heo_con_way_pha
New Member
Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí
MỤC LỤC
Lời tác giả 3
Trách nhiệm của nhà báo trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 4
Các tính chất của ngôn ngữ báo chí 8
Sự đan xen khuôn mẫu và biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí 16
Một số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí 21
Việc sử dụng chất liệu văn học trong tác phẩm báo chí 31
Về cách sử dụng thành ngữ - tục ngữ trên báo chí 36
Chơi chữ trên báo chí 42
Một số nét khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học 50
Thử phân loại tiêu đề các văn bản báo chí 63
Sapô trên báo chí 68
Sự hấp dẫn của ngôn ngữ phóng sự 78
Một số kiểu kết thúc cơ bản trong phóng sự 90
Ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm báo chí 100
Về ngôn ngữ báo phát thanh 109
Thử bàn về ngôn ngữ của người dẫn chương trình trò chơi trên truyền hình 118
Một số hạn chế về ngôn ngữ của quảng cáo trên truyền hình 123
Thử bàn về những câu văn không phù hợp với lô gíc của tư duy trên báo chí 129
Những kiểu lỗi về chính tả thường gặp trên báo chí 136
Mấy kiểu lỗi về dùng từ trên báo chí 142
Những hạn chế trong việc đưa số liệu trên báo chí 150
Phụ lục 155
Ngôn ngữ báo chí dưới góc nhìn của người biên tập 155
Tài liệu tham khảo 177
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-21-de_tai_mot_so_van_de_ve_su_dung_ngon_tu_tren_bao_c.RYT9mhWLon.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-56074/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
cứ thế tiếp tục, với một giọng điệu thật nhẹ nhàng, tự nhiên và cuốn hút. Nó gợi cho ta nhớ tới những câu chuyện cổ tích mà ta đã được nghe bà kể khi còn ấu thơ.Bằng phóng sự “Chặn quái xế ẩn hiện”, nhà báo Cù Mai Công như “Hiệu báo dừng xe của CSGT – TT Q. Phú Nhuận không làm giảm tốc độ chiếc Suzuki 125cc màu xám bạc đang phóng với tốc độ cao dọc bờ kè hướng từ Phú Nhuận ra Bình Thạnh. Một môtô trắng phóng theo, một chiếc khác vòng qua đường tắt chặn đầu. Chỉ một loáng, hai quái xế trên chiếc xe phân khối lớn “căm dính niền” ấy đã bị “vịn”cách đó gần trăm mét để đưa về một chốt mai phục…” (Cù Mai Công, Chặn quái xế ẩn hiện, Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh, 11/2/2004)
Tiết tấu nhanh, mạnh của mạch văn đã đưa người đọc vào một cuộc rượt đuổi nghẹt thở, đầy gay cấn giữa cảnh sát giao thông với những " yêng hùng xa lộ". Giọng điệu của đoạn trích làm ta liên tưởng tới những màn điều tra, phá án trong các tác phẩm trinh thám.
4. Đa tầng, đa thanh
Ngôn ngữ phóng sự, nếu xét theo góc độ chủ thể phát ngôn, tồn tại dưới hai dạng chính là ngôn ngữ mang " cái tui " trần thuật của tác giả và ngôn ngữ nhân vật.
4.1. Ngôn ngữ mang "cái tôi" trần thuật của tác giả
"Cái tui " trần thuật trong phóng sự chính là "cái tôi" tác giả- nhân chứng khách quan, người đóng vai trò dẫn chuyện, kể lại những điều "mắt thấy, tai nghe", người trình bày, lý giải, phân tích, xâu chuỗi các sự kiện rời rạc thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, tạo ra một văn bản có nghĩa khiến cho công chúng luôn tin tưởng rằng họ đang được tiếp xúc với sự thật. Và trên cơ sở của niềm tin như thế, họ sẽ có những chuyển biến trong tư tưởng, tình cảm như người viết mong đợi.
Ví dụ:
"Khi chúng tui đang "đọc" báo điện tử thì một gã "mù" bước vào. Gã không biết có người lạ đột nhập vào phòng vi tính của trung tâm. Gã oang oang tuôn một tràng tiếng Anh là tên các chương trình tiếng Anh trên Internet mà gã đang vào nhưng đang bị tắc do dịch vụ cung cấp theo gã là quá chán. tui có ấn tượng ngay khi gã nói câu tiếng Anh đầu tiên. Gã phát âm cực chuẩn, theo tui chỉ những người học thật nghiêm túc và rèn luyện công phu mới đạt được trình độ nói tiếng Anh điêu luyện như vậy ".
(Lê Thanh Phong, Hiệp sỹ mù, Lao động, 9/6/2004);
Chính việc đàm thoại trực tiếp với độc giả từ danh tính của "cái tôi" cá nhân đầy cụ thể đã giúp cho nhà báo thể hiện một cách tự do thái độ, tình cảm của mình. Vì lẽ đó, ngôn ngữ mang "cái tôi" trần thuật trong phóng sự luôn ngập tràn cảm xúc cá nhân.
4.2. Ngôn ngữ nhân vật
Đây là ngôn ngữ của những đối tượng khác ngoài tác giả. Căn cứ vào hình thức thể hiện, có thể chia ngôn ngữ nhân vật thành hai loại là ngôn ngữ nhân vật trực tiếp và ngôn ngữ nhân vật gián tiếp.
Ngôn ngữ nhân vật trực tiếp là những lời nói được trích dẫn trực tiếp, xuất hiện trong những tình huống đàm thoại, phỏng vấn.
Ví dụ:
- Hai anh đi không?
- Đi đâu, đâu có quen đâu mà đi.
- Xì, cái mặt gặp hoài mà làm bộ. Đi đi khách quen bớt giá.
- Tiền đâu mà đi?
- Thôi đi cha. Nhất tóc muối tiêu, nhì Việt kiều, thấy hai cha biết là ngon rồi....
(Huỳnh Dũng Nhân, Theo dấu "bướm đêm ", trong:"tui đi bán tôi", Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 1994);
“Hoan thủ thỉ: “Em ngu quá, ngày ở bãi đá đỏ dây vào “của nợ” vài lần thế là “chết” luôn. Về nhà (ở xã Kim Phú) em đã cố gắng nhưng không thoát được. Trước khi vào đây, vợ và hai đứa con đang học đại học của em đều nói: cứ tập trung lao động cai nghiện cho dứt điểm, ở nhà lo được mà!…” (Nguyễn Trọng Hùng, Mái trường 06, Lao động, 19/2/2004).
Về nguyên tắc, ngôn ngữ nhân vật trực tiếp thường mang dấu ấn cá nhân rất rõ nét. Nó thể hiện khá đầy đủ các đặc điểm của chủ thể phát ngôn: từ giới tính, tuổi tác, quê quán cho đến trình độ, nghề nghiệp, tính cách,... Tất nhiên, khi xuất hiện trên báo in, rất có thể ngôn ngữ nhân vật đã mất đi cái dáng vẻ nguyên sơ như nó vốn có trong đời thực vì nó đã trải qua sự nhào nặn dưới ngòi bút tác giả hay biên tập viên. Còn ngôn ngữ nhân vật trên truyền hình hay phát thanh là bức tranh rất chân thực về con người của anh ta, vì nó đến với người nghe một cách trực tiếp, không qua trung gian cho nên vẫn giữ được nguyên vẹn các sắc vẻ cá nhân của người nói.
Kết quả khảo sát cho thấy, ngôn ngữ nhân vật trực tiếp, nếu được tác giả tái hiện một cách trung thành (tất nhiên không vượt quá giới hạn mà sự chuẩn mực cho phép) so với nguyên gốc, luôn mang những đặc trưng rất rõ nét của phong cách khẩu ngữ.
Còn ngôn ngữ nhân vật gián tiếp chúng ta gặp trong trường hợp tác giả dùng lời của mình để diễn đạt lại nội dung các phát ngôn của nhân vật.
Ví dụ:
"...Dẫu sao giữ hai tấm ảnh của con, bây giờ, chị cũng nguôi ngoai rồi, cốt là con vẫn khoẻ, chứ có cần gì nhiều nhặn đâu. Hôm nọ chị vừa đọc cho bé Thảo (con cả của chị, sinh năm 1991, đã phải bỏ học) viết hộ một lá thư, ra bưu điện Tiên Du, chị gửi trực tiếp sang Pháp mất ba mấy nghìn tiền cước. Chị đang ngong ngóng chờ thư, trong khi anh Đăng vẫn lổm lổm chửi cái thằng Chiến môi giới đểu...
...Đến bây giờ, anh chị vẫn chưa hiểu: nếu chị không làm ẫm ĩ thì thư bị vứt đi đâu? Tại làm sao mà thư và cả ảnh của con chị lại bị người ta giữ rịt lấy một cách mờ ám như thế? Liệu có phải, trước đấy, có những tin gì về cháu mà họ ỉm đi vì có những chuyện lập lờ, lừa lọc mà chị không bao giờ được phép biết không...?
(Đỗ Doãn Hoàng, Nước mắt của một người đàn bà bị ép " bán con", trong: Lạc lối dưới chân Bù Chồng Cha, Nxb. Thanh niên, 2003).
Ngôn ngữ nhân vật gián tiếp một mặt làm cho giọng điệu của tác phẩm phóng sự trở nên đa dạng, linh hoạt hơn; mặt khác, thể hiện vai trò tổ chức các thành tố nội dung của tác giả rõ nét hơn. Vì như chúng ta đều biết, nếu những bài phóng sự có quá nhiều ngôn ngữ nhân vật trực tiếp thì chúng vừa khô cứng, đơn điệu (giống như diễn đàn để nhân vật làm công việc phát ngôn thuần tuý) lại vừa làm lu mờ dấu ấn sáng tạo của tác giả ( tác giả chỉ biết chép lại lời người khác). Bên cạnh đó, ngôn ngữ nhân vật gián tiếp còn tạo điều kiện cho tác giả bộ lộ thái độ, tình cảm của mình đối với sự việc, hiện tượng được nói tới một cách rõ ràng, công khai.
5. sử dụng câu văn thuộc mọi kiểu loại, cấu trúc
Câu văn trong phóng sự rất đa dạng, phong phú chứ không đơn điệu, rập khuôn như trong một số thể loại khác. Chẳng hạn, nếu trong tin người ta chỉ gặp duy nhất một kiểu câu trần thuật thì trong phóng sự có mặt tất cả các kiểu câu chia theo mục đích phát ngôn: câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến và câu cảm thán.
Ví dụ:
Họ có thể là dân Hà thành chính gốc hay dân ngoại tỉnh về Hà Nội học. Song đều có một điểm chung là hầu bao luôn đầy vì được gia đình là "đại gia" lắm tiền nhiều của chu cấp.
(Minh Tiến, Khi quý tử phiêu linh, An ninh thế giới, 30/3/2005);
Theo quy định của liên bộ Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kinh phí cho ngư...