chi_heoboo
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I. Những khái niệm chung. 2
1. Khái niệm 2
2. Khái niệm về quyền sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề. 3
II. Căn cứ xác lập, chấm dứt quyền về lối đi qua bất động sản liền kề. 4
1. Căn cứ xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề. 4
2. Căn cứ chấm dứt quyền về lối đi qua bất động sản liền kề. 7
III. Một số vấn đề về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề. 8
1. Quy định của luật dân sự 2005 về quyền lối đi qua bất động sản liền kề. 8
2. So sánh quy định của luật dân sự Việt Nam 2005 về quyền lối đi qua bất động sản liền kề với các bộ luật khác. 15
3. Những bất cập còn tồn tại trong thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền lối đi qua bất động sản liền kề. 17
KẾT LUẬN 19
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thực tiễn cuộc sống, có những trường hợp bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản thuộc nhiều chủ sở hữu khác nhau. Khi đó, chủ sở hữu bất động sản bị vậy bọc có quyền yêu cầu một trong các chủ sở hữu bất động sản liền kề thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của họ mà một trong số đó là nhu cầu có lối đi qua bất động sản liền kề. Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm bởi lẽ việc mở một lối đi qua ảnh hưởng trực tiếp đến chủ sở hữu bất động sản đó. Nó không chỉ làm chủ sở hữu mất đi quyền lợi về phần bất động sản đem mở lối đi mà còn liên tục ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, kinh doanh,… của họ. Chủ sở hữu bất động sản có lối đi qua không thể hạn chế quyền sử dụng lối đi của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc. Đồng thời chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc cũng không thể tùy tiện mở lối đi qua một bất động sản khác không thuộc sở hữu của mình. Do đó, vấn đề quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là một vấn đề đặc biệt quan trọng và phức tạp.
NỘI DUNG
I. Những khái niệm chung.
1. Khái niệm
- Bất động sản: bất động sản được hiểu là những tài sản không chuyển dời được. Theo quy định tại khoản 1 Điều 174 BLDS thì bất động sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định.
- Bất động sản liền kề: một bất động sản trong mối liên hệ với các bất động sản được coi là liền kề khác có thể phải chịu các “dịch lụy” được quy định trong chương XVI – phần hai của BLDS. Do đó việc hiểu thế nào là một bất động sản liền kề là một vấn đề đặc biệt quan trong liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu. Theo cách hiểu hiện nay, bất động sản được coi là liền kề với một bất động sản khác và có thể chịu hạn chế về quyền khi chúng thuộc bất động sản về bản chất do tính chất không dời đi được và giữa chúng tồn tại một ranh giới về địa lí cũng như về pháp lí. Theo quy định của BLDS thì bất động sản liền kề chỉ được áp dụng đối với đất đai và một số công trình xây dựng mà giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ về vật lý cũng như về pháp lý được pháp luật ghi nhận.
2. Khái niệm về quyền sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề.
Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là một trong các phương diện thể hiện của quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được pháp luật Việt Nam ghi nhận. Do đó trước hết ta phải làm rõ thế nào là quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.
Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề là việc một bất động sản chịu sự khai thác của một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của một người khác. Điều 273 BLDS quy định: “Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thỏa thuận khác.”. Điều luật này đã ghi nhận những quyền năng của chủ sở hữu bất động sản liền kề trong điều kiện cần thiết và hợp lí dựa trên sự thỏa thuận của các chủ sở hữu. Như vậy, quyền này tồn tại không phụ thuộc vào việc thay đổi chủ sở hữu của bất động sản bị vây bọc và bất động sản liền kề. Chủ sở hữu bất động sản liền kề vẫn sử dụng, khai thác các quyền lợi bất động sản của mình một cách bình thường chỉ duy nhất phải chịu thêm nghĩa vụ đối với bất động sản bị vây bọc.
Từ phân tích trên ta kết luận: quyền sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề là việc bất động sản vây bọc có quyền sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề dựa trên nguyên tắc thỏa thuận đôi bên một cách hợp lí.
II. Căn cứ xác lập, chấm dứt quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.
1. Căn cứ xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.
* Xác lập theo nguyên tắc thỏa thuận
Tự do, tự nguyện cam kết là nguyên tắc cơ bản của quan hệ pháp luật dân sự. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể tự do thỏa thuận theo nguyện vọng và ý chí của mình để tạo nên quyền về lối đi qua bất động sản liền kề. Các chủ sở hữu có thể thỏa thuận về:
• Giới hạn, kích thước của lối đi qua bất động sản liền kề.
• Cách thức sử dụng: ngăn lối đi riêng hay đi xuyên qua.
• Thời hạn sử dụng lối đi.
• Mức đền bù.
• Cách thức thực hiện đền bù.
Ngoài ra tất cả các thỏa thuận này phải phù hợp với quy định của pháp luật và không vi phạm điều cấm của luật thì mới có hiệu lực pháp luật; đồng thời cũng phải phù hợp với thuần phong mĩ tục, đạo đức xã hội. Sự thỏa thuận này có ý nghĩa lớn trong việc cân bằng yêu cầu, tôn trọng ý chí của mỗi bên trong khi sử dụng. Trong trường hợp không đạt được sự thỏa thuận thì các bên có thể có thể yêu cầu Tòa án can thiệp giải quyết. Đặc biệt, quyền này có thể được xác lập thông qua các hành vi pháp lí đơn phương như chuyển quyền sử dụng đất, thừa kế lại nhà đất.
* Xác lập theo quy định của pháp luật.
Chúng ta phải khẳng định một vấn đề trước hết rằng tất cả mọi quyền dân sự nói chung và quyền về lối đi qua bất động sản liền kề nói riêng đều phải được xác lập trên quy định của pháp luật. Bởi lẽ chỉ khi các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì nó mới trở thành quan hệ pháp luật; và chỉ khi đó thì các quyền và nghĩa vụ dân dự mới phát sinh, được công nhận về mặt pháp lí và được pháp luật bảo vệ. Do đó việc thỏa thuận về quyền lối đi qua bất động sản liền kề cũng phải được xác lập dựa trên căn cứ pháp luật. Các căn cứ pháp luật này bao gồm:
- Xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề thông qua cách chuyển giao bất động sản theo khoản 2 Điều 274 BLDS: “Trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đã được xác lập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thì người được chuyển giao nhà, quyền sử dụng đất cũng được hưởng quyền đó.”. Căn cứ vào quy định này ta có thể xác định khi chuyển giao quyền sử dụng nhà, đất thì nghiễm nhiên quyền sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề cũng được chuyển giao cho chủ sở hữu mới.
• Đối với người được chuyển giao quyền sử dụng đất: họ được quyền sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề từ chủ sở hữu mà không phải thông qua thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản liền kề. Họ là người kế quyền từ người đã chuyển giao một cách hợp pháp. Chủ sở hữu bất động sản liền kề không có quyền ngăn cản chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc mới sử dụng lối đi qua.
• Trong trường hợp chủ sở hữu bất động sản liền kề (bất động sản chịu hạn chế) chuyển giao quyền sử dụng bất động sản đó thì chủ sở hữu mới phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đối với bất động sản bị vây bọc.
Tất nhiên, pháp luật cũng tôn trọng nếu các chủ sở hữu có thỏa thuân lại về quyền lối đi qua bất động sản liền kề. Như vậy việc chuyển chủ sở hữu bất động sản không làm thay đổi quyền lối đi qua bất động sản liền kề trước đó mà bản chất ở đây chỉ là mối quan heeh giữa các bất động sản kiền kề với nhau.
- Xác lập quyền lối đi qua bất động sản liền kề theo thời hiệu. Theo Điều 247 BLDS: “1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Ðiều này.
2. Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó.”
Như vậy, nếu một người chiếm hữu, sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề một cách công khai, liên tục và ngay tình trong 30 năm thì sẽ có quyền sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề cho đến khi có sự kiện làm chấm dứt nó.
- Xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề thông qua sự phân chia bất động sản. Theo khoản 3 Điều 275 BLDS: “Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Ðiều này mà không có đền bù.”. Như vậy trong trường hợp một bất động sản bị phân chia thành nhiều bất động sản cho nhiều chủ sở hữu khác nhau thì có thể dẫn đến tình trang có chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác. Do đó, để đảm bảo khả năng sử dụng khai thác một cách bình thường bất động sản bị vây bọc thì pháp luật quy định khi phân chia bất động sản phải dành ra một lối đi cần thiết và hợp lí cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều 275 BLDS.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I. Những khái niệm chung. 2
1. Khái niệm 2
2. Khái niệm về quyền sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề. 3
II. Căn cứ xác lập, chấm dứt quyền về lối đi qua bất động sản liền kề. 4
1. Căn cứ xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề. 4
2. Căn cứ chấm dứt quyền về lối đi qua bất động sản liền kề. 7
III. Một số vấn đề về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề. 8
1. Quy định của luật dân sự 2005 về quyền lối đi qua bất động sản liền kề. 8
2. So sánh quy định của luật dân sự Việt Nam 2005 về quyền lối đi qua bất động sản liền kề với các bộ luật khác. 15
3. Những bất cập còn tồn tại trong thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền lối đi qua bất động sản liền kề. 17
KẾT LUẬN 19
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thực tiễn cuộc sống, có những trường hợp bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản thuộc nhiều chủ sở hữu khác nhau. Khi đó, chủ sở hữu bất động sản bị vậy bọc có quyền yêu cầu một trong các chủ sở hữu bất động sản liền kề thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của họ mà một trong số đó là nhu cầu có lối đi qua bất động sản liền kề. Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm bởi lẽ việc mở một lối đi qua ảnh hưởng trực tiếp đến chủ sở hữu bất động sản đó. Nó không chỉ làm chủ sở hữu mất đi quyền lợi về phần bất động sản đem mở lối đi mà còn liên tục ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, kinh doanh,… của họ. Chủ sở hữu bất động sản có lối đi qua không thể hạn chế quyền sử dụng lối đi của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc. Đồng thời chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc cũng không thể tùy tiện mở lối đi qua một bất động sản khác không thuộc sở hữu của mình. Do đó, vấn đề quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là một vấn đề đặc biệt quan trọng và phức tạp.
NỘI DUNG
I. Những khái niệm chung.
1. Khái niệm
- Bất động sản: bất động sản được hiểu là những tài sản không chuyển dời được. Theo quy định tại khoản 1 Điều 174 BLDS thì bất động sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định.
- Bất động sản liền kề: một bất động sản trong mối liên hệ với các bất động sản được coi là liền kề khác có thể phải chịu các “dịch lụy” được quy định trong chương XVI – phần hai của BLDS. Do đó việc hiểu thế nào là một bất động sản liền kề là một vấn đề đặc biệt quan trong liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu. Theo cách hiểu hiện nay, bất động sản được coi là liền kề với một bất động sản khác và có thể chịu hạn chế về quyền khi chúng thuộc bất động sản về bản chất do tính chất không dời đi được và giữa chúng tồn tại một ranh giới về địa lí cũng như về pháp lí. Theo quy định của BLDS thì bất động sản liền kề chỉ được áp dụng đối với đất đai và một số công trình xây dựng mà giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ về vật lý cũng như về pháp lý được pháp luật ghi nhận.
2. Khái niệm về quyền sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề.
Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là một trong các phương diện thể hiện của quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được pháp luật Việt Nam ghi nhận. Do đó trước hết ta phải làm rõ thế nào là quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.
Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề là việc một bất động sản chịu sự khai thác của một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của một người khác. Điều 273 BLDS quy định: “Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thỏa thuận khác.”. Điều luật này đã ghi nhận những quyền năng của chủ sở hữu bất động sản liền kề trong điều kiện cần thiết và hợp lí dựa trên sự thỏa thuận của các chủ sở hữu. Như vậy, quyền này tồn tại không phụ thuộc vào việc thay đổi chủ sở hữu của bất động sản bị vây bọc và bất động sản liền kề. Chủ sở hữu bất động sản liền kề vẫn sử dụng, khai thác các quyền lợi bất động sản của mình một cách bình thường chỉ duy nhất phải chịu thêm nghĩa vụ đối với bất động sản bị vây bọc.
Từ phân tích trên ta kết luận: quyền sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề là việc bất động sản vây bọc có quyền sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề dựa trên nguyên tắc thỏa thuận đôi bên một cách hợp lí.
II. Căn cứ xác lập, chấm dứt quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.
1. Căn cứ xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.
* Xác lập theo nguyên tắc thỏa thuận
Tự do, tự nguyện cam kết là nguyên tắc cơ bản của quan hệ pháp luật dân sự. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể tự do thỏa thuận theo nguyện vọng và ý chí của mình để tạo nên quyền về lối đi qua bất động sản liền kề. Các chủ sở hữu có thể thỏa thuận về:
• Giới hạn, kích thước của lối đi qua bất động sản liền kề.
• Cách thức sử dụng: ngăn lối đi riêng hay đi xuyên qua.
• Thời hạn sử dụng lối đi.
• Mức đền bù.
• Cách thức thực hiện đền bù.
Ngoài ra tất cả các thỏa thuận này phải phù hợp với quy định của pháp luật và không vi phạm điều cấm của luật thì mới có hiệu lực pháp luật; đồng thời cũng phải phù hợp với thuần phong mĩ tục, đạo đức xã hội. Sự thỏa thuận này có ý nghĩa lớn trong việc cân bằng yêu cầu, tôn trọng ý chí của mỗi bên trong khi sử dụng. Trong trường hợp không đạt được sự thỏa thuận thì các bên có thể có thể yêu cầu Tòa án can thiệp giải quyết. Đặc biệt, quyền này có thể được xác lập thông qua các hành vi pháp lí đơn phương như chuyển quyền sử dụng đất, thừa kế lại nhà đất.
* Xác lập theo quy định của pháp luật.
Chúng ta phải khẳng định một vấn đề trước hết rằng tất cả mọi quyền dân sự nói chung và quyền về lối đi qua bất động sản liền kề nói riêng đều phải được xác lập trên quy định của pháp luật. Bởi lẽ chỉ khi các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì nó mới trở thành quan hệ pháp luật; và chỉ khi đó thì các quyền và nghĩa vụ dân dự mới phát sinh, được công nhận về mặt pháp lí và được pháp luật bảo vệ. Do đó việc thỏa thuận về quyền lối đi qua bất động sản liền kề cũng phải được xác lập dựa trên căn cứ pháp luật. Các căn cứ pháp luật này bao gồm:
- Xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề thông qua cách chuyển giao bất động sản theo khoản 2 Điều 274 BLDS: “Trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đã được xác lập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thì người được chuyển giao nhà, quyền sử dụng đất cũng được hưởng quyền đó.”. Căn cứ vào quy định này ta có thể xác định khi chuyển giao quyền sử dụng nhà, đất thì nghiễm nhiên quyền sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề cũng được chuyển giao cho chủ sở hữu mới.
• Đối với người được chuyển giao quyền sử dụng đất: họ được quyền sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề từ chủ sở hữu mà không phải thông qua thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản liền kề. Họ là người kế quyền từ người đã chuyển giao một cách hợp pháp. Chủ sở hữu bất động sản liền kề không có quyền ngăn cản chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc mới sử dụng lối đi qua.
• Trong trường hợp chủ sở hữu bất động sản liền kề (bất động sản chịu hạn chế) chuyển giao quyền sử dụng bất động sản đó thì chủ sở hữu mới phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đối với bất động sản bị vây bọc.
Tất nhiên, pháp luật cũng tôn trọng nếu các chủ sở hữu có thỏa thuân lại về quyền lối đi qua bất động sản liền kề. Như vậy việc chuyển chủ sở hữu bất động sản không làm thay đổi quyền lối đi qua bất động sản liền kề trước đó mà bản chất ở đây chỉ là mối quan heeh giữa các bất động sản kiền kề với nhau.
- Xác lập quyền lối đi qua bất động sản liền kề theo thời hiệu. Theo Điều 247 BLDS: “1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Ðiều này.
2. Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó.”
Như vậy, nếu một người chiếm hữu, sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề một cách công khai, liên tục và ngay tình trong 30 năm thì sẽ có quyền sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề cho đến khi có sự kiện làm chấm dứt nó.
- Xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề thông qua sự phân chia bất động sản. Theo khoản 3 Điều 275 BLDS: “Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Ðiều này mà không có đền bù.”. Như vậy trong trường hợp một bất động sản bị phân chia thành nhiều bất động sản cho nhiều chủ sở hữu khác nhau thì có thể dẫn đến tình trang có chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác. Do đó, để đảm bảo khả năng sử dụng khai thác một cách bình thường bất động sản bị vây bọc thì pháp luật quy định khi phân chia bất động sản phải dành ra một lối đi cần thiết và hợp lí cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều 275 BLDS.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links