thu_antina
New Member
Download Đề tài Nâng cao chất lượng giáo dục ở một trường trung học cơ sở bằng biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội miễn phí
I. Đặt vấn đề
II. Tình hình giáo dục trước khi thực hiện các giải pháp.
III. Giải pháp thực hiện
A. Cải tiến kế hoạch, nội dung sinh hoạt đội thiếu niên:
-Xây dựng kế hoạch hoá về công tác đội (trong ngoài trường).
-Giáo dục tính tự giác.
-Giáo dục truyền thống.
B. Phối hợp giáo dục với gia đình:
-Kí cam kết giữa nhà trường với gia đình, giữa gia đình với chính quyền địa phương.
+ Cam kết của gia đình.
+Cam kết của nhà trường
+ Cam kết của chính quyền địa phương.
-Cải tiến nội dung sinh hoạt phụ huynh.
-Thông tin qua lại giữa gia đình, nhà trường.
- Tổ chức bồi dưỡng phương pháp giáo dục con cái
C. Phối hợp các tổ chức đoàn thể trong địa phương:
- Với ban chấp hành Đảng bộ.
-Với uỷ ban nhân dân.
-Với từng khối phố (thôn, xóm).
- Tắm mình trong thực tiễn.
IV. Kết luận
V. Kiến nghị
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
nhất của nền giáo dục hiện nay là một nền giáo dục tách rời thực tiễn và thấp về hiệu quả, nặng về học chữ và thi cử, ít quan tâm đến giáo dục đạo đức, nhân cách cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đặc biệt chưa kiên quyết tạo ra sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các nghành, các cấp và các lực lượng xã hội trong cả nước với nghành giáo dục thực hiện" (Báo Giáo dục thời đại số 25 ngày 26/2/2002).Để góp phần khắc phục tình trạng trên nhằm góp phần triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung Ương II khoá VIII, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 nâng cao chất lượng toàn diện, ở một trường trung học cơ sở vùng nông thôn nghèo, trong 10 năm qua ( 2001 - 2010), chúng tui đã cố gắng tìm những hình thức thích hợp với nhà trường với địa phương trong từng năm học và tiến hành thực hiện theo một quy trình ba khâu liên kết. Từ việc cải tiến kế hoạch, nội dung sinh hoạt đội thiếu niên, giáo dục truyền thống đến việc kết hợp giáo dục với gia đình và phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các lực lượng xã hội với các biện pháp cụ thể như sau:
III. GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN:
A.Cải tiến kế hoạch, nội dung sinh hoạt Đội thiếu niên.
Để làm tốt công tác phối hợp giáo dục giữa 3 môi trường (nhà trường, gia đình, xã hội) một trong những biện pháp cần làm trước tiên đó là cải tiến kế hoạh, nội dung sinh hoat Đội thiếu niên. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của nhà trường nhằm giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh góp phần đắc lực thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Từ nhận thức đó, hàng năm, ở nhà trường, chúng tui có kế hoạch hoá về công tác Đội ngay từ đầu năm học. Bí thư Chi bộ nhà trường, Ban Giám hiệu, Bí thư Chi đoàn, Tổng phụ trách Đội, Liên đội trưởng, Thường vụ đoàn phường, các bí thư chi đoàn các khối phố, thôn xóm có hội thảo về công tác Đội, xây dựng kế hoạch hoạt động cho Đội (Ở nhà trường, ở từng khối phố, thôn xóm) theo một quy trình khoa học (dựa trên kế hoạch của Tỉnh Đoàn, Huyện đoàn, Thành đoàn) theo chủ điểm hàng tháng và công việc cụ thể của hàng tuần. Trong kế hoạch phân rõ trách nhiệm cụ thể của từng thành viên đặc biệt là Đoàn Thanh niên ở nhà trường và ở địa phương. Đại hội đoàn xã (phường) có kế hoạch cụ thể phân rõ trách nhiệm cho từng chi đoàn về công tác Đội. Từng chi đoàn ở từng thôn xóm ( khối phố) và chi đoàn nhà trường đại hội chi đoàn phân rõ trách nhiệm của từng đoàn viên phụ trách từng đội viên cụ thể (đặc biệt là những đội viên chậm tiến). Cuối năm lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ này làm một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại đoàn viên.
Trong xây dựng kế hoạch hoá công tác Đội chúng tui đặc biệt coi trọng giáo dục tính tự quản cho các em học sinh bằng một định mức cụ thể trong từng tháng, từng tuần, từng ngày và cả năm học. Hàng ngày, các em học sinh tự rèn lưyện và tự đánh giá mình theo thang điểm dưới sự giám sát, quản lý của đội cờ đỏ (trong các tiết học, giờ ra chơi, cũng như trên đường về). Cuối tuần, cuối tháng, cuối học kỳ, cuối năm học, điểm được tổng hợp xếp loại công khai ở bảng thi đua mỗi lớp cho mỗi đội viên. Kết quả này được thông báo cho mỗi chi đoàn điạ phương hàng tháng, hàng kì, và ngược lại được nhận thông báo về kết quả rèn luyện của từng đội viên ở các thôn xóm (khối phố).
Hàng năm, cứ 3 tháng 1 lần, chúng tui tổ chức họp giao ban giữa nhà trường với các chi đoàn địa phương, đánh giá hoạt động Đội trong thời gian qua, rút kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch trong thời gian tới, kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi bên, biện pháp khắc phục những thiếu sót trong thời gian tới.
Trong xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch Đội, chúng tui còn coi trọng giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức nhân cách cho Đội viên bằng các việc làm cụ thể như: Nhân dip 26/3 tổ chức cho đội viên thăm hỏi tặng quà các gia đình dân quân (tiểu đội dân quân bắn rơi máy bay Mĩ ngày 26/3/1965), đón các cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa (những cựu chiến binh trong đại đội pháo đóng ở núi Nài bắn rơi máy bay Mĩ ngày 26/3/1965). Nhân ngày 22/12, trước Tết nguyên đán, ngày khai giảng, tổ chức tổng vệ sinh, thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ. Nhân ngày 27/7, tổ chức tặng quà cho các con em gia đình thương binh, liệt sĩ. Hàng tháng thường xuyên có các đợt giúp đỡ học sinh cùng kiệt trong mỗi lớp và toàn trường. Nhân ngày 30/4, chúng tui tổ chức cho các em hành hương về quê hương Lý Tự Trọng để thắp hương tưởng nhớ đến anh tại nhà thờ ở Việt Xuyên, Thạch Hà, tìm hiểu kĩ về thân thế, sự nghiệp của anh rồi hành hương về Ngã Ba Đồng Lộc thắp hương tưởng niêm 10 cô gái thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc, tìm hiểu thêm về các chiến công và sự hy sinh quả cảm của 10 cô. Nhân ngày sinh của đồng chí Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng, chúng tui hành hương về Tùng Ảnh thăm bảo tàng và viếng mộ đồng chí . Ngày 19/5 chúng tui về thăm quê Bác viếng mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Người. Cùng ngày hôm đó, chúng tui tổ chức cho các em vào thắp hương và viếng mộ đại thi hào Nguyễn Du ở Tiên Điền, Nghi xuân, Hà Tĩnh.
Ở địa phương trường đóng, chúng tui giáo dục cho các em biết tự hào về truyền thống địa phương, truyền thống nhà trường. Tuy là một xã (phường) cùng kiệt nhưng đã hình thành cách đây 200 năm (năm Minh Mạng thứ 13 (1832)) và đã bao lần đổi tên. Mỗi lần đổi tên đều gắn liền với một sự kiện cách mạng quan trọng của dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc, người dân nơi đây đã đoàn kết, gắn bó xây dựng nên truyền thống văn hoá mang sắc thái riêng, mang đậm cốt cách của người Hà Tĩnh. Đó là truyền thống lao động cần cù, kiên trì, chịu đựng gian khổ, đoàn kết tương thân tương ái, hăng say lao động và giàu trí sáng tạo, hiếu học, tôn sư trọng đạo, sống thuỷ chung có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc cao cả và niềm tự hào của người dân nơi đây như Cụ: Nguyễn Hoành Tư, cụ Nguyễn Công Soan, cụ Nguyễn Công Thái – ngày nay có Cụ Hồ Tôn Trinh – Viện sĩ Viện Hàn lâm và nhiều Giáo sư, Tiến sĩ khác đã đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà trường còn giúp các em có những hiểu biết biết về những tấm gương tận tụy suốt đời cho sự nghiệp giáo dục. Những gương học sinh nhà cùng kiệt học giỏi, thành đạt của Hà Tĩnh và địa phương nơi trường đóng qua việc giới thiệu sách báo, sinh hoạt câu lạc bộ ở các thôn xóm, khối phố.
Đó là một số biện pháp để đẩy mạnh hoạt động Đội thiếu niên ở trong và ngoài nhà trường. Ngoài ra, chúng tui còn phối hợp giáo dục với gia đình bằng các biện pháp sau:
B. Phối hợp giáo dục với gia đình.
Gia đình là tế bào của xã hội. Mỗi gia đình là một môi trường giáo dục tốt, trong sạch, lành mạnh, góp ...