pig_mama1995

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Muốn tăng thu nhập quốc dân cần sử dụng những biện pháp gì? liên hệ với tình hình hiện nay của Việt Nam





MỤC LỤC
 
TRANG
Lời mở đầu. 1
 
Phần I: Lý luận cơ bản về TNQD. 2
 
I. Tổng SP XH. 2
 
II. Thu nhập quốc dân. 2
 
PhầnII. Biện pháp tăng TNQD. 3
 
I. Tình hình KT- TNQD của VN một số năm gần đây. 3
 
II. Biện pháp tăng TNQD. 5
 
Kết luận. 11
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời mở đầu
Tiến vào thế kỉ XXI , Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế không chỉ về Chính trị – Xã hội mà còn về mặt kinh tế. Những thành tựu kinh tế gần đây cho thấy từ một nền kinh tế cùng kiệt khó, làm không đủ ăn, chúng ta đã dũng cảm bứt phá, sẵn sàng đổi mới. Đến nay, kinh tế đất nước đã đạt trình độ phát triển tương đối cao, thu nhập quốc dân (TNQD) năm 2005 ước tính lên đến 50 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đang tiến dần tới 600 USD/ người/ năm. Các chuyên gia UNDP đánh giá: Việt Nam tăng trưởng kinh tế mạnh và bền vững, thể hiện ở vị trí của VN đứng trong số các nền kinh tế có mức tăng trưởng hàng đầu Châu á, GDP đầu người tăng từ 287 USD năm 1995 lên 530 USD năm 2005. Như thế, kinh tế VN đang có những bước đi mạnh mẽ để hội nhập kinh tế toàn cầu.
Để đưa nền kinh tế của đất nước tiến xa hơn nữa trong xu thế hội nhập, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến các biện pháp làm tăng thu nhập quốc dân. Đó cũng chính là lí do em chọn đề tài “Muốn tăng thu nhập quốc dân cần sử dụng những biện pháp gì? Liên hệ với tình hình hiện nay của Việt Nam”.
Với sự hiểu biết còn hạn hẹp của mình, em không mong muốn sẽ phân tích một cách sâu sắc về tình hình kinh tế VN nói chung hay biện pháp tăng TNQD nói riêng trong bài tiểu luận của mình, mà đây chỉ là một cách trình bày những hiểu biết của em thông qua những số liệu thu thập được từ sách báo, vì thế sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy rất mong được sự góp ý của thầy cô để em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
Phần I: Lý luận cơ bản về thu nhập quốc dân
I. Tổng sản phẩm xã hội (TSPXH)
1. Khái niệm: TSPXH là toàn bộ sản phẩm xã hội do lao động trong những ngành sản xuất vật chất và dịch vụ sản xuất tạo ra trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Đây là chỉ tiêu đánh giá của quá trình tái sản xuất xã hội.
Về mặt hiện vật, TSPXH bao gồm toàn bộ TLSX và TLTD được sử dụng trong năm (C+V+m).
Về mặt giá trị, TSPXH là toàn bộ giá trị TLTD sản xuất ra trong năm và một phần TLSX được dùng cho tái sản xuất mở rộng trong năm.
2. TSPXH bao gồm: Tổng sản phẩm quốc gia và tổng sản phẩm quốc nội.
Tổng sản phẩm quốc gia GNP: là toàn bộ sản phẩm mới tạo ra trong nước và phần đầu tư ở nước ngoài đem lại.
Tổng sản phẩm quốc nội GDP: là tổng số sản phẩm mới tạo ra trên lãnh thổ quốc gia đó.
II. Thu nhập quốc dân (TNQD)
1. Khái niệm: TNQD là tổng số giá trị mới sáng tạo ra trong một năm, hay là phần còn lại của TSPXH sau khi đã trừ đi số TLSX đã hao phí trong một năm.
TNQD chỉ do người lao động sản xuất vật chất và dịch vụ tạo ra, cụ thể là lao động trong các ngành CN, NN, XD, DV... Những ngành không sáng tạo ra của cải vật chất như ngân hàng, giáo dục, y tế, nghệ thuật, tín dụng, thương nghiệp thì không tạo ra TNQD.
Về mặt giá trị, TNQD gồm toàn bộ giá trị mới do lao động tạo ra trong một năm, tức là bộ phận V+m trong TSPXH.
Về mặt hiện vật, TNQD cũng bao gồm TLTD và một phần TLSX dùng để mở rộng sản xuất.
2. TNQD gồm có: TNQD sản xuất và TNQD sử dụng.
TNQD sản xuất: là thu nhập được sản xuất ra trong nước đó.
TNQD sử dụng: bằng TNQD sản xuất cộng với số tài sản được chuyển vào trong nước (vay nợ, được trả nợ, thanh toán do xuất siêu và các tài sản vãng lai, lợi nhuận của những tài sản đầu tư ở nước ngoài, vốn tư bản nước ngoài đầu tư vào trong nước) trừ đi những tài sản được chuyển ra nước ngoài (trả nợ, cho vay, thanh toán nhập siêu, đầu tư ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận của tư bản nước ngoài đầu tư vào trong nước về nước họ).
Trong đó, TNQD sử dụng chính là cơ sở quyết định tích luỹ và tiêu dùng của xã hội
3. Những nhân tố làm tăng và làm giảm TNQD
Những nhân tố làm tăng TNQD:
Mở rộng quy mô sản xuất, tăng số lượng lao động (thêm máy móc tư liệu, tăng số người lao động, thời gian lao động, cường độ lao động...)
Tăng NSLĐ (tăng ứng dụng KHKT, đào tạo công nhân có tay nghề cao, tổ chức quản lý...)
Trong đó tăng NSLĐ là nhân tố quyết định.
Những nhân tố làm giảm TNQD:
Nạn quan liêu
Thất nghiệp
Phần II: Tình hình Kinh tế và biện pháp tăng TNQD ở Việt Nam hiện nay
Tình hình Kinh tế – TNQD của Việt Nam một số năm gần đây
1. Những gì đã đạt được
Đất nước ta đang trên đà phát triển ngày càng vững mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đang ở mức khá cao so với khu vực và thế giới, bình quân khoảng 7%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2003 là 7.484.215 đ/ người/ năm với tốc độ tăng trưởng là 7,24%; năm 2004 là 8.688.592 đ/ người/ năm với tốc độ tăng trưởng là 7,69%. Và theo bộ trưởng bộ kế hoạch - đầu tư Võ Hồng Phúc thì nhiệm vụ năm 2005 là phải đạt tốc độ tăng trưởng GDP 8,5% thì mới hoàn thành mục tiêu đạt mức tốc độ tăng trưởng 7,5 % của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2001-2005 (Thời báo Kinh tế VN số 51 ra ngày 21/12/2004).
Theo thời báo Kinh tế và dự báo số 10/2004 (trang 2) cho biết về tình hình KT-XH 9 tháng đầu năm 2004 so với tình hình 9 tháng đầu năm 2003:
Các chỉ tiêu chủ yếu
9 tháng 2003
9 tháng 2004
(1) Tốc độ tăng trưởng GDP (%)
7,1
7,4
Trong đó: K/v nông, lâm, ngư nghiệp (%)
3,0
2,9
K/v CN và xây dựng (%)
10,2
10,1
K/v Dịch vụ (%)
6,5
7,1
(2) Tốc độ tăng giá trị sản xuất CN (%)
15,9
15,5
(3) Tốc độ tăng giá trị sản xuất NN (%)
4,7
4,3
(4) Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (%)
25
27,2
(5) Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu(%)
29,9
21,3
(6) Đầu tư xã hội so với GDP (%)
36,5
36,4
(7) Thu ngân sách nhà nước (nghìn tỷ đồng)
91,9
117,8
Thu ngân sách nhà nước so với dự án (%)
74,3
78,9
(8) Thu ngân sách nhà nước (nghìn tỷ đồng)
109,2
133,3
(9) Chỉ số giá tiêu dùng và DV (%)
1,8
8,6
(10) Tạo việc làm mới (nghìn người)
1.050
1.000
Và với số liệu mới nhất về tình hình KT-XH Việt Nam quý I/2005, báo Kinh tế và dự báo số 4/2005 (Tr 61-62) cho biết: Tình hình KT-XH phát triển tương đối ổn định, nổi lên một số mặt sau:
- Tổng sản phẩm trong nước ước tăng 7,2 % so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 70% quý I/2003 và quý I/2004. Trong đó khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,1%, khu vực CN và XD tăng 8,5%, khu vực DV tăng 7%.
- Tổng thu ngân sách nhà nước quý I/2005 ước tính đạt 25,8% ( chủ yếu do giá dầu thô quý I tăng cao), thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 24,3%.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung quý I/2005 ước thực hiện 10857,3 tỷ đồng, đạt 20,9% kế hoạch năm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quý I/2005 có 109 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đăng kí 1,31 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, số dự án giảm 9,2%, nhưng số vốn lại gấp 3,1 lần quý I/2004.
- Kim ngạch XK quý I/2005 ước đạt 6,72 tỷ USD, tăng 16,2% so với quý I/2004. Hoạt động tăng mạnh, số khách đến VN ước tính đạt 877,5 nghìn lượt người, tăng 22,8% so với quý I/2004.
2. Những khó khăn hạn chế
Bên cạnh những mặt tốt đã đạt được, những khó khăn, hạn chế cũng không phải là ít, nổi bật là:
- Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội có ch...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top