Download miễn phí Một vài vấn đề về quản lý con người





Con người là tổng hoà các quan hệxã hội, con người sống trong xã hội và
không thểtách rời xã hội do đó quản lý con người không thểtách rời xã hội. Có
thểnói “Quản lý con người một cách có khoa học là phải thiết lập được sựhài hoà,
tối ưu giữa những lợi ích, nguyện vọng và sựphát triển của cá nhân, tập thểcũng
nhưphải điều hoà được những yêu cầu của cá nhân, tập thểvà xã hội với nhau”.
Quản lý con người là một công việc khó khăn phức tạp không phải ai cũng
có thểlàm được. Với quan niệm vềbản chất quản lý con người nhưtrên, chúng ta
có thểluận giải nó quan các mặt cụthểsau:



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Một Vài Vấn đề Về Quản Lý Con Người
Hơn 8000 năm trước, khi con người sống thành xã hội thì người ta đã ý
thức được vị trí rất quan trọng của con người trong tổ chức.
Đến các nhà tư tưởng thời cổ đại, ví dụ như trong lý thuyết thiên, địa nhân
đã khẳng định, trời đất biến đổi khôn lường nhưng cũng không phức tạp bằng sự
biến đổi trong tâm lý người. Được lòng người là được tất cả, thu phục được lòng
người sẽ chiến thắng. (Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân
hoà.)
Cho đến khi môn Khoa học quản lý ra đời và trở thành một môn khoa học
độc lập, người ta thấy rằng cũng có rất nhiều yếu tố tham gia vào hệ thống quản lý
như vật chất, kinh tế, văn hoá, thông tin… nhưng yếu tố con người vẫn là một yếu
tố quan trọng nhất của ngành khoa học này.
Ngày nay, trong nền kinh tế tri thức, khi mà trong giá trị sản phẩm hơn 80%
là hàm lượng chất xám, tài sản trí tuệ điều hành tài sản của các công ty thì yếu tố
con người càng được đặt vào một vị trí quan trọng. Hãy tưởng tượng, trong hầu
hết các ngành nghề, người ta dễ dàng đặt mùa các loại máy móc thiết bị như mua
tận gốc của một công ty lớn. Chất lượng của các trang thiết bị cũng hoàn toàn
giống nhau kể cả chức năng cũng như công dụng của chúng. Giả sử một công ty
vừa mất tất cả các máy móc thiết bị nhưng kỹ năng sản xuất vẫn còn nguyên thì họ
có thể nhanh chóng phục hồi tái tạo lại nhà xưởng. Nhưng nguợc lại, một công ty
mất kỹ năng tay nghề, mất người quản lý thì dù có giữ được trang thiết bị cũng
không thể đứng vững trên thương trường.
Tóm lại, muốn tồn tại và phát triển, không thể không nghiên cứu yếu tố con
người. Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, con người lại càng trở nên nhân tố trung
tâm không thể thiếu. Trong khuôn khổ nhỏ hẹp của tiểu luận này, chúng tui chỉ đề
cập đến cách nhìn nhận con người trong hệ thống tổ chức quản lý, quản lý con
người là gì, quản lý như thế nào và để quản lý con người những người quản lý
(lãnh đạo) phải cần có những gì.
A. CON NGƯỜI TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
Như chúng ta biết, việc quản lý con người, tập thể là nhiệm vụ chính của
việc quản lý không chỉ đối với toàn xã hội và đối với từng cấp, ngành, xã hội. Có
thể nói, con người có vai trò chủ đạo trong hệ thống quản lý. Trong lĩnh vực quản
lý người ta xém xét con người và hoạt động của con người trên 3 góc độ.
- Con người với tư cách là chủ thể quản lý: cùng với năng lực, uy tín, nhân
cách của mình giúp co người đưa ra các quyết định quản lý của mình. Điều này
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của tổ chức và sự phát triển của tổ
chức.
Con người với tư cách là khách thể quản lý (hay đối tượng quản lý): Đó là
những người dưới quyền ở nhiều cấp độ cá nhân, tập thể… với những đặc điểm
văn hoá, nhân cách riêng của họ.
- Thứ 3 nhìn nhận con người trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể
quản lý (mối quan hệ giữa những người lãnh đạo và người dưới quyền)
Tuy nhiên, con người và tập thể không thụ động trước tác động quản lý bởi
mỗi người đều có ý chí, ý thức, có những lợi ích và nhu cầu riêng, có nhận thức về
các sự kiện. Trong hệ thống quản lý, con người có thể tiếp nhận các quyết định
quản lý, tuân theo nó hay có thể không tiếp nhận hay chỉ tiếp nhận ở một mức độ
nhất định. Chính vì thế trong việc quản lý con người không thể theo các quyết
định cứng nhắc mà mang tính linh hoạt, mềm dẻo.
B. QUẢN LÝ CON NGƯỜI LÀ GÌ, QUẢN LÝ NHƯ THẾ NÀO?
Con người là tổng hoà các quan hệ xã hội, con người sống trong xã hội và
không thể tách rời xã hội do đó quản lý con người không thể tách rời xã hội. Có
thể nói “Quản lý con người một cách có khoa học là phải thiết lập được sự hài hoà,
tối ưu giữa những lợi ích, nguyện vọng và sự phát triển của cá nhân, tập thể cũng
như phải điều hoà được những yêu cầu của cá nhân, tập thể và xã hội với nhau”.
Quản lý con người là một công việc khó khăn phức tạp không phải ai cũng
có thể làm được. Với quan niệm về bản chất quản lý con người như trên, chúng ta
có thể luận giải nó quan các mặt cụ thể sau:
- Quản lý con người trước tiên là phải xác định được vị trí đúng đắn của
mỗi người trong tập thể, trong hệ thống xã hội, quy định rõ chức năng, quyền hạn
và vai trò xã hội của họ.
- Quản lý con người có nghĩa là đào tạo, bồi dưỡng con người; hướng dẫn,
giúp đỡ họ thực hiện vai trò xã hội, những chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn của
họ với tư cách là một chủ thể hoạt động ở vị trí của họ trong hệ thống tổ chức. Ở
đây, vai trò của công tác giáo dục, đào tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng được các
nước đưa lên quốc sách hàng đầu.
- Quản lý con người còn có ý nghĩa là tạo ra cho mọi cá nhân (trước hết là
trong công việc và trong sinh hoạt) những điều kiện thuận lợi nhất để họ thực hiện
tốt nhất vai trò xã hội của mình; gắn lợi ích của mỗi cá nhân với lợi ích của tập
thể, dân tộc.
Như vậy, muốn tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân trong tổ chức thực
hiện vai trò xã hội của mình, người lãnh đạo cần giúp họ thích nghi, hoà hợp với
nhau, với tập thể nhằm tạo cho cá nhân vừa có tính độc lập, sáng tạo, vừa có mối
quan hệ gắn bó hữu cơ giữa họ và các thành viên khác. Thực tế cho thấy, có một
số yếu tố của sự thích ứng, hoà nhập sau:
+ Sự thích ứng về mặt thể chất, sinh lý, về những điều kiện của hoạt động:
trình độ chuyên môn, kỹ thuật, mức độ căng thẳng, thời gian làm việc….
+ Sự thích ứng với nhau về mặt tâm lý, khí chất, tính cách, xu hướng, định
hướng giá trị, hứng thú, quan niệm, thói quen… nhằm tạo ra không khí tâm lý tốt
trong tập thể. .
+ Sự thích nghi về mặt xã hội – tâm lý, sự thích nghi giữa cá nhân và tập
thể, đồng nghiệp với lãnh đạo… giúp cho mọi người có nhận thức và chấp nhận tự
giác các quy tắc, các giá trị, tiêu chuẩn hành vi đã được quy định bởi tập thể xã
hội. .
Quản lý con người còn có nghĩa là thường xuyên kiểm tra xem mỗi con
người có thực hiện đúng vai trò xã hội của mình hay không.
Muốn làm được điều đó cần thường xuyên tác động, uốn nắn và đánh giá
đúng về kết quả hoạt động của con người (phải hiểu rõ các nét tâm lý chung của
những người bị lãnh đạo để có những cách thức cư xử hợp lý.)
C. ĐỂ QUẢN LÝ CON NGƯỜI, NHÀ QUẢN LÝ CẦN GÌ?
1. Một trong những yêu cầu đầu tiên đề ra cho người lãnh đạo đã được
Onosandro Vizantiez Mavriky (thế kỷ 11) trình bày gồm:
- Người ta muốn thấy người lãnh đạo nghĩa cả và công bằng, có kinh
nghiệm trong công việc của mình, thông minh và quyết đoán. Đối với mọi việc
anh ta đều có thái độ bình tĩnh và tựu tin, bình dị và biết kiềm chế trong cư sử,
không quá bận tâm về bản thân và những nhu cầu của mình. Lường tránh tính
tham lam và vụ lợi vì người vụ l...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top