nhim_yumi

New Member

Download miễn phí Một vài vấn đề về giáo dục ngày nay





MỤC LỤC
BÀI 1: CHÚNG TA DẠY HỌC SINH NÓI DỐI NHIỀU QUÁ . 2
1/ BÁO CHÍ ĐừNG NÊU RA VấN Đề RồI Để ĐấY! . 2
2/ CHÚNG TA CÒN DạY HọC SINH NÓI DốI NHIềU QUÁ! . 3
BÀI 2: GIẢM NIỀM TIN: VẤN ĐỀ KHÔNG THỂ COI THƯỜNG . 3
1/ PHảI XEM LÀ NHữNG VấN Đề XÃ HộI GAY GắT. 3
2/ NHÌN THẳNG VÀO NGUồN CƠN. 4
3/ HÌNH THÀNH ĐạO ĐứC KHÔNG PHảI BằNG RAO GIảNG. 4
4/ GIÁO DụC ĐạO ĐứC ĐI LIềN GIÁO DụC Ý THứC PHÁP LUậT. 5
BÀI 3 :BẠO LỰC: CHỈ BÁO VỀ SỰ THAY ĐỔI HỆ THỐNG GIÁTRỊ . 5
1/ CHữA TRị BạO LựC: VừA CấP CứU VừA LÂU DÀI. 5
2/ CHỉ BÁO Về Sự THAY ĐổI CủA Hệ THốNG GIÁ TRị. 6
BÀI 4: GIÁO DỤC VIỆT NAM VẪN THEO KIỂU VÃI THÓC CHOGÀ. . 7
1/ Kỹ NĂNG SốNG CHỉ LÀ NGọN,GIÁ TRị SốNG MớI LÀ GốC. 7
2/ TRƯờNG TÔI NHƯ MộT CÁI SÀNG Để LọC. 8
BÀI 5 : GIÁO DỤC VIỆT NAM BỐN NHIỆM VỤ MỚI LÀM MỘT . 9
1/ PHảI ĐốI MặT CHứ KHÔNG CHạY TRốN. 9
2/ BắT HọC TRÒ Tự CHịU TRÁCH NHIệM Về HÀNH VI CủA MÌNH. 10
3/ GIÁO DụC CHƯA CHÚ Ý TớI HOÀN THIệN NHÂN CÁCH. 11
BÀI 6: LẦN ĐẦU TIÊN ĐƯA GIÁO DỤC “GIÁ TRỊ SỐNG” VÀOTRƯỜNG HỌC . 12
BÀI 7: KHÔNG CHỈ LÀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1/ XÃ HộI VIệT CÒN CHủ QUAN Về VấN Đề BạO LựC.
2/ CÁCH TIếP CậN SÂU SắC.
3/ NGƯờI VIệT BạO LựC?.
1/ CÁI GốC VẫN LÀ VĂN HOÁ. 13
2/ XÃ HộI CÓ BIếN CHUYểN Về CHấT. 14
3/ ĐừNG COI LịCH Sử LÀ SọT RÁC. 15
BÀI 8: NGƯỜI VIỆT SỐNG BẰNG HÀNH ĐỘNG NHIỀU HƠN SUYNGHĨ . 16
1/ SốNG BằNG HÀNH ĐộNG NHIềU HƠN SUY NGHĨ. 16
2/ PHảI CÓ NGHIÊN CứU XÃ HộI HọC BạO LựC. 16
3/ TRUYềN THÔNG CŨNG PHảI TRở THÀNH TRƯờNG HọC. 18
BÀI 9: BẠO LỰC HỌC DƯỜNG TẤM GƯƠNG PHẢN CHIẾU CHA MẸ, THẦY CÔ . 19



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng hợp, pháp luật chưa thực hiện được đầy đủ tính công minh để
làm điểm tựa cho người dân, khi mà niềm tin vào công lý đã bị mai một, thì cảm giác bất an sẽ
ngự trị trong đời sống xã hội, người ngay sợ kẻ gian, cái thiện bất lực trước cái ác… Đây chính
là một trong những nguyên nhân khiến cho bạo lực gia tăng.
Bạo lực, xét đến cùng, đó là cách vận dụng luật rừng thay cho luật pháp. Ấy thế mà
“luật” và “luật rừng” kỵ nhau như nước với lửa. “Luật rừng” tồn tại trong cạnh tranh sinh tồn,
“mạnh được yếu thua, khôn sống mống chết” ở các giống loài. Còn Luật pháp thì biến “quyền tự
nhiên” của con người trở thành “quyền thực sự trong xã hội”. Cho nên, ở đâu chưa có luật pháp,
ở đấy chưa có tự do của con người. Vì thế mà người ta cho rằng luật pháp chính là một thành tựu
của nền văn minh.
Luật pháp có mối liên hệ chặt chẽ với đạo đức. Trong một xã hội dân chủ, công bằng và
văn mình mà chúng ta đang xây dựng thì “pháp luật là đạo đức tối thiểu và đạo đức là pháp luật
tối đa”. Cho nên giáo dục đạo đức đi liền với giáo dục ý thức pháp luật đang là một đòi hỏi của
sự phát triển, trong đó tiến bộ xã hội gắn liền như bóng với hình của tăng trưởng kinh tế.
BÀI 3 :BẠO LỰC: CHỈ BÁO VỀ SỰ THAY
ĐỔI HỆ THỐNG GIÁ TRỊ
(VnMedia) - “Phải nhìn cho ra từ những hiện tượng xã hội bức xúc nói trên là những chỉ
báo sống động và trung thực về hệ thống giá trị đang bị xáo trộn, những chuẩn mực xã hội đang
bị chao đảo” - Giáo sư Tương Lai nhận định.
75 tuổi, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam là một một
học giả uy tín. Ông từng là thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, ở trong nhóm tư vấn về
văn hóa và xã hội. Ông là tác giả của nhiều bài viết có tính nghiên cứu hay bình luận các chủ đề
văn hóa xã hội của Việt Nam một cách sắc sảo và thẳng thắn.
Là một chuyên gia xã hội học, GS Tương Lai rất tích cực lên tiếng trước những vấn đề xã
hội nóng bỏng. Dù sức khoẻ không được tốt, ông vẫn dành cho VnMedia nhiều thời gian chia sẻ
xung quanh hiện tượng bạo lực gia tăng trong xã hội thời gian gần đây.
1/ Chữa trị bạo lực: Vừa cấp cứu vừa lâu dài
Bạo lực gia tăng là nỗi đau không của riêng ai. Dù là bạo lực gia đình, bạo lực học
đường, bạo lực ngoài đường phố, bạo lực trên sân cỏ… thì cũng đều là những vết thương cứa
vào cơ thể xã hội
Vừng ơi! Mở cửa.
Trang 6
Những vết thương ấy nếu không được kịp thời chữa trị bằng những liệu pháp vừa mang
tính cấp cứu, vừa có tính cơ bản lâu dài, thì di lụy của chúng sẽ thật khó lường.
Cứ thử nghĩ xem: Một học sinh lớp 10 dễ dàng đâm chết bạn với một con dao thủ sẵn
trong cặp sách vở. Những clip nữ sinh “tra tấn” bạn một cách dã man ngay tại trường học liên
tiếp được đưa ra. Người ta cố tình thả chó cắn chết một cách dã man người phụ nữ cùng kiệt đi mót
cà phê….
Đương nhiên, nếu xem xét kỹ, thì không phải chỉ ở ta mới có những hiện tượng đau lòng
vừa kể. Cụm từ “nữ sinh đánh nhau” được chỉ ra từ Google có đến hơn 3 triệu thông tin, có
thông tin ghi chú rằng sự kiện này ở Trung Quốc còn “ác liệt” hơn nhiều. Nói về cái ác thì không
giới hạn.
Chỉ mới đây thôi dư luận xã hội Trung Quốc đã bàng hoàng trước thông tin về xác trẻ em
bị thả trôi sông, trong số đó thậm chí còn được đặt trong một túi nhựa dán nhãn “rác y tế”! Phi
nhân tính đến cỡ ấy là cùng! Cho nên chuyện nữ sinh đánh nhau “ác liệt” thì thấm vào đâu!
Có lẽ cùng với những hiện tượng trên nên nghĩ thêm về chuyện số người đến khám các
chứng bệnh về tinh thần mỗi tháng tại bệnh viện Tâm thần TPHCM bằng số bệnh nhân của cả
năm cách đây 10 năm!
Nguyên nhân nào dẫn đến việc 400 bệnh nhân tâm thân phải nhập viện mỗi ngày so với
70 người chỉ cách đây 5-10 năm tại bệnh viện này? Rồi những con số sau đây đang nói lên điều
gì: 25% gia đình có bạo lực tinh thần và 30% gia đình có bạo lực cưỡng ép quan hệ tình dục!
Đây là kết quả khảo sát tại 6 tỉnh thành ở Việt Nam của Dự án AECID (cơ quan Hợp tác phát
triển quốc tế Tây Ban Nha) do TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội LHPNTP
Cần Thơ thực hiện.
2/ Chỉ báo về sự thay đổi của hệ thống giá trị
Xã hội là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa người và người. Vì thế, suy rộng ra, khi
mối quan hệ giữa người với người được thực hiện bằng bạo lực thì vào lúc ấy, tính người đã bị
đánh mất!
Sử dụng bạo lực trong mối quan hệ giữa người và người trong xã hội, trừ những trường
hợp phải trấn áp và trừng trị kịp thời những kẻ đang thực hiện hành vi thú tính gây tổn thương
cho người lương thiện, tức là đã tự hạ thấp hay đánh mất nhân cách của chính mình, làm tổn
thương đến cộng đồng.
Điều này phải được dạy cho trẻ con ngay từ trong gia đình, từ các lớp mầm non, cho đến
tuổi trưởng thành. Không phải dạy bằng lý thuyết, mà bằng hành vi và ứng xử của người lớn,
bằng những thói quen ứng xử hàng ngày giữa trẻ với trẻ, trở thành tập quán được định hình trong
cộng đồng.
Nhà văn hóa đáng kính Nguyễn Khắc Viện từng lưu ý: “Có thể nói sau 5, 6 tuổi, tính tình
con người ta đã hình thành rồi, giáo dục khó mà biến đổi”.
Dẫn ra điều này để nói rằng, những hiện tượng bạo lực vừa qua không hề ngẫu nhiên, mà
là hệ lụy của cả một quá trình sống trong một môi trường xã hội đang có quá nhiều vấn đề, mà
ánh phản chiếu trung thực của nó là sự xuống cấp của hệ thống giáo dục và đào tạo.
Vừng ơi! Mở cửa.
Trang 7
Nói là ánh phản chiếu với hàm ý ngành giáo dục đào tạo không thể không chịu trách
nhiệm về sự kiện đau lòng nói trên. Song chỉ quy tội cho sự yếu kém và bất cập của hệ thống này
thì chưa đủ, mà nếu chỉ thế, thì không thể đưa ra được giải pháp hữu hiệu.
Phải đặt hệ thống này vào trong hệ thống lớn hơn với những bất cập ở tầm vĩ mô, để
không thể không phân tích một cách trung thực thẳng thắn với thái độ nhìn thẳng vào sự thật,
nghiêm túc chỉ ra những sự thật vốn thường được né tránh và kiêng kỵ, vì được liệt vào lĩnh vực
“nhạy cảm”!
Phải nhìn cho ra từ những hiện tượng xã hội bức xúc nói trên là những chỉ báo sống động
và trung thực về hệ thống giá trị đang bị xáo trộn, những chuẩn mực xã hội đang bị chao đảo.
BÀI 4: GIÁO DỤC VIỆT NAM VẪN THEO
KIỂU VÃI THÓC CHO GÀ.
1/ Kỹ năng sống chỉ là ngọn, giá trị sống mới là gốc
Hiện tại người ta nói nhiều đến giáo dục kỹ năng sống. Đó cũng là điều mà giáo dục
chúng ta đã bỏ quên lâu nay?
Bây giờ chúng ta mới đề cập đến điều này đã là muộn. Nhưng, “kỹ năng sống” vẫn chỉ là
ngọn, tui cho phải đi từ gốc là giáo dục “giá trị sống”. Ta phải dạy học sinh từ nhỏ biết giá trị của
con người. Chẳng hạn như, để chúng tự nhận thức giá trị của sự bình an thì chúng sẽ có xu
hướng hành động tìm đến giá trị...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top