Barnabas

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Nâng cao chất lượng thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội
MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Khái niệm cơ bản 3
1.1.1. Dự án đầu tư và thẩm định tài chính dự án đầu tư 3
1.2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 6
1.2.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 6
1.2.2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 11
1.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 13
1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 28
1.3.1. Quan niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án 28
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI 38
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội 38
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội 38
2.1.2. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội 41
2.1.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội 42
2.2. Thực trạng về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội 49
2.2.1. Công tác tổ chức thẩm định dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội 49
2.2.2. Quy trình thẩm định TCDA tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà nội 51
2.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội. 51
2.2.4. Kết quả thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội 56
2.2.5. Minh họa thực tế thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng khách sạn Đinh Gia 58
2.3. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội 64
2.3.1. Những kết quả đạt được 64
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 66
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI 77
3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội 77
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội 78
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò công tác thẩm định tài chính dự án 78
3.2.2. Nâng cao trình độ và phẩm chất cán bộ thẩm định 79
3.2.3. Cải tiến nội dung và phương pháp thẩm định 81
3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác phân tích và đánh giá khách hàng 87
3.2.5. Nâng cao hệ thống thông tin phục vụ công tác thẩm định tài chính của dự án đầu tư 88
3.2.6. Nâng cấp trang thiết bị công nghệ, công nghệ thông tin phục vụ công tác thẩm định 89
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lương thẩm định tài chính dự án 91
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước, Các Bộ Ban ngành và chính quyền địa phương 92
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 93
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 94
3.3.4. Kiến nghị đối với Chủ đầu tư 94
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để đảm bảo hiệu quả đồng vốn trong hoạt động cho vay dự án của Ngân hàng thương mại, một nhiệm vụ đặt ra cấp thiết cho ngân hàng là phải đảm bảo tốt ngay từ khâu thẩm định tài chính của dự án. Vì vậy, nâng cao công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư luôn được các ngân hàng hết sức quan tâm.
Tuy nhiên đến nay công tác thẩm định tài chính dự án tại các ngân hàng TMCP nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội bộc lộ nhiều điểm hạn chế, chưa phát huy được hết vai trò của nó trong hoạt động Ngân hàng.
Xuất phát từ vài trò và ý nghĩa của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư, và thực tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng thẩm định TCDA, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng trong những năm gần đây và đưa ra một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng công tác này trong hoạt động cho vay của VCB Hà Nội.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm về dự án đầu tư và thẩm định tài chính dự án đầu tư
Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn về việc bỏ vốn xây dựng mới, mở rộng cải tạo, đổi mới kỹ thuật và công nghệ, đó là những tài sản cố định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hay nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định
Thẩm định tài chính dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động nhằm xác định luồng tiền của dự án như tổng mức đầu tư, nguồn tài trợ và tính toán, phân tích các chỉ tiêu trên cơ sở các luồng tiền nhằm đưa ra các đánh giá về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
1.2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
a- Các hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại bao gồm 3 hoạt động cơ bản sau đây: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và đầu tư, hoạt động trung gian.
b- Hoạt động cho vay dự án của Ngân hàng thương mại là NHTM sử dụng một phần vốn chủ sở hữu và phần lớn vốn huy động được từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức… để cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu về vốn vay và thu một khoản lãi nhất định trên số tiền vay trong một khoảng thời gian được xác định trước.
1.3. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
a- Sự cần thiết phải thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay của NHTM
+ Ngân hàng có cơ sở tương đối chính xác để xác định được tính khả thi, hiệu quả của dự án
+ Ngân hàng đoán được những rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện dự án như các yếu tố về sự biến động thị trường, nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất, các yếu tố về môi trường, chính sách quản lý…
+ Ngân hàng có phương án hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất
+ Ngân hàng tạo ra các căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm vốn đầu tư
b- Quy trình thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
Quy trình thẩm định TCDA của một ngân hàng là toàn bộ quá trình từ khi nhận được các tài liệu về dự án, hồ sơ xin vay vốn của chủ đầu tư tới lúc ngân hàng đưa ra quyết định cuối cùng
c- Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
+ Thẩm định tổng vốn đầu tư vào dự án: Ngân hàng sẽ xác định tổng mức vốn cần thiết đầu tư cho toàn bộ dự án từ khâu thiết lập cho đến các khâu triển khai dự án.
+ Thẩm định nguồn vốn tài trợ cho dự án: Thực chất ở đây ngân hàng tiến hành xem xét các nguồn vốn tài trợ cho dự án, cơ cấu của nguồn vốn, khả năng đảm bảo của nguồn vốn (số lượng) và tiến độ bỏ vốn hợp lý để từ đó quyết định mức tài trợ và lịch trình cho vay thích hợp.
+ Thẩm định tính hợp lý của các báo cáo tài chính kế hoạch: Ngân hàng sẽ thẩm định tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của các báo cáo tài chính kế hoạch được trình bày trong luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án. Việc thẩm định sẽ dựa trên cơ sở các chỉ tiêu xây dựng nên các báo cáo tài chính dự trù như dự tính về sản lượng bán, giá bán đơn vị, chi phí biển đổi đơn vị, tổng chi phí cố định, tổng vốn đầu tư cần thiết (bao gồm cả vốn đầu tư vào vốn lưu động ròng)
+ Thẩm định chi phí (toàn bộ hoạt động của dự án), doanh thu (dự kiến), và dòng tiền của dự án:
- Về chi phí: Ngân hàng tiến hành thẩm định các khoản mục chi phí biến đổi, chí phí nhân công trực tiếp, quản lý, lãi vay, khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa duy tu máy móc, nhà xưởng…
- Về doanh thu dự án: Ngân hàng tiến hành thẩm định doanh thu dựa trên cơ sở tổng hợp khối lượng dự kiến đưa vào lưu thông với đơn giá đơn vị của từng loại sản phẩm (sản phẩm chính, sản phẩm phụ), các khoản thu từ phế liệu và dịch vụ cung cấp bên ngoài, mức huy động công suất so với công suất thiết kế và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường (dịch vụ đầu ra và phương án tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp)
- Phương pháp xác định dòng tiền của Ngân hàng như sau:
- 1. Doanh thu thuần; 2. Tổng chi phí sản xuất (không có khấu hao và lãi); 3. Lợi nhuận trước khấu hao và lãi vay (1-2); 4. Khấu hao; 5. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT); 6. Lãi vay; 7. Lợi nhuận trước thuế; 8. Thuế thu nhập; 9. Lợi nhuận sau thuế (7-8)
- Dòng tiền ròng hàng năm của dự án (CF) = Lợi nhuận sau thuế (9) + Khấu hao +Lãi vay.
+ Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TCDA:
Công tác thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả TCDA là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình thẩm định TCDA. Thực chất đây là việc xác định một số chỉ tiêu với các số liệu đã dự tính cho dự án, tiến hành so sánh với các tiêu chuẩn đã được công nhận.
Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án có thể được chia làm ba nhóm:
Nhóm thứ nhất:
- Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của dự án gồm: NPV, IR, B/C, PI…
Nhóm thứ hai:
- Các chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của dự án gồm: PP, Thời gian hoàn vốn vay, hệ số trả nợ…
Nhóm thứ ba:
- Các chỉ tiêu đánh giá độ rủi ro của dự án gồm: Điểm hòa vốn, độ nhạy…
d- Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
+ Quan niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án của NHTM
Mục tiêu thẩm định dự án của ngân hàng là quyết định có cho vay hay không và xác định khối lượng cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, cách giải ngân và thu nợ sao cho thu hồi được cả gốc và chi phí cho vay đồng thời thu được lợi nhuận từ việc cho vay đó.
+ Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định TCDA
Thứ nhất, tính khoa học, chính xác, toàn diện của các kết quả thẩm định TCDA
Thứ hai, thời gian thẩm định
Thứ ba, chất lượng của hoạt động cho vay theo dự án
Thứ tư, sự phù hợp của các dự báo, kết quả thẩm định trong quá trình phân tích so với kết quả thực tế khi dự án đi vào hoạt động
Thứ năm, kết quả thẩm định có chất lượng còn thể hiện ở mức độ cung cấp cho khách hàng những tiện ích về kế hoạch kinh doanh, phương án nguồn vốn…góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án, mang lại lợi ích cho nhà đầu tư và do đó, cho cả ngân hàng
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top