anhhungxalo_21192
New Member
Download miễn phí Luận văn Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 3
I. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 3
1.Khái niệm chi phí sản xuất. 3
2. Phân loại chi phí sản xuất. 3
2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế. 4
2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng. 4
II. Giá thành, phân loại giá thành trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 5
1. Khái niệm giá thành sản phẩm. 5
2. Phân loại giá thành sản phẩm. 5
2.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm và số liệu để tính. 5
2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán và nội dung chi phí cấu thành. 6
3. Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 7
4. Vai trò, nhiệm vụ của công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 7
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 8
1. Các nhân tố về mặt kỹ thuật và công nghệ sản xuất. 8
2. Các nhân tố về mặt quản lý sản xuất, quản lý tài chính của doanh nghiệp. 8
3. Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 9
Chương II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPĐT XÂY DỰNG & BÊ TÔNG VĨNH TUY 10
I. Khái quát về công ty CPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy 10
1. Lịch sử hình thành và phát triển. 10
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của công ty. 11
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. 11
2.2. Nhiệm vụ kinh doanh và bộ máy tổ chức sản xuất. 14
3. Kết quả hoạt động SXKD trong 2 năm 2006 - 2007 của công ty. 16
II. Thực trạng về công tác quản lý, sử dụng CPSX và giá thành sản phẩm tại công ty. 17
1. Tình hình thực hiện quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty. 17
1.1. Tình hình sử dụng, quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 19
1.2. Tình hình thực hiện chi phí nhân công trực tiếp( NCTT ). 20
1.3. Tình hình thực hiện chi phí sản xuất chung ( CPSXC ). 21
2. Giá thành sản phẩm qua một số sản phẩm công ty SXKD. 22
3. Các chỉ tiêu đánh giá chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. 26
Chương III. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CPSX & HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CPĐT XÂY DỰNG & BÊ TÔNG VĨNH TUY 26
I. Những kết quả và tồn tại trong công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty. 26
1. Những kết quả đạt được. 26
2. Những mặt yếu kém còn tồn tại. 26
II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý CPSX và giá thành sản phẩm tại công ty. 26
KẾT LUẬN 26
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-20-luan_van_mot_so_y_kien_nham_hoan_thien_cong_tac_qu.wgzgLRZLU1.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-46657/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
n gây lãng phí sức lao động từ đó có thể tiết kiệm được chi phí nhân công trong giá thành.+ Việc phát huy đầy đủ vai trò của công tác quản lý tài chính cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Việc tổ chức đảm bảo đầy đủ, kịp thời, với chi phí sử dụng tiết kiệm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh có hiệu quả. Việc phân phối sử dụng vốn hợp lý, tăng cường kiểm tra giám sát sử dụng vốn sẽ tạo điều kiện sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả cao. Từ đó có tác động tiết kiệm chi phí sản xuất, góp phần tích cực hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
3. Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nhiều trường hợp, các điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của từng doanh nghiệp khó khăn hay thuận lợi cũng có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
+ Đối với doanh nghiệp khai thác, nguồn tài nguyên cũng như điều kiện khai thác có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành. Nguồn tài nguyên phong phú, điều kiện khai thác thuận lợi thì chi phí khai thác sẽ thấp và ngược lại.
+ Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, chưa có kinh nghiệm kinh doanh, sản xuất chưa ổn định sẽ khó khăn trong việc hạ giá thành. hay trong điều kiện sản xuất kinh doanh cạnh tranh, các doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư hơn nhiều cho đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, đào tạo lao động, quảng cáo tiếp thị, đây cũng là các yếu tố làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPĐT
XÂY DỰNG & BÊ TÔNG VĨNH TUY
I. Khái quát về công ty CPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy
- Tên doanh nghiệp: Công ty CPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy
- Tên giao dịch quốc tế: Vinh Tuy construction and concrete company
- Trụ sở giao dịch: Ngõ 124 - Phố Vĩnh Tuy - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
- Điện thoại: 04 8 611 354 Fax: 8 624 896 - 8 629 159
- Cơ quan chủ quản: Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị.
- Giấy đăng ký kinh doanh số: 0103008097 Ngày 02 tháng 06 năm 2005
- Nghành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và thi công xây lắp công trình.
- Vốn điều lệ: 9 999 000 000 đồng
(trong đó, vốn Nhà nước: 5 094 900 000 đồng tương đương 51%).
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty CPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy trực thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được hình thành từ năm 1969 với trụ sở giao dịch đóng tại phường Vĩnh Tuy - quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội.
Từ một xí nghiệp chuyên sản xuất bê tông đúc sẵn nhỏ với sự nhạy bén và sáng tạo của cán bộ lãnh đạo đã dần dần đưa nó phát triển không ngừng và kết quả của quá trình đó là: Theo nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội Đồng Bộ Trưởng nay là chính phủ về việc sắp xếp, đăng ký lại cho các doanh nghiệp. Xí nghiệp bê tông và xây dựng Vĩnh Tuy cũng được Thành lập và đổi tên thành Nhà máy Bê tông và xây dựng Vĩnh Tuy theo quyết định 336/QĐ-UB ngày 22/12/1992 và đăng ký Kinh doanh số 105753 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 10/3/1993 với tổng số vốn được nhà nước cấp là 1108 triệu đồng ( Trong đó: Vốn cố định là 545 triệu đồng, Vốn lưu động là 563 triệu đồng). Vốn doanh nghiệp tự bổ xung là 251 triệu đồng. Đây là một sự thay đổi về chất và lượng của xí nghiệp bê tông Vĩnh Tuy với một số vốn ban đầu không nhiều nhưng với sự năng động của ban Giám Đốc và của các thành viên trong công ty đã giúp công ty phát triển và mở rộng quy mô.
Tháng 6 năm 2005 công ty tiến hành cổ phần hoá theo chủ trương Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ (thông tư số 33/2005/TT - BTC ngày 29/04/2005 của Bộ tài chính) và đổi tên thành công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy. Từ khi thành lập đến nay, trải qua hơn 35 năm phát triển cùng với sự biến đổi sâu sắc của nền kinh tế đất nước từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt. Công ty CPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy luôn vận động không ngừng để thích nghi và hoàn thiện về mọi mặt, trở thành một trong những đơn vị sản xuất công nghiệp bê tông lớn của ngành xây dựng.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của công ty.
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. Công ty CPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy được tổ chức quản lý theo cơ cấu quản trị phổ biến hiện nay với bộ máy tổ chức điều hành sản xuất hoạt động theo nguyên tắc trực tuyến tham mưu.
Có thể khái quát cơ cấu tổ chức của công ty như mô hình sau:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh của
Công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Kế toán trưởng
P.vật tư, KH
P.Kỹ thuật Công nghệ
P.
TC HC
P.Tài chính- kế toán
P.Kinh doanh
XN xây lắp
XN BTTP
XN CK
XNBTDS
Chi nhánh Hà Nam
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty hoạt động linh hoạt, sáng tạo nhằm hướng tới mục tiêu thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất, trong đó:
* Tổng Giám đốc công ty là người thay mặt cho pháp luật của công ty và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo điều lệ tổ chức hoạt động của công ty. Chịu trách nhiệm chung trong mọi lĩnh vực hoạt động của công ty, có trách nhiệm xây dựng và trình Hội đồng quản trị chấp thuận cơ cấu cán bộ quản lý của công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao và phải báo cáo Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông khi được yêu cầu.
* Phó giám đốc công ty giúp việc Tổng giám đốc công ty theo phân công và uỷ nhiệm của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao. Giúp Tổng giám đốc trong các lĩnh vực kỹ thuật - chất lượng thi công xây dựng và trực tiếp phụ trách các mặt công tác :
+ Công tác quản lý kỹ thuật - chất lượng, các định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Phụ trách công tác đời sống của cán bộ, công nhân viên.
+ Giám sát thi công, quản lý chất lượng.
* Kế toán trưởng công ty có nhiệm vụ tham mưu cho Hội đồng quản trị, tổng giám đốc công ty trong công tác quản lý tài chính, công tác hạch toán kế toán trong công ty. Thực hiện chức năng giám sát bằng tiền các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, báo cáo kịp thời với giám đốc của công ty về tình hình tài chính của công ty.
Các phòng ban trong công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong quản lý điều hành từng lĩnh vực công tác. Tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu, bao gồm:
*Phòng Tổ chức - Hành chính có chức năng tham mưu cho giám đốc và Hội đồng quản trị về công tác tổ chức, công tác cán bộ, tiền lương, thi đua khen thư...