happy200576

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cưú của đề tài:
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề có tính chiến
lược đối với mọi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, vì đó là cơ
sở quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Kinh doanh đạt
hiệu quả cao cho phép doanh nghiệp thực hiện tốt quá trình tái sản xuất ở mức
độ ngày càng cao hơn. Đồng thời tạo ra nguồn thu để đóng góp cho ngân sách
Nhà nước. Vì thế nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn giữ vị trí quan
trọng trong quá trình cấu trúc lại nền Kinh tế quốc dân.
Các doanh nghiệp dệt may thuộc ngành kinh tế kỹ thuật sản xuất hàng
tiêu dùng giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Trong cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của
nước ta trong những năm gần đây, các sản phẩm may mặc luôn chiếm một tỷ
trọng đáng kể. Năm 2010 tiếp tục được xem là một năm thành công của
ngành dệt may khi kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt 11,2 tỷ USD, tăng
23,2% so với năm 2009. Không chỉ đứng đầu về xuất khẩu trong nước, dệt
may Việt Nam còn vươn lên vị trí thứ 5 trong các nước xuất khẩu hàng dệt
may trên toàn thế giới. Với bước tiến lớn như vậy, ngành dệt may Việt Nam
tiếp tục đặt ra những kỳ vọng phát triển mới trong năm 2011.
Những biến động trên thị trường thế giới trong thời gian qua đã tác
động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của hàng dệt may xuất khẩu. Là một
trong những doanh nghiệp có truyền thống sản xuất hàng may mặc phục vụ
nhu cầu trong nước - quốc phòng và xuất khẩu có uy tín đó là Công ty cổ
phần X20. Càng làm cho việc nghiên cứu về hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại
công ty X20 trở nên cấp thiết hơn.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Khái quát những thành công và hạn chế
trong công tác thực hiện nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty cổ phần
1
X20. Nhằm phân tích thực trạng và xu hướng của hàng dệt may của công ty,
đánh giá những thuận lợi và khó khăn mà công ty đang gặp phải. Trên cơ sở
lý luận và thực tiễn đề tài đề xuất một số chính sách giải pháp, kiến nghị cho

công ty trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Để đạt được những mục tiêu trên,
luận văn sẽ tập trung nghiên cứu lý luận và thực tế về hoạt động gia công xuất
khẩu hàng may mặc ở công ty 20. Và những biến động ảnh hưởng đến thị
trường dệt may của công ty những năm qua, kết hợp với phân tích năng lực
sản xuất và gia công xuất khẩu của một số sản phẩm dệt may của công ty.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu theo nghiên cứu
tại văn phòng công ty và khảo sát thực tế ở các xí nghiệp chủ lực của công ty.
Việc nghiên cứu tại văn phòng , qua các tài liệu , sách báo tạp chí, các trang
web hỗ trợ. Thời gian nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2010
Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn kết hợp
với những kiến thức, kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình nghiên cứu,
em chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu hàng dệt may tại
công ty cổ phần X20” cho luận văn của mình.
4. Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 : Một số lý luận chung về hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu
quả kinh tế trong hoạt động gia công xuất khẩu hàng dệt may
Chương 2: Thực trạng hiệu quả gia công xuất khẩu hàng dệt may tại
công ty cổ phần X20 trong thời gian qua
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công
xuất khẩu tại Công ty cổ phần X20
2
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG
XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một vấn đề nghiên cứu thu hút sự quan tâm của rất
nhiều quốc gia cũng như của các nhà kinh tế học trên thế giới. Với mỗi giai

đoạn lịch sử phát triển cũng như của các nhà kinh tế học trên thế giới. Với
mỗi giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau của xã hội cùng những đặc thù
riêng của từng quốc gia, đã hình thành nên nhiều quan điểm khác nhau về
hiệu quả. Chúng ta có thể tổng hợp và phân thành một số quan điểm cơ bản
sau:
Quan điểm thứ nhất, coi hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động
kinh tế hay tốc độ tăng của các chỉ tiêu kết quả đó. Quan điểm này tồn tại
trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tiêu biểu là quan điểm của Viện
nghiên cứu khoa học thuộc Uỷ ban kế hoạch Nhà nước Liên Xô (cũ), đã xem
hiệu quả kinh tế là tốc độ tăng của thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã
hội. Với quan điểm này, nếu đạt được kết quả như nhau thì hiệu quả như nhau
ở bất kỳ mức chi phí nào. Quan điểm này cũng không lý giải được trường hợp
tốc độ tăng của các chỉ tiêu kết cao,nhưng tốc độ tăng của kết quả thì hiệu quả
sẽ như thế nào.
Quan điểm thứ hai, cho rằng hiệu quả là mức độ thoả mãn yêu cầu của
quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng với tính
cách là chỉ tiêu thay mặt cho mức sống của mọi người trong các doanh nghiệp
là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. Quan điểm này có ưu điểm bám sát
mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là không khgừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Song khó khăn ở đây là phương tiện
3
đo lường thể hiện tư tưởng định hướng đó. Đời sống nói chung và mức sống
của nhân dân nói riêng rất phong phú đa dạng, nhiều hình nhiều vẻ và để phản
ánh trong các chỉ tiêu mức độ thoả mãn nhu cầu hay mức độ nâng cao đời
sống là điều kiện khó khăn. Quỹ tiêu dùng là một bộ phận của thu nhập quốc
dân, bộ phân thu nhập quốc dân còn lại là quỹ tích luỹ. Chọn quỹ tiêu dùng để
phản ánh hiệu quả làm chưa thấy đầy đủ vai trò của quỹ tích luỹ là nhằm phát
triển sản xuất, để có quỹ tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai. Không thể đưa
quỹ tiêu dùng lên tối đa mà lại không tân theo một tỷ lệ thích hợp giữa tích
luỹ và tiêu dùng, phải kết hợp một cách tốt nhất lợi ích trước mắt và lợi ích

lâu dài.
Quan điểm thứ ba, theo P.Samuelson và W.Nordhuas cho rằng: Hiệu
quả nghĩa là không lãng phí. Nền kinh tế gọi là có hiệu quả nằm trên đường
giới hạn khả năng sản xuất. Giới hạn khả năng sản xuất được đặc trưng bằng
chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân tiềm năng, tức là tổng sản phẩm quốc dân
cao nhất có thể đạt được trong một tình hình dân số, công nghệ nhất định.
Đây chính là mức sản lượng toàn dụng nhân công, là mức sản lượng mà ở đó
nền kinh tế có thể sản xuất khi huy động một lực lượng lao động tối đa nào
đó, toàn dụng ở đây không có nghĩa là tận dụng toàn bộ lao động vào sản xuất
mà còn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Chỉ tiêu hiệu quả là tỷ lệ giữa tổng sản
phẩm quốc dân thực tế và tổng sản phẩm quốc dân tiềm năng, chệnh lệch giữa
sản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế là phần sản lượng tiềm năng mà xã
hội lãng phí. Ở nước ta hiện nay chưa cho phép vận dụng quan điểm này bởi
việc tính tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là vấn đề khó khăn.
Quan điểm thư tư, cho rằng hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh,
biểu hiện mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức
tăng khối lượng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một
thời kỳ, góp phần tăng thêm lợi ích xã hội của nền kinh tế quốc dân. Quan
4
điểm này đã phân biệt rõ giữa kết quả và hiệu quả, gắn kết quả với chi phí,
xem hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng chi phí. Tuy nhiên, tại một
phạm vi không gian, thời gian cụ thể mỗi đối tượng chỉ có một kết quả và chi
phí tương ứng thì không thể xác định mức tiết kiệm.
Để có quan niệm đúng về hiệu quả kinh doanh trước hết chúng ta cần
phân biệt rõ hai phạm trù kết quả và hiệu quả. Hai phạm trù này có mối quan
hệ mật thiết, làm tiền để cho nhau và giữa chúng có sự khác biệt rõ ràng. Kết
quả là một phạm trù chỉ phản ánh đơn thuần về mặt lượng của thành tựu đạt
được qua sự nỗ lực của chủ thể kinh doanh với một nguồn lực nhất định. Tuy
nhiên trong thực tiễn, xã hội không chỉ quan tâm đến kết quả mà vấn đề quan
trọng hơn cả là kết quả đó đựo tạo ra ở mức độ nào, với chi phí nào và lượng

thời gian như thế nào. Điều này phản ánh chất lượng của hoạt động tạo ra kết
quả phản ánh mặt chất của nền sản xuất xã hội , nó thể hiện trình độ của nền
kinh tế. Đối với một doanh nghiệp, kết quả là tiền đề để xác định hiệu quả và
bộ phận chính cấu thành hiệu quả của doanh nghiệp chính là kết quả. Doanh
nghiệp được coi là là kinh doanh có hiệu quả thì trước hết doanh nghiệp đó
phải đạt được một kết quả trong kinh doanh, tức là một kết quả lớn nhất với
những khả năng về nhân tài, vật lực mà doanh nghiệp hiện có. Phạm trù hiệu
quả mang một ý nghĩa xã hội lớn cho nên nó được quan tâm nhiêu hơn so với
kết quả đơn thuần. Hơn nữa khi nói đến tính hiệu quả thì đã ngầm chứa một
kết quả tốt trong đó.
Như vậy, qua những phân tích trên có thể hiểu khái niệm hiệu quả xét
từ phía các doanh nghiệp như sau: Hiệu quả là một phạm trù kinh doanh biểu
hiện sự tập trung của phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai
thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình kinh doanh nhằm thực hiện
mục tiêu kinh doanh trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp . Bản chất của
hiệu quả là tiết kiệm thời gian lao động xã hội, tiết kiệm hao phí lao động
5
sống và lao động quá khứ nhưng đạt mức cao nhất về kết quả hữu ích mà xã
hội thừa nhận.
Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù khách quan, phản ánh trình
độ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ
kinh tế xã hội đặt ra trong từng thời kỳ với chi phí nhỏ nhất. Hiệu quả kinh tế
cũng là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp. Hiệu
quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ sử dụng nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu
và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định
1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
Từ khái niệm về hiệu quả trên, có thể hình thành công thức biểu diễn
khái quát phạm trù hiệu quả như sau: H = K/C (1)
Với H là hiệu quả kinh tế, K là kết quả thu được từ kinh tế và C là chi

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại vận tải Thuý Anh Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và vận tải hưng phát Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Luận văn Sư phạm 0
R Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV Luận văn Sư phạm 0
R nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Luận văn Sư phạm 0
R Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy toán cho học sinh lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
R Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Hồng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top