congchualove_hoangtu55
New Member
Download miễn phí Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
Mục lục
Nội dung Trang số
Lời nói đầu
Chương I
Lý thuyết về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế
I/ Khái niệm và chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh 3
1. Khái niệm năng lực cạnh tranh 3
2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 4
II/ Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp 7
1. Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 7
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh 9
III/ Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành giấy 16
1. Do ngành giấy là một ngành có vai trò quan trọng trong
nền kinh tế nước ta 16
2. Phát triển ngành giấy là một yêu cầu đặt ra nhằm phát huy
nguồn lực của đất nước, thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng
nhu cầu trong nước 18
3. Muốn phát triển ngành giấy thì phải nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành trong bối cảnh hội nhập kinh tế 20
Chương II
Thực trạng của ngành giấy Việt Nam trước
thềm hội nhập kinh tế quốc tế
I/ Tình hình hoạt động của ngành giấy Việt Nam 22
1. Những thuận lợi 24
2. Khó khăn đối với ngành giấy 26
3. Thực trạng của ngành giấy Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 29
III/ Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy
Việt Nam trong điều kiện hội nhập 36
1. Những thách thức và cơ hội đối với ngành giấy Việt Nam
trong quỏ trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 37
2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam 45
Chương III
Một số biện pháp để nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành giấy Việt Nam
I/ Mục tiêu định hướng phát triển ngành giấy Việt Nam
đến năm 2010 52
1. Quan điểm 52
2. Mục tiêu của ngành giấy đến năm 2010 54
II/ Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy
A/ Về phía các doanh nghiệp 56
1. Xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp 56
2. Xây dựng nhận thức đúng đắn về hội nhập 57
3. Áp dụng biện pháp giảm chi phí, nâng cao chất lượng 59
4. Phát huy nhân tố con người 61
5. Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp ngành giấy 64
6. Đầu tư hợp lý cho công nghệ 66
B/ Về phía Nhà nước 68
1. Xây dựng chiến lược qui hoạch phát triển ngành giấy hợp lý 68
2. Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành giấy 70
3. Sắp xếp lại các doanh nghiệp quốc doanh nhằm tăng cường
năng lực cạnh tranh cho toàn ngành 72
4. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành giấy,
thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ 73
Kết luận
Tài liệu tham khảo
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-08-khoa_luan_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_nang_luc.KDJRmt9YjS.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-44373/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
g rẻ, quản lý vật tư, nguyên liệu chặt chẽ. Hoạt động đầu tư của họ có tính nhạy bén trong việc đoán trước nhu cầu của thị trường, chuẩn xác trong việc chọn thời điểm, đa dạng trong đầu tư, phối hợp nhịp nhàng giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Họ mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực mà họ đánh giá là có triển vọng, nhiều dây chuyền sản xuất giấy duplex, giấy kraft, giấy viết đã ra đời như thế. Quy mô đầu tư mới điển hình của khu vực ngoài quốc doanh là 12.000 tấn/năm (thay vì 700 – 1500 tấn/năm như trước đây). Đã và đang xuất hiện một số công ty lớn sản xuất giấy ở khu vực ngoài quốc doanh có quy mô trên dưới 30.000 tấn/năm, đứng hàng thứ 3,4,5 trong các cơ sở sản xuất lớn của ngành, sản lượng tăng đều qua từng năm như Vạn Phát, An Bình, Hapaco, công ty giấy Sài Gòn….Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng còn gặp rất nhiều khó khăn về huy động vốn và cơ chế hoạt động, qui mô, nên rất cần có sự trợ giúp, hỗ trợ kịp thời của Nhà nước.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Từ năm 1991, cùng với sự phát triển của đầu tư nước ngoài, thì trong ngành giấy cũng ra đời những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút hơn 3.000 lao động và chiếm 2% sản lượng toàn ngành, trong đó lớn nhất là nhà máy giấy Newtoyo. Hiện tại, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất giấy tissue, các tông, và một số loại giấy chuyên dụng… Nhưng trong tương lai, khi nhu cầu về giấy của nước ta tăng mạnh thì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có thể tăng lượng đầu tư vào ngành giấy của nước ta với cơ cấu mặt hàng đa dạng hơn, và xây dựng thêm nhiều nhà máy khác.
3.2 Thực trạng về năng lực sản xuất
Trong những năm gần đây, công suất của ngành giấy Việt Nam liên tục được cải thiện, nâng cấp. Hiện nay, tổng công suất của toàn ngành đạt 658 .000 tấn giấy và 200.000 tấn bột giấy. Do máy móc, thiết bị, công nghệ còn lạc hậu, và sự cạnh tranh khốc liệt của hàng ngoại nhập, nên nhìn chung ngành cũng chỉ khai thác được khoảng 80- 90% công suất. Tuy nhiên, sản lượng của ngành cũng liên tục tăng, năm sau nhiều hơn năm trước. Năm 1999, sản lượng của toàn ngành là 292.200 tấn, thì đến năm 2002, ngành giấy đã đạt mức sản lượng 538.231 tấn, gấp 1,84 lần năm 1999, hoàn thành toàn diện và vượt mức mục tiêu năm 2005 mà Đảng và Nhà Nước đã giao cho ngành (vượt 8% so với chỉ tiêu 500.000 tấn).
Năm
Sản lượng toàn
Ngành
Trong đó
So sánh
Tcty giấy VN
Các DN khác
1
2
3
2/1
Tấn
%
Tấn
%
Tấn
%
%
1999
292.200
100
168.924
100
123.276
100
58
2000
350.103
119
173.965
103
176.035
143
50
2001
420.107
120
187.000
107
243.000
132
45
2002
538.231
128
192.665
103
345.463
148
36
( Nguồn hiệp hội giấy Việt Nam)
Năng lực sản xuất của tổng công ty giấy Việt Nam đến thời điểm năm 2003 là 233.000 tấn, và 126.000 tấn bột giấy. Nhưng xem bảng trên, ta thấy sản lượng của ngành vẫn chưa đạt được mức 200.000 tấn. Trong năm 2003, dù dây chuyền sản xuất giấy của nhà máy Vạn Điểm và dây chuyền sản xuất duplex của nhà máy Việt Trì đã đi vào hoạt động, nhưng tổng công ty cũng chỉ dự định sản xuất 194.800 tấn do nhà máy Bãi Bằng phải ngừng sản xuất để nâng cấp. Sản phẩm chủ yếu vẫn là giấy in và giấy viết.
Nhìn bảng trên, ta cũng thấy năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ngoài tổng công ty tăng liên tục cả về chỉ tiêu tương đối lẫn tuyệt đối. Năm 1999, sản lượng của các doanh nghiệp này mới chỉ chiếm 42 % sản lượng toàn ngành. Đến năm 2002 các doanh nghiệp này đã sản xuất được 345.463 tấn, chiếm 64%, gần gấp đôi sản lượng của tổng công ty giấy Việt Nam. Điều này thể hiện rõ sự tăng trưởng nhảy vọt của các doanh nghiệp này, đặc biệt là của các công ty cổ phần, còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì vẫn mới chỉ chiếm một phần khiêm tốn là 2% tổng sản lượng toàn ngành.
3.3 Thực trạng về cơ cấu sản phẩm
Cơ cấu sản phẩm ngành giấy trong những năm gần đây đã có sự biến đổi và chuyển dịch cùng với sự thay đổi của cơ chế thị trường, mở rộng thương mại.
Mặt hàng
Sản xuất
năm 2001
Sản xuất
năm 2002
Giấy in báo
35.000
34.335
Giấy in và giấy viết
130.052
135.120
Giấy làm bao bì, các tông
137.727
233.318
Giấy vệ sinh, tissue
17.843
24.000
Giấy tráng
0
0
Giấy vàng mã xuất khẩu
74.278
80.000
Giấy vàng mã dùng trong nước
15.000
18.000
(Nguồn báo công nghiệp giấy tháng 6/2003)
Trong những năm trước đây, mặt hàng chủ yếu của ngành giấy Việt Nam là giấy in, giấy viết, giấy in báo, thì hiện nay, giấy làm bao bì, các tông đã có sự gia tăng mạnh, năm 2002 tăng 1,7 lần so với năm 2001, vươn lên là lĩnh vực có sản lượng lớn nhất trong cơ cấu mặt hàng của ngành, trong tương lai, đây vẫn sẽ là một mặt hàng nhiều tiềm năng. Giấy in, giấy viết, giấy báo vẫn là một trong những mặt hàng chính của ngành nhưng do sự cạnh tranh mạnh của giấy nước ngoài, nên sản lượng chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, cơ cấu mặt hàng vẫn còn chưa đa dạng, phong phú, những mặt hàng cao cấp trong nước vẫn chưa sản xuất được. Ví như mặt hàng giấy tráng, hiện tại, nước ta chưa sản xuất được, chỉ sau vài năm nữa khi các dự án giấy tráng của các công ty Bình An, Vạn Phát… đi vào hoạt động, thì sản xuất mới có thể đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước.
3.4 Thực trạng cơ cấu lao động
Ngành giấy thu hút khoảng 50.000 lao động trực tiếp tham gia sản xuất trong ngành. Trong đó, có 13.800 lao động làm việc trong tổng công ty giấy, còn lại làm việc trong các doanh nghiệp ngoài tổng công ty. Lao động của tổng công ty giấy được đào tạo ở trường công nhân kỹ thuật ngành giấy, còn các kỹ sư được đào tạo ở một số trường đại học như nông lâm, bách khoa, khoa học tự nhiên. Còn ở các doanh nghiệp ngoài tổng công ty thì hình thức đào tạo chủ yếu cho lao động là tự đào tạo. Trong những năm tới, khi ngành giấy phát triển mạnh, nhu cầu đối với các kỹ sư , đặc biệt lao động có tay nghề cao sẽ rất lớn, nhưng khó được đáp ứng đủ, do ngành mới có ít trường đào tạo nghề làm giấy. Theo báo cáo của tổng công ty giấy VN, nhu cầu đào tạo cán bộ kỹ thuật trong ngành và một số ngành liên quan rất lớn, nhu cầu đến năm 2005 là 1.500, 2010 là 2.500 và 2020 là 4.000 cán bộ. Để đáp ứng nhu cầu này rất cần có sự quan tâm đầu tư thích đáng của Nhà nước.
3.5 Thực trạng về nguồn nguyên liệu
Trong những năm gần đây, ngành giấy đã dần chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất giấy của mình. Các doanh nghiệp đã có thể sản xuất giấy từ bột giấy trong nước, giấy phế liệu trong nước, gỗ nguyên liệu… Nhưng tình hình nguyên liệu để sản xuất giấy vẫn còn một số vấn đề đáng lưu ý, cần giải quyết:
- Về bột giấy: do năng lực sản xuất giấy và bột giấy của ngành không tương xứng, nên dù có nhiều cố gắng, nhưng mỗi năm toàn ngành vẫn phải nhập khẩu từ 60.000 – 80.000 tấn bột giấy để về gia công, sản xuất.
- Về gỗ nguyên liệu: nguồn nguyên liệu cây lá rộng được cung cấp khá ổn định (thời điểm hiện nay "cung" và "cầu" đã gần tương đương). Trồng rừng nguyên li...