hang_3con_gau
New Member
Download miễn phí Luận văn Nâng cao đời sống kinh tế người có công ở tỉnh Quảng Nam
Thực hiện phương châm, nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, người có công và gia đình đóng góp, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng thành một chương trình hành động cụ thể huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế, các đơn vị trong và ngoài tỉnh, con em Quảng Nam sinh sống trên mọi miền của đất nước, sự đóng góp của tộc họ gia đình và bản thân đối tượng, đến nay đã hỗ trợ cho gần 16 ngàn hộ người có công cải thiện nhà ở (trong đó, xây mới trên 11 ngàn nhà, sưả chữa trên 4 ngàn nhà. Tuy nhiên, do số lượng rất lớn, nguồn kinh phí có hạn và thường xuyên bị ảnh hưởng xấu của thiên tai, tác động của thời gian, cải thiện nhà ở cho người có công cách mạng đã và đang đặt ra nhiều nội dung mới và tổ chức thực hiện chương trình nầy còn tiếp tục trong nhiều năm tới.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-03-13-luan_van_nang_cao_doi_song_kinh_te_nguoi_co_cong_o.DDDm7XxTFd.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-63242/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ng Nam ra đi thành đạt, cống hiến tài năng ở nơi nầy nơi khác trong và ngoài nước thì nhiều nhưng trong số họ quay về để lập nghiệp góp phần phát triển quê hương, góp phần nâng cao đời sống nhân dân còn rất ít.Mặt khác, trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược Quảng Nam luôn là cửa ngõ đầu tiên “đón giặc”, là “phên dậu phía trước” của Tổ quốc nên luôn là vùng chiến tranh ác liệt. Đặc biệt trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ, Quảng Nam đã chịu nhiều hy sinh mất mát về sức người và sức của. Tuy chiến tranh đã đi qua hơn 31 năm song hậu quả để lại của nó hết sức nặng nề: gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng và những người ảnh hưởng bởi chiến tranh chiếm tỷ lệ khá cao (trên 40%, trong đó người có công cách mạng chiếm trên 16%). Thu nhập của người lao động còn thấp, nhất là vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt đối với người có công, nhiều người trong số họ đang gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống cần có sự hỗ trợ giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng và xã hội.
Qua việc phân tích các điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội và con người có thể thấy ở Quảng Nam điều kiện để nâng cao đời sống cho nhân dân nói chung trong đó có người có công cách mạng còn nhiều hạn chế. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp chính quyền trong việc xây dựng các chiến lược, chương trình trung hạn, dài hạn và có những giải pháp khả thi để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống của dân cư trên địa bàn tỉnh, theo kịp đà tăng trưởng chung của cả nước, đảm bảo đời sống người có công cách mạng đạt mục tiêu bằng hay cao hơn mức sống của dân cư cùng địa bàn cư trú trong thời gian năm tới.
2.1.2. Về quy mô, cơ cấu đối tượng người có công
Quảng Nam là mãnh đất “đầu sóng, ngọn gió”, là “phên dậu” phía trước trong công cuộc bảo vệ chủ quyền độc lập của tổ quốc. Đặc biệt trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc trong thời cận đại Quảng Nam (bao gồm Đà Nẵng ngày nay) luôn là nơi diễn ra các cuộc đấu tranh đầu tiên với các thế lực xâm lược thực dân, đế quốc: năm 1858 Pháp xâm lược Việt Nam, đầu tiên nỗ súng vào Đà Nẵng, rồi đến năm 1965, Mỹ trực tiếp xâm lược Việt Nam, đầu tiên nỗ súng vào Núi Thành (nay là huyện Núi Thành, Quảng Nam), suốt các cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của dân tộc mà đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mỹ, Quảng Nam là quê hương “anh dũng đi đầu diệt Mỹ”, là căn cứ của cách mạng (khu uỷ Khu 5); là chiến trường ác liệt, là nơi quy tụ nhiều người con không riêng của tỉnh Quảng Nam, mà theo thống kê còn có gần 50 tỉnh thành đã gửi những người con ưu tú của mình đến công tác và chiến đấu trên mảnh đất kiên cường này và hàng vạn người trong số ấy đã cống hiến sức lực, thân thể và sự sống để Quảng Nam cùng cả nước kháng chiến thành công, để có ngày 30/4/1975 toàn thắng. Tổ Quốc đời đời ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công. Thế hệ hôm nay và mai sau không thể quên sự hy sinh cống hiến của họ.
Phân bổ theo nhóm đối tượng:
Kết thúc các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, tỉnh Quảng Nam được nhà nước tuyên dương là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, danh hiệu “Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ”, với 249 tập thể và cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, trong đó, 17 trên 17 huyện thị, xã anh hùng; 104 xã, anh hùng. Tổng kết cuộc kháng chiến đối tượng có công chiếm hơn 16% dân số (gần 300 ngàn người); đến nay toàn tỉnh có trên 93 ngàn hộ/330 ngàn hộ toàn tỉnh (gần 30% số hộ), cả tỉnh có trên 63 ngàn cán bộ chiến sỹ, nhân dân tham gia hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến hy sinh được công nhận là liệt sỹ với 104 ngàn người là thân nhân liệt sỹ, gần 22 ngàn người bị thương tật được xác nhận là thương binh, hưởng chính sách như thương binh, trên 5 ngàn người là quân nhân, công an nhân dân bị bệnh tật được xác nhận là bệnh binh, gần 3 vạn người tham gia hoạt động cách mạng hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày (hiện có trên 5 ngàn người đã được hưởng chế độ) trên 3 vạn người có công giúp đỡ cách mạng; trên 7 ngàn người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, gần 1000 người là cán bộ Lão thành cách mạng, cán bộ thuộc diện Tiền khởi nghĩa, mới xác nhận hưởng chế độ trên 400 trường hợp (còn trên 500 trường hợp đã từ trần chưa được công nhận; trên 10 vạn người là thân nhân gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Đặc biệt, cả tỉnh, có 6812 Bà mẹ được Đảng và Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chiếm hơn 1/7 tổng số Bà mẹ Việt Nam anh hùng cả nước; hiện còn sống trên 800 mẹ (trong đó trên 1603 mẹ phong tặng và gần 5295 Bà mẹ được truy tặng). Theo số liệu thống kê về đối tượng chính sách có công, tỉnh Quảng Nam là tỉnh có số lượng đối tượng đông nhất nước, cấp huyện thì huyện Điện Bàn có số đối tượng lớn nhất trong trên 660 đơn vị cấp huyện của cả nước, với trên 63.211 người có công (trong đó có hơn 1,4 vạn liệt sỹ, 1493 Bà mẹ Việt Nam anh hùng), xã Điện Nam (huyện Điện Bàn) là xã có đối tượng đông nhất nước với trên 2 ngàn liệt sỹ, trên 2 trăm Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 8 anh hùng lực lượng vũ trang.
Phân bố theo địa bàn:
Với lượng đối tượng đông nhất so với các tỉnh thành trong cả nước và trong tất cả các huyện thị trên địa bàn tỉnh đều có đối tượng người có công, tuy nhiên với quy mô và tính chất từng đối tượng có những đặc điểm không đồng đều về đời sống tinh thần và đời sống vật chất. Tỉnh Quảng Nam có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã với 233 đơn vị hành chính cấp xã và tương đương; trong đó có 7 đơn vị miền núi (với 2 huyện miền núi cao). Toàn tỉnh có 13 xã biên giới, giáp với nước Cộng hoà nhân dân Lào. Theo thống kê, tổng số đối tượng người có công của 10 huyện thị trung du, đồng bằng chiếm hơn 90%, huyện nhiều nhất có tỷ lệ lớn nhất là huyện Điện Bàn, chiếm hơn 20% tổng số đối tượng có công toàn tỉnh toàn tỉnh. Huyện Núi Thành là một trong những nơi có tổ chức cách mạng ra đời sớm nên đội ngũ cán bộ lão thành nhiều hơn so với các huyện thị khác (chiếm gần 45% tổng số) trong khi đó 7 huyện miền núi chiếm hơn 8%, có huyện thị toàn huyện chỉ có 1 ngàn đối tượng (khoảng 3%). Đại bộ phận người có công sống ở nông thôn (chiếm 70%) và làm nghề nông là chủ yếu, thu nhập thấp, đời sống kinh tế khó khăn. Sự phân bổ không đồng đều trên tưởng là hợp lý, song xét dưới góc độ kinh tế có nhiều điều rất đáng quan tâm, nhất là đối với đối tượng ở miền núi cao, vùng căn cứ cách mạng trước đây, tuy số lượng ít hơn nhưng đời sống của họ thật sự khó khăn. Theo kết quả khảo sát thực trạng đời sống hàng năm ở khu vực miền núi, xã biên giới sự chuyển biến theo h...