bedthnglam

New Member

Download miễn phí Đề tài Nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông thông qua kênh hình





Mục lục
Trang
Đặt vấn đề 1
1. Thực tế dạy học lịch sử hiện nay ở trường phổ thông 1
2. Kênh hình trong dạy học lịch sử 4
2.1. Khái niệm kênh hình trong dạy học lịch sử 4
2.2. Vai trò của việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử 4
2.2.1. Vai trò của thị giác trong việc tiếp nhận thông tin 5
2.2.2. Một số phương tiện, công cụ dạy học qua kênh hình phổ biến hiện nay 8
3. Sử dụng kênh hình hiệu quả trong dạy học lịch sử 8
3.1. Sử dụng kênh hình trong khi nghe giảng trên lớp, tiếp thu kiến thức mới 9
3.2. Sử dụng kênh hình trong luyện tập, củng cố kiến thức 10
3.3. Sử dụng kênh hình trong kiểm tra đánh giá kết qua học tập 11
3.4. Sử dụng kênh hình trong việc rèn kỹ năng thực hành cho học sinh 12
4. Kết luận và khuyến nghị 14
Phụ lục 17
Tài liệu tham khảo 19
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ể có trách nhiệm với hiện tại và mai sau. Do vậy, lịch sử của nhân loại nói chung và của mỗi đất nước nói riêng không thể thiếu được trong quá trình hoàn thiện nhân cách của con người. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiÕn, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhưng không phải muốn dựng lại lịch sử, hiểu được lịch sử làm được ngay. Lịch sử là quá khứ đã qua, không bao giờ tái diễn hay lặp lại nguyên vẹn. Chúng ta có thể thấy các nhà khoa học tự nhiên ( toán, lý, hoá) lặp đi lặp lại hàng trăm lần một thí nghiệm nhưng lịch sử chỉ là một, duy nhất là một. Người ta chỉ phần nào căn cứ trên những tư liệu lịch sử để xây dựng, hình thành những biểu tượng lịch sử.
Biểu tượng lịch sử là hình ảnh chân thực về hiện thực quá khứ khách quan được phản ánh trong cơ quan nhận thức của học sinh với những nét khái quát nhất, điển hình nhất. Như vậy nội dung của sự kiện lịch sử được học sinh nhận thức thông qua việc tạo nên hình ảnh về quá khứ bằng những hoạt động của giác quan: thị giác tạo nên hình ảnh trực quan, thính giác đem lại những hình ảnh về quá khứ thông qua lời giảng của giáo viên.
Từ lý do ấy, theo quan điểm chúng tôi, trong dạy học lịch sử nếu giáo viên không sử dụng kênh hình, thiếu hình ảnh biểu tượng trong trình bày kiến thức thì học sinh khó có thể hình dung sự kiện lịch sử của quá khứ. Vai trò của kênh chữ không thể thay thế hoàn toàn kênh hình được. Kênh hình trong dạy học lịch sử sẽ cụ thể hoá những kiến thức, nội dung của kênh chữ. Nó làm phong phú, sinh động, sâu sắc nội dung kiến thức chứa đựng trong kênh chữ.
Có sự tham gia của kênh hình qua những biểu tượng lịch sử sẽ giúp cho tần suất quá trình giao lưu, tương tác sư phạm giữa giáo viên và học sinh tăng lên rất nhiều. Các em sẽ hào hứng, chủ động tham gia vào bài học qua sự hướng dẫn, khuyến khích có trọng điểm của giáo viên. Hiệu quả của chất lượng dạy - học tất yếu sẽ tỷ lệ thuận với chiều hướng tích cực ấy.
Mặt khác, có thể nhận thấy hiện nay phần lớn học sinh phổ thông học tập một cách thụ động, có tâm lý đối phó, coi nhẹ một số môn không nằm trong chương trình thi tốt nghiệp, đặc biệt là môn lịch sử! Chính những yếu tố này cũng đã tác động không nhỏ đến các dạy và học lịch sử hiện nay.
Theo số liệu của thầy Trần Văn Lưu (Giáo viên trung học Sư phạm Thanh Hóa) : “Qua điều tra khảo sát ở 18 trường thuộc các vùng miền xuôi gọi là có điều kiện và cơ sở vật chất, trong đó có nhiều trường điểm cấp huyện và tỉnh, chúng tui hết sức ngạc nhiên về sự trống vắng của trang thiết bị dạy học, ngay cả bản đồ hay tranh lịch sử cũng không có. Vậy là thầy trò chỉ đánh vật quanh cuốn SGK vốn đã sơ lược lại viết chưa mấy hấp dẫn…”( Báo Hà Nội xưa và nay, số 248/ 2005, bài "Những ý kiến chân thành và có trách nhiệm về việc dạy học lịch sử hiện nay", trang 18).
Theo số liệu của thạc sỹ Trần Văn Cường (Giáo viên trường CĐSP Hưng Yên) đã tiến hàng điều tra cơ bản 53 giáo viên ở 27 trường phổ thông trung học thuộc các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Nam.,các thành phố : Hà Nội, Đà Nẵng và học sinh của 4 trường phổ thông trung học ở Hà Nội, Hưng Yên, Đà Nẵng.Kêt quả cho thấy : " 86% giáo viên vẫn tiến hành những phương pháp dạy học truyền thống (Giáo viên giảng giải, học sinh ghi chép ); 81.13% giáo viên thường sử dụng cách "thông báo" sự kiện khi giảng dạy ; 67,7% học sinh được hỏi không hứng thu với việc học tập lịch sử." ( Báo nghiên cứu giáo dục số 6/1999, trang 21)
Thực tế ngay trong môi trường Đại học chúng tui đang học, việc sử dung kênh hình trong dạy học lịch sử cũng không được dặc biệt chú trọng. Nhiều giờ học lịch sử chúng tui đã phải học " chay" : không bản đồ, không hiện vật lịch sử, không sa bàn...làm cho chúng tui thực sự khó khăn trong việc tiếp nhận và hiểu một cách sâu sắc nhất những kiến thức lịch sử đó.
Là một sinh viên Sư phạm, thấu hiểu được vai trò của việc vận dụng Kênh hình trong dạy học lịch sử có tác dộng đến nhận thức kịch sử như thế nào, chúng tui mạnh dạn nghiên cứu đề tài : "Nâng cao hiệu quả DHLS ở trường phổ thông thông qua kênh hình (§DTQ).
2. Kênh hình trong dạy học lịch sử
2.1. Khái niệm kênh hình trong dạy học lịch sử (DHLS )
Nhiều tác giả ®ã nghiên cứu và đưa ra khái niệm Kênh hình trong DHLS ở nhiều góc độ khác nhau. Nhưng theo quan điểm của chúng tui thì khái niệm về Kênh hình được hiểu như sau :
Kênh hình (§DTQ) trong dạy học lịch sử chính là các đồ dùng trực quan: tạo hình, qui ước, những số liệu, dữ liệu, dữ kiện, …có tác dụng tạo hiệu quả giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất.
VD : Bản đồ, tranh ảnh, di vật khảo cổ, sa bàn…
2.2. Vai trò của việc sử dụng kênh hình trong DHLS
Tạo biểu tượng là điều kiện để biết lịch sử trên cơ sở khôi phục đúng quá khứ như nó tồn tại và là cơ sở quan trọng để hình thành khái niệm. Việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh lại gặp không ít khó khăn phức tạp, do các em không thể trực quan quan sát sinh động được sự kiện đã xẩy ra, mà luôn nhìn thấy những gì dang xẩy ra trong thực tế, nên dễ rơi vào sai lầm của việc “Hiện đại hóa lịch sử”, tức là đem hình ảnh, hiểu biết của người đời nay gán cho sự kiện, nhân vật lịch sử.
Hiện đại hóa lịch sử là một khía cạnh của xuyên tạc lịch sử. Việc khắc phục sai lầm về hiện đại hóa lịch sử của học sinh đòi hỏi phải cung cấp tài liệu-sự kiện chính xác, vừa sức tiếp thu, có hình ảnh cụ thể. Có nhiều phương tiện, cách tạo biểu tượng cho học sinh, trong đó §DTQ có vị trí đặc biệt .
Như vậy, kênh hình trong dạy học lịch sử có nhiệm vụ chủ yếu là cụ thể hóa những kiến thức, nội dung của kênh chữ. Nó làm phong phú sinh động, sâu sắc thêm nội dung kiến thức chứa đựng trong kênh chữ. Đồng thời trong quá trình dạy học, phương tiện trực quan là một trong nguồn cung cấp kiến thức quan trọng và có tác dụng tạo nên hình ảnh giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng và bền vững.
2.2.1. Vai trò của thị giác trong việc tiếp nhận thông tin
Đối với mỗi con người, các giác quan: Thị giác-mắt, thính giác-tai, khứu giác-mũi, vị giác-lưỡi, xúc giác-da có một vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì các giác quan là một trong ba thành phần cấu trúc của bộ máy nhận biết của con người (các giác quan, nơron thần kinh, não)tiếp nhận thông tin (tri thức) từ bên ngoài chủ yếu được thông qua chúng và đưa về não theo cơ chế hoạt động gồm 4 giai đoạn:
Các giác quan tiếp nhận kích thích thông tin
Nơron và các tua nhánh chuyển thành xung thần kinh
Xung thần kinh qua vùng Limbic
Kết cấu lại thông tin và nẩy sinh kiến thức mới trong não người
VD: Khi giáo viên cho học sinh quan sát một di vật khảo cổ (Rìu đá), tức là giáo viên đã kích thích vào vùng giác quan của học sinh(đặc biệt là thị giác và xúc giác) gây sự chú ý của chúng. Các giác quan tiếp nhận kích thích qua dây thần kinh, hình thành các xung thần kinh theo đường dẫn truy
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nâng cao hiệu quả quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước vườn quốc gia xuân thủy Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
R Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại vận tải Thuý Anh Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và vận tải hưng phát Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Luận văn Sư phạm 0
R Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV Luận văn Sư phạm 0
R nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Luận văn Sư phạm 0
R Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy toán cho học sinh lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
R Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Hồng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top