đăng ký kinh doanh lại và sự kế thừa nghĩa vụ trong mua bán doanh nghiệp 24
2.6.1. Đăng ký kinh doanh lại 24
2.6.2. Sự kế thừa nghĩa vụ trong mua bán doanh nghiệp 24
CHƯƠNG II 26
PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP 26
VÀ MỘT VÀI KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 26
1. Pháp luật về mua bán doanh nghiệp 26
1.2. Pháp luật về Mua bán công ty nhà nước 29
1.3. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo các quy định pháp luật hiện hành 39
2. Một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở việt nam hiện nay 40
2.1. Mở rộng đối tượng điều chỉnh 40
2.2. Hoàn thiện hệ thống các quy định về mua bán doanh nghiệp 42
KẾT LUẬN 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
BẢNG VIẾT TẮT 46
Năm 2005 là năm đánh dấu sự thay đổi lớn trong hệ thống văn bản pháp luật (VBPL) kinh tế Việt Nam. Cùng với Bộ luật dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, hai văn bản pháp luật bao gồm Luật đầu tư 2005 và Luật doanh nghiệp 2005 đã bước đầu tạo ra một khung pháp lý thống nhất, đồng bộ, thông thoáng, rõ ràng và minh bạch cho hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ta. Bên cạnh việc cho ra đời các công cụ pháp lý phù hợp cho toàn thể các doanh nhân, nhà quản lý và những người đang hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại, hệ thống các VBPL này thực sự là bước đi định hướng, tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam thực thi các thoả thuận mà Quốc hội và Chính phủ đã cam kết trong các điều ước song phương, đa phương, cũng như khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sang nền “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, đã làm phát sinh và phát triển nhiều lĩnh vực kinh doanh mới như: đầu tư chứng khoán, nhượng quyền thương mại, kinh doanh đa cấp và các ngành nghề kinh doanh gắn liền với công nghệ thông tin.
Gần đây, cùng với sự sôi động của thị trường chứng khoán, một thị trường khác cũng đang có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư, các chủ thể kinh doanh, các tổ chức, cá nhân đó là thị trường mua bán doanh nghiệp. Với những đặc điểm tích cực được xác định, mua bán doanh nghiệp là một trong những cách lựa chọn tốt nhất để giải quyết tình trạng bế tắc của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, gặp khó khăn về tài chính. Đặc biệt là, khi muốn chuyển sang lĩnh vực kinh doanh mới hay khi muốn khởi đầu một công việc kinh doanh mà chưa có đầy đủ cơ sở vật chất, hệ thống khách hàng chưa được thiết lập, hay chưa có một tên thương mại nổi tiếng, các nhà đầu tư thường tìm đến với hoạt động mua bán doanh nghiệp.
Tuy vậy, không thể phủ nhận được là hoạt động mua bán doanh nghiệp là một lĩnh vực kinh doanh tương đối mới. Tại Việt Nam, các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực này vẫn còn chưa được tổng kết thành hệ thống lý luận trong khoa học pháp lý. Mặt khác, trên thực tế, hệ thống pháp luật hiện nay của Việt Nam còn thiếu các quy định để điều chỉnh trực tiếp, đồng bộ cho hoạt động mua bán doanh nghiệp. Chỉ với một vài điều luật như điều 145 của Luật doanh nghiệp 2005, quy định về quyền bán doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp tư nhân, hay một vài điều trong Nghị Định 80/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005 chỉ điều chỉnh bộ phận mua bán công ty nhà nước thì chưa thể gọi là đủ để điều chỉnh quan hệ pháp luật tương đối rộng lớn và phức tạp này. Bên cạnh đó, một vài bất cập trong những quy định hiện hành cũng có thể được chỉ ra như: pháp luật yêu cầu sau khi mua lại doanh nghiệp nhất định chủ sở hữu mới phải tiến hành đăng kí kinh doanh lại, vì vậy, thực chất của việc mua bán doanh nghiệp chính là hoạt động mua bán tài sản, chuyển nhượng tài sản doanh nghiệp mà không chuyển nhượng tư cách pháp lý. Có thể nói, những quy định này không phù hợp với quan điểm nhìn nhận hoạt động mua bán doanh nghiệp là hoạt động có tính thương mại, theo đó, người mua không những được chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp mà còn phải được khai thác các thuộc tính thương mại của nó, có nghĩa là được tiếp tục kinh doanh bằng tư cách pháp lý của doanh nghiệp.
Như vậy, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần nhìn nhận mua bán doanh nghiệp theo một quan điểm nhất quán và cần thống nhất điều chỉnh mua bán doanh nghiệp bằng các quy định pháp luật đồng bộ, không chỉ dừng lại ở doanh nghiệp tư nhân hay công ty nhà nước mà cho tất cả các loại hình doanh nghiệp là hết sức cần thiết đối với hoạt động mua bán doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Một số vấn đề pháp lý về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình, với mục đích bước đầu tiếp cận, phân tích và giải quyết những vấn đề có liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán doanh nghiệp.


CHƯƠNG I
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP

1. Khái quát chung về mua bán doanh nghiệp
1.1. Khái niệm mua bán doanh nghiệp
Mua bán doanh nghiệp là một lĩnh vực kinh doanh mới ở Việt Nam. Theo một số ý kiến đánh giá, khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới( WTO), cùng với quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), hầu như mọi rào cản thương mại được dỡ bỏ, vì vậy, các hoạt động đầu tư, mua bán doanh nghiệp và dịch vụ kèm theo sẽ trở nên sôi động hơn bao giờ hết ( - Mua bán doanh nghiệp đã đến thời kỳ sôi động (Nguồn tạp chí tài chính)). Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam khoa học pháp lý chưa đề cập đến vấn đề này một cách có hệ thống, cũng như các quy định pháp luật hiện nay chưa thể tạo thành một khung pháp lý thống nhất và đồng bộ để trực tiếp điều chỉnh toàn bộ hoạt động mua bán doanh nghiệp. Liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán doanh nghiệp, việc tiếp cận khái niệm mua bán tài sản dân sự, khái niệm mua bán hàng hoá trong thương mại và các khái niệm có liên quan sẽ là cơ sở để tiến tới xây dựng một khái niệm “mua bán doanh nghiệp" trên tinh thần các quy định pháp luật hiện hành.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Pnt14789

New Member
Re: [Free] vài vấn đề pháp lý về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam

Xin bác cho em link bài này
thanks bác
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top